Đánh giá chung về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 102 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng về kết quả việc xây dựng nông thôn mới

4.2.8. Đánh giá chung về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các địa phƣơng khác cho thấy: Dù đây là các địa phƣơng có nền kinh tế địa phƣơng phát triển hay các địa phƣơng có nền kinh tế khó khăn thì họ đều tƣơng đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy đƣợc nhiều king nghiệm phong phú. Các cách làm này chủ yếu bao gồm: kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại; cố gắng nâng cao thu nhập cho nông dân; nâng cao trình độ tổ chức cho ngƣời nông dân; thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, bồi dƣỡng nông dân theo mô hình mới.

Bất luận tiến trình độ thi hóa và công nghiệp hóa đƣợc thúc đẩy thế nào, các địa phƣơng có đa phần dân số làm nghề nông cũng buộc phải chấp nhận một thực tế: Vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số dân tiếp tục dựa vào nông nghiệp để mƣu sinh vẫn là số lớn. Bởi vậy, xây dựng nông thôn mới không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn, mà là một quá trình lâu dài…

Đối với nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc đã chủ trƣơng đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hƣớng hiện đại, đảm bảo phát triển cả về kinh tế và đời sống xã hội. Đi theo đƣờng lối của Đảng, từng địa phƣơng trong cả nƣớc tiến hành phát triển kinh tế mà trƣớc hết là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, khu, xã có cuộc sông no đủ, văn minh, môi trƣờng lành mạnh.

Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới phải là một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của mỗi ngƣời dân, mỗi cộng đồng dân cƣ, của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nƣớc và chính quyền các cấp. Vì vậy, để xây dựng mô hình thành công cần có sự cộng đồng trách nhiệm của chính quyền các cấp với đoàn thể địa phƣơng và sự hợp tác, ý thức, nỗ lực của chính những ngƣời dân vốn quen với cách sống sau lũy tre làng.

4.2.8. Đánh giá chung về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình

Thƣ đã có 29 xã hoàn thành tiêu chí quy hoạch, thủy lợi, điện, bƣu điện, nhà ở dân cƣ, thu nhập, cơ cấu lao động, hình thức sản xuất, giáo dục và an ninh quốc phòng (tỷ lệ 100%), 17 xã hoàn thành tiêu chí giao thông, cơ sở vật chất văn hóa và môi trƣờng (tỷ lệ 58,6%), 20 xã hoàn thành tiêu chí trƣờng học (tỷ lệ 69,0%), 24 xã hoàn thành tiêu chí chợ, tỷ lệ hộ nghèo (tỷ lệ 100 %), 25 xã hoàn thành tiêu chí y tế (tỷ lệ 86,2 %), 18 xã hoàn thành tiêu chí văn hóa (tỷ lệ 62,1 %), 27 xã hoàn thành tiêu chí hệ thống chính trị (tỷ lệ 93,1 %).

Bảng 4.32. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện

(Tính đến tháng 12 năm 2015)

Nội dung Số xã đã hoàn thành Tỷ lệ (%)

Quy hoạch 29 100,0

Giao thông 17 58,6

Thủy lợi 29 100,0

Điện 29 100,0

Trƣờng học 20 69,0

Cơ sở vật chất văn hóa 17 58,6

Chợ 24 100 Bƣu điện 29 100,0 Nhà ở dân cƣ 29 100,0 Thu nhập 29 100,0 Hộ nghèo 24 82,8 Cơ cấu LĐ 29 100,0 Hình thức SX 29 100,0 Giáo dục 29 100,0 Y tế 25 86,2 Văn hóa 18 62,1 Môi trƣờng 17 58,6 Hệ thống chính trị 27 93,1 An ninh quốc phòng 29 100,0

Nguồn: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Qua thực tiễn nghiên cứu và quá trình thu thập số liệu, tôi nhận thấy trong những năm vừa qua huyện Vũ Thƣ hiệu quả của việc xây dựng nông thôn mới đã

đem lại những thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn.

Trong 03 năm qua, các cấp ủy, chính quyền cùng cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân đã chung vai, góp sức thực hiện Chƣơng trình và đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng, rất vui mừng và trân trọng; tạo nên nhiều chuyển biến mới trong nông nghiệp, bộ mặt nông thôn đƣợc đổi mới, đời sống nông dân đƣợc nâng lên. Nông nghiệp giữ đƣợc mức tăng trƣởng ổn định, phát triển tƣơng đối toàn diện; năng suất, chất lƣợng nhiều loại cây trồng vật nuôi đƣợc nâng lên; sản xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo đạt đƣợc nhiều tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ. Để đạt đƣợc những thành công ban đầu đó, có thể kể đến một số thuận lợi sau:

- Được Đảng và Nhà nước cấp trên quan tâm chỉ đạo và có nhiều cơ chế chính sách: Đảng, Nhà nƣớc ta thể hiện rõ quyết tâm xây dựng nông thôn mới thành công trên phạm vi cả nƣớc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ: “Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc…. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”.

