Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 48)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vũ Thƣ là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Thái Bình có tọa độ địa lý từ 20020’ đến 20032’ vĩ độ Bắc, 10010’ đến 106022’ độ kinh Đông đƣợc bao bọc bởi hệ thống sông Hồng và sông Trà Lý.

Huyện có gianh giới địa lý:

Phía Đông giáp với thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xƣơng

Phía Tây và phía Tây Nam giáp với thành phố Nam Định và các huyện Mỹ Lộc, Trực Ninh của tỉnh Nam Định.

Phía Bắc giáp với huyện Hƣng Hà, Đông Hƣng

Vũ Thƣ nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Nam Định và thành phố Thái Bình, có đƣờng quốc lộ 10 chạy qua với chiều dài gần 10 km cùng hệ thống cầu hoàn chỉnh, chia huyện thành 2 phần tây - tây bắc và đông – đông nam nên huyện chính là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, là cửa ngõ để thông thƣơng với các tỉnh phía Bắc trong giao lƣu hàng hóa, tiếp thu khoa học công nghệ, khả năng thu hút vốn đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Huyện Vũ Thƣ có 29 xã, 1 thị trấn với điện tích đất đai là 19.513,84 ha; diện tích đất nông nghiệp là 12.890,56 ha.

Tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Vũ Thƣ nói riêng đã và đang chịu sự tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội, điều đó tạo ra những cơ hội lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hƣớng công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.

Hiện nay Thái Bình đang tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; hình thành nên một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện thông qua trao đổi, cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa huyện và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Từ đặc điểm vị trí nêu trên, Vũ Thƣ có những cơ hội tốt để phát triển kinh tế xã hội trên các lĩnh vực nhƣ:

- Với chính sách thu hút đầu tƣ thông thoáng, tạo cho huyện có cơ hội thu hút đầu tƣ từ bên ngoài trong các lĩnh vực nhƣ công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng đƣợc nâng lên.

- Giao thông thuận lợi góp phần giao lƣu kinh tế, văn hóa với các tỉnh phát triển nhƣ Hải Phòng, Nam Định, Hƣng Yên... nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp.

- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Vũ Thƣ là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình của huyện tƣơng đối bằng phẳng. Tuy nhiên, do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sự tác động của con ngƣời nên địa hình huyện có đặc điểm cao thấp khác nhau. Có hƣớng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, dải đất thấp chạy ven sông Hồng và sông Trà Lý, dải đất cao nằm ở giữa huyện chạy dọc sông Kiến Giang. Nhìn chung địa hình của huyện ít phức tạp, có nhiều hệ thống sông ngòi, mƣơng máng phù hợp cho việc tƣới tiêu phục vụ sản xuất; đã tạo ra sự đa dạng trong thâm canh tăng vụ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho ngƣời dân.

3.1.1.3. Tình hình thời tiết, khí hậu

Khí hậu của tỉnh Thái Bình nói chung và của huyện Vũ Thƣ nói riêng là khí hậu đặc trƣng của vùng đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu của huyện đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng và mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C – 250C (lƣợng mƣa lớn chiếm tỷ lệ 80% lƣợng mƣa cả năm). Mùa đông khô, hanh và lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 200C, lƣợng mƣa nhỏ chiếm khoảng 15-20% lƣợng mƣa cả năm.

Nhìn chung khí hậu và thời tiết Vũ Thƣ đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt đối với phát triển cây lúa nƣớc.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện

3.1.2.1. Tình hình đất đai

Huyện Vũ Thƣ luôn xác định đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là điều kiện tồn tại và phát triển của nông nghiệp.

cho việc đánh giá tiềm năng từ đất từ đó đề ra phƣơng hƣớng bố trí sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả. Tình hình đất đai của huyện đƣợc thể hiện qua bảng

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vũ Thƣ năm 2013-2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh Số lƣợng (ha) cấu (%) Số lƣợng (ha) cấu (%) Số lƣợng (ha) cấu (%) 2014 với 2013 2015 với 2014 Bình quân I- Diện tích tự nhiên 19.843,2 100 19.843,2 100,0 19.843,2 100,0 100,0 100,0 100,0 1.Đất nông nghiệp 13.307,6 67,1 12.968,6 65,4 12649,7 63,7 97,5 97,5 97,5 - Đất trồng cây hàng năm 11.400,0 85,7 11.021,8 85,0 11.031,2 87,2 96,7 100,1 98,4 - Đất trồng cây lâu năm 397,4 3,0 330,2 2,5 294,0 2,3 83,1 89,0 86,1 - Đất vƣờn tạp 330,9 2,5 302,4 2,3 265,2 2,1 91,4 87,7 89,5 - Diện tích mặt nƣớc NTTS 1.179,3 8,9 1.134,4 8,7 1.059,4 8,4 96,2 93,4 94,8 2- Đất chuyên dùng 4.799,7 24,2 5.037,2 25,4 5.334,9 26,9 104,9 105,9 105,4 3- Đất ở 1.537,5 7,7 1.663,2 8,4 1.701,5 8,6 108,2 102,3 105,2 4- Đất chƣa sử dụng 198,4 1,0 174,3 0,9 157,1 0,8 87,9 90,1 89,0 II- Một số chỉ tiêu khác 1- Đất tự nhiên/khẩu (m2/ng) 1076,5 1.071,1 1067,0 2- Đất NN/khẩu NN (m2/ng) 722,0 700,0 680,2 3- Đất NN/ hộ NN (m2/hộ) 2.637,5 2.527,9 2.394,7

