Một số tác động của chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 109 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng về kết quả việc xây dựng nông thôn mới

4.2.9. Một số tác động của chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

huyện Vũ Thƣ

Sau khi xây dựng mô hình nông thôn mới, kinh tế của xã đã có những thay đổi đáng kể. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/ năm cũng có xu hƣớng tăng nhanh. Đã đạt 26,1 triệu/ngƣời/năm vào năm 2014 và đến tháng 12 năm 2015 thu nhập bình quân đầu ngƣời/ năm đã đạt 28,6 triệu/ngƣời/năm .

Lƣơng thực bình quân/ ngƣời/ năm 2015 tăng 12% so với năm 2014, là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nên nhiều khu công nghiệp đƣợc xây dựng mọc lên nên quá trình sản xuất nông nghiệp không tăng.

Qua những so sánh trên ta thấy, việc xây dựng mô hình nông thôn mới theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc rất phù hợp với huyện Vũ Thƣ và nhiều địa phƣơng có xuất phát thuần nông khác, làm cho nền kinh tế tăng trƣởng cao hơn, tác động chung đến tăng trƣởng toàn huyện.

* Về xã hội