Cụ thể hóa đƣờng lối của Đảng, Chính phủ đã triển khai thực hiện nhiều chƣơng trình mục tiêu Quốc gia để hỗ trợ nông dân và làm thay đổi bộ mặt của nông thôn nhƣ Chƣơng trình đầu tƣ cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, Chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng học, Chƣơng trình giao thông nông thôn, Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn… Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã phân khai rõ vốn do ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ cho các địa phƣơng xây dựng nông thôn mới chiếm tới 40%.

Kết quả huy động các nguồn lực để thực hiện chƣơng trình, tổng số 1.187,973 tỷ đồng, gồm: Ngân sách Trung ƣơng: 67.463 tr.đồng; ngân sách tỉnh, huyện, xã: 422.429 tr.đ; vốn lồng ghép các chƣơng trình dự án 23.000 tr.đ; tín dụng 3.000 tr.đồng, đầu tƣ của doanh nghiệp 133.848 tr.đ, đóng góp của nhân dân 525.392 tr.đ, nguồn khác: 12.840 tr.đ. Kết quả phân bổ, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ theo quy định của Trung ƣơng (Nghị quyết 65/2013/QH13 của

Quốc hội về phát hành bổ sung và các quyết định của Thủ tướng chính phủ giao kế hoạch vốn 2014-2015). Kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ phân bổ cho các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới là 8.643,5 tr đồng; Kế hoạch vốn nông thôn mới phân bổ cho các xã chƣa đạt chuẩn NTM năm 2015 là: 29.936,2 triệu đồng.

Ngoài ra, nhân dân đã hiến 290.000 m2 đất và hàng nghìn ngày công lao động xây dựng nông thôn mới. Nhiều điển hình các xã, thôn, khu dân cƣ đã tổ chức vận động con em địa phƣơng, các doanh nghiệp tham gia ủng hộ, giúp đỡ tiền của xây dựng đƣờng giao thông, các công trình phúc lợi, văn hóa. Toàn huyện có gần 300 hộ ủng hộ địa phƣơng số tiền từ 20 triệu đồng trở lên, gia đình ủng hộ cao nhất số tiền trên 300 triệu đồng. UBND tỉnh, UBND huyện đã tặng Bằng khen, Giấy khen, Bằng ghi công cho các gia đình, cá nhân có nhiều đóng góp cho chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới.

- Nhờ có thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian vừa qua: Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn và những thành tựu này tác động mạnh mẽ đến nông thôn và nông dân.

Trƣớc tiên là những đầu tƣ của Nhà nƣớc đã làm thay đổi bộ mặt của nông thôn. Sau 3 năm thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, huyện Vũ Thƣ đã huy động gần 1.000 tỷ đồng, trong đó vốn của chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên 120 tỷ đồng để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

Đến nay diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng lên. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới những năm qua đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn đƣợc giữ vững. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đƣợc đẩy mạnh đã góp phần nâng cao năng suất, sản lƣợng và giá trị thu nhập của ngƣời dân, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 3,43 % xuống còn dƣới 3%; 100% số xã đạt phổ cập giáo dục theo các tiêu chí; tỷ lệ hộ dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%, 100% khu dân cƣ có nhà văn hóa; 100% số xã có trạm y tế đạt chuẩn…

Cũng nhờ có thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc mà thu nhập của ngƣời dân tăng lên nhanh chóng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 19,6 triệu đồng/ngƣời/năm.Cơ sở hạ tầng đƣợc quan tâm đầu tƣ, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế của

địa phƣơng.

- Học tập được kinh nghiệm của nhiều nơi, cả trong nước và của nước ngoài: Xây dựng nông thôn mới là công việc bao gồm nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải huy động sức mạnh tổng hợp và căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng để có bƣớc đi, kế hoạch phù hợp. Mỗi nơi có một cách làm hay, việc học tập kinh nghiệm của các nơi, kể cả của nƣớc ngoài sẽ giúp cho địa phƣơng tránh đƣợc những thất bại, từ đó đẩy nhanh tiến độ công việc xây dựng nông thôn mới của mình.

Bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt đƣợc, việc thực hiện Chƣơng trình trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế:

- Địa bàn nhiều đơn vị hành chính: Xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có sự chỉ đạo từ trên xuống. Mặt khác, nhiều nội dung phải do các phòng, ban cấp huyện phê duyệt nhƣ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội môi trƣờng theo chuẩn mới; Quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới và chính trang các khu dân cƣ hiện có… Vũ Thƣ là một huyện có tƣơng đối nhiều đơn vị hành chính, toàn huyện có 29 xã, 01 thị trấn vì vậy, công tác chỉ đạo cũng sẽ gặp khó khăn nhất định.