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vũ Thƣ Bảng cho thấy, huyện Vũ Thƣ có tổng diện tích đất tự nhiên là 19.843,2 ha với diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ năm 2013 là 2637,5m2. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao và đang có xu hƣớng giảm. Năm 2013 diện tích đất nông nghiệp là 13.307,6 ha chiếm 67,1% thì đến năm 2015 giảm xuống còn 12.649,7 ha chiếm 63,7%. Nguyên nhân một phần đất nông nghiệp đã bị lấn chiếm sử dụng sang các mục đích khác nhƣ đất thổ cƣ, đất chuyên dùng, còn

phần lớn là do quy hoạch các khu công nghiệp. Diện tích đất thổ cƣ và đất chuyên dùng ngày một tăng, chỉ trong 3 năm 2012-2014 tổng diện tích đất thổ cƣ và đất chuyên dùng tăng lên là 699,2 ha.Trong những năm qua huyện đã có rất nhiều cố gắng trong phần đất chƣa sử dụng hoặc đất sử dụng chƣa đúng mục đích để tăng dần diện tích đất canh tác nhƣ: chƣơng trình dồn điền đổi thửa, chuyển những vùng đất trũng năng suất trồng lúa kém hiệu quả sang làm vùng nuôi trồng thủy sản. Các chƣơng trình đã giúp xóa bỏ dần tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chuyển sang sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động

* Về dân số:

Dân số toàn huyện năm 2015 là 245.902 ngƣời; là một trong những huyện có dân số đông của tỉnh Thái Bình, mật độ dân số là 1260 ngƣời/km2. Trên 90% dân số của huyện Vũ Thƣ sống ở nông thôn, trong đó đa phần là dân số nông nghiệp. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên năm 2015 của huyện Vũ Thƣ là 2,23 %.

* Lao động việc làm

Lực lƣợng lao động chiếm gần 60% dân số, trong những năm qua, huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, tỷ trọng lao động không có việc làm từng bƣớc giảm dần.

Chất lƣợng lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng dần lên do nhu cầu phát triển các khu công nghiệp trong tỉnh và các ngành dịch vụ thƣơng mại. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề (bao gồm cả dài hạn và ngắn hạn) chiếm trên 50%.

Nguồn lao động trên địa huyện khá dồi dào, ngƣời dân có tính cần cù, chịu khó, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, chiếm chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

a. Kinh tế nông nghiệp nông thôn:

Kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Vũ Thƣ trong những năm qua có bƣớc phát triển khá nhanh và tƣơng đối vững chắc, trong 3 năm từ năm 2013 đến 2015 hàng trăm ha cấy lúa kém hiệu quả hoặc vùng úng trũng đã đƣợc quy hoạch chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc cây khác có hiệu quả hơn. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp đã thay đổi nhanh theo hƣớng tích cực, số lƣợng lao động nông nghiệp giảm dần, trình độ lao động nông nghiệp đƣợc nâng lên.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành của huyện Vũ Thƣ đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2013 - 2015 ĐVT: % STT Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển % 2014/2013 2015/2014 Bình quân

1 Nông – lâm – thủy sản 42,3 38,6 37,6 91,3 97,4 94,3 2 Công nghiệp XD cơ bản 33,8 36,2 37,3 107,1 103,0 105,1 3 Thƣơng mại – dịch vụ 23,9 25,2 25,1 105,4 99,6 102,5 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vũ Thƣ Qua bảng số liệu trên, ta thấy cơ cấu kinh tế của huyện Vũ Thƣ đã có sự chuyển biến tích cực. Cụ thể, năm 2013: nông lâm thủy sản: 42,3%; công nghiệp - xây dựng cơ bản: 33,8%; dịch vụ: 23,9%, thì đến năm 2015, các tỷ lệ tƣơng ứng là: Nông nghiệp giảm xuống còn: 37,6%; công nghiệp - xây dựng tăng lên đạt: 37,3% (có thể thấy ngành công nghiệp xây dựng của huyện trong năm 2013 có sự biến động lớn là do được sự quan tâm đầu tư của tỉnh về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu hành chính của huyện); thƣơng mại - dịch vụ đạt: 25,1%. Trong tƣơng lai tốc độ tăng trƣởng của khu vực các ngành thƣơng mại - dịch vụ sẽ tăng cao nếu khai thác tốt tiềm năng và chuẩn bị tốt hơn về vốn, cơ sở hạ tầng để phát triển các làng nghề, phát triển du lịch tâm linh.

37.6

37.3 25.1

Nông sản - Thuỷ sản Công nghiệp XD cơ bản Thương mại - dịch vụ

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Vũ Thƣ năm 2015

Sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế đã làm cho GTSX giữa các ngành cũng không ngừng tăng lên, kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3. Quy mô GTSX các ngành giai đoạn 2013 - 2015

(Tính theo giá so sánh năm 2010)

ĐVT: Tỷ đồng STT Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển % 2014 2015 BQ I Tổng giá trị sản xuất 6.229,6 6.677 7.238,6 107,2 108,4 107,8

1 Nông – lâm – thủy sản 2.591,9 2.635,5 2.758,8 101,7 104,7 103,2 2 Công nghiệp XD cơ bản 2.097,6 2.384,3 2.694,8 113,7 113,0 113,3 3 Dịch vụ 1.540,1 1.657,2 1.785,0 107,6 107,7 107,7 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vũ Thƣ Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, GTSX các ngành đều tăng, trong đó GTSX các ngành: Công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ đang ngày càng tăng lên với tốc độ tăng cao. GTSX của khu vực dịch vụ tăng nhanh và có tính tƣơng đối ổn định là do sự phát triển đô thị của trung tâm huyện lỵ và sự phát triển đô thị hóa nhanh của một số xã trên địa bàn. GTSX giữa các ngành tăng làm cho tổng GTSX trong những năm qua cũng không ngừng tăng lên. Có thể thấy rõ sự gia tăng về GTSX những năm vừa qua ở biểu đồ nhƣ sau:

6229.6 6677 7238.6 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Biểu đồ 3.2: Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2013-2015

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vũ Thƣ

b. Cơ sở hạ tầng của huyện.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện nhìn chung đƣợc trang bị tƣơng đối tốt, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của huyện.

- Hệ thống điện: Hiện nay trên địa bàn huyện có 100% số xã có trạm biến áp, hệ thống này thƣờng xuyên đƣợc tu bổ, đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân trên địa bàn huyện.

- Hệ thống giao thông: bao gồm các tuyến đƣờng liên tỉnh, liên huyện, liên xã đã và đang đƣợc nhựa hóa, bê tông hóa, đƣờng trục chính đƣợc trải nhựa với bề mặt trên 4m, còn lại đƣợc trải đá cấp phối và bê tông hóa phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của ngƣời dân. Bên cạnh đó vẫn còn một số con đƣờng liên thôn và hệ thống giao thông nội đồng vẫn còn là đƣờng đất nên việc đi lại, sản xuất nông nghiệp vẫn còn gặp khó khăn.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Vũ Thƣ còn có một số khó khăn nhƣ: dân số đông, diện tích đất tự nhiên ít, đất canh tác bình quân trên đầu ngƣời thấp, dân số ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao, kết cấu hạ tầng kỹ thuật chƣa đồng bộ, tiềm năng du lịch còn kém, chƣa đƣợc khai thác đáng kể, chất lƣợng nguồn lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, công tác đền bù, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, giải quyết cho ngƣời lao động ở khu vực thu hồi đất đang là vấn đề gây bức xúc.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Vũ Thƣ đƣợc thu thập từ tài liệu công bố của UBND tỉnh Thái Bình và UBND huyện Vũ Thƣ; đề án xây dựng nông thôn mới tại các xã trong huyện; báo cáo các giai đoạn thực hiện và báo cáo tổng kết hằng năm của UBND các xã trong huyện; số liệu thống kê của UBND huyện về số lƣợng các lớp tập huấn, số lƣợng cán bộ tham gia đi tham quan học hỏi tại các địa phƣơng khác,… các tài liệu đã công bố về nông thôn mới.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn thu thập tại huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình qua các phƣơng pháp sau:

+ Thiết kế bảng câu hỏi điều tra hộ nông dân về ảnh hƣởng của mô hình nông thôn mới tới ngƣời dân tại huyện Vũ Thƣ, Tỉnh Thái Bình.

+ Thiết kế bảng câu hỏi cho cán bộ trực tiếp tham gia vào xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Vũ Thƣ, Tỉnh Thái Bình.

+ Phỏng vấn, tham khảo ý kiến các chuyên gia về vấn đề xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Thƣ, Tỉnh Thái Bình.

Bảng 3.4. Số lƣợng mẫu điều tra 2016

ĐVT: ngƣời

Đối tƣợng

Hộ nông dân Cán bộ xã Chuyên gia Tổng số Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Xã Hồng Phong 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Vũ Vân 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Hiệp Hòa 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Nguyên Xá 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Minh Quang 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Vũ Đoài 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Song Lãng 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Tổng số 210 21 7 238

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2015 Sở dĩ tác giả lựa chọn các đối tƣợng điều tra nhƣ trên là do mục tiêu mà đề tài hƣớng tới là đƣa ra đƣợc các giải pháp để xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Thƣ, Thái Bình. Để đạt đƣợc mục tiêu đó tác giả cần nắm đƣợc thực trạng xây dựng nông thôn mới hiện nay tại huyện Vũ Thƣ bằng cách thu thập các thông tin tài liệu từ những đối tƣợng có liên quan trực tiếp hoặc những ngƣời có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới. Vì thế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 48)