- Nguồn lực của địa phương có hạn: Xây dựng nông thôn mới cần nhiều kinh phí trong khi nguồn lực của địa phƣơng có hạn. Là huyện thuần nông nên thu ngân sách chƣa đáng kể. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện đã huy động các nguồn lực, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức để triển khai xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn, các công trình đƣờng giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trạm y tế, trƣờng học với tổng số hàng trăm công trình. Để triển khai thực hiện mục tiêu đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, huyện Vũ Thƣ đã tích cực tranh thủ, lồng ghép các chƣơng trình, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ƣơng, tăng cƣờng khai thác các nguồn thu trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực huy động nguồn đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp. Thời gian qua huyện đã huy động 347 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Trung ƣơng, tỉnh, huyện 188 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 103 tỷ đồng, còn lại là từ nguồn huy động khác.

Từ những kết quả đạt đƣợc sau 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, đồng thời cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Vũ Thƣ cũng nhận định rõ những

khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2020.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế

Bảng 4.33. Phân loại đội ngũ cán bộ cấp huyện và xã năm 2015

Diễn giải Cán bộ cấp xã Cán bộ cấp huyện Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) 1. Tổng số 580 100 195 100 2.Trình độ chuyên môn 580 100 195 100 2.1 Trên đại học 0 0 20 10,3 2.2 Đại học 146 25,2 175 89,7 2.3 Cao đẳng 179 30,8 0 0 2.4 Trung cấp 197 33,9 0 0 2.5 Sơ cấp 59 10,1 0 0 3. Trình độ chính trị 580 100 195 100 3.1 Cao cấp 18 3,1 60 30,8 3.2 Trung cấp 403 69,4 110 56,4 3.3 Sơ cấp 160 27,5 35 17,9 4. Trình độ quản lý NN 202 34,8 195 100 4. Trình độ quản lý kinh tế 232 40,0 195 100 5. Trình độ tin học 348 60,0 195 100 6. Trình độ tiếng anh 192 33,2 195 100 Nguồn: Phòng Nội vụ (2015) Đội ngũ cán bộ của huyện Vũ Thƣ đang còn nhiều bất cập, nhất là cấp xã. Hiện nay, đội ngũ cán bộ xã phổ biến là trung cấp (chiếm 33,9%) và cao đẳng chuyên môn (30,8%). Đến năm 2015, cấp xã chƣa có cán bộ có trình độ chuyên môn trên đại học, trình độ đại học chỉ mới đạt 25,2% và chủ yếu là hình thức học tại chức, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa... Về trình độ chính trị, mới chỉ có 403 (69,4)% có trình độ trung và 160 (27,5% )sơ cấp, chỉ có 18 (3,1%) có trình độ chính trị cao cấp. Về quản lý nhà nƣớc, đội ngũ cán bộ xã cũng chỉ có mới 34,8% đã qua các lớp 1 hoặc 3 tháng bồi dƣỡng.

Đội ngũ cán bộ cấp huyện đã đƣợc đào tạo cơ bản tuy nhiên còn một số bất cập. Đến nay số cán bộ có chuyên môn trên đại học mới chiếm 10,3%, về trình độ chính trị, cao cấp chiếm 30,8%; trung cấp chiếm 56,4% và trình độ sơ cấp đang chiếm 17,9%. Kiến thức quản lý nhà nƣớc của đội ngũ cán bộ cấp huyện cũng nhƣ quản lý kinh tế đã đƣợc quan tâm, bồi dƣỡng đầy đủ đáp ứng theo nhu cầu công việc.

Xây dựng nông thôn mới là một công trình đồ sộ, đòi hỏi cán bộ phải biết đoàn kết, tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của dân và nắm vững nhiều chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là lĩnh vực quản lý nhà nƣớc và vận hành các dự án…Thực trạng đội ngũ còn nhiều bất cập thực sự là khó khăn lớn cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.

- Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa

Sau nhiều năm giao đất theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, Huyện Vũ Thƣ đã tiến hành chuyển đổi ruộng đất. Đợt chuyển đổi này, ruộng đất đã giảm bớt đƣợc sự manh mún, phân tán, nhƣng hiện nay, toàn huyện vẫn còn nhiều ruộng thửa. Kiểu chia đất có xấu có tốt, có gần có xa khiến cho các cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi lại bị đắp thành nhiều ô nhỏ, có thửa chỉ vài chục mét vuông.

Do ruộng đất manh mún nên sản xuất nông nghiệp của Vũ Thƣ còn mang tính nhỏ lẻ, việc đƣa cơ giới hóa vào còn khó khăn, giá thành nông sản cao. Đây là một khó khăn rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho họ gia đình nông dân và giảm lao động trong ngành nông nghiệp.

Quá trình xây dựng nông thôn mới cũng còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, đó là:

Thứ nhất, chƣa có quy hoạch và quản lý có hiệu quả về không gian chung nông thôn - đô thị, công nghiệp - nông nghiệp, về hạ tầng nông thôn, nên đã dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 102 - 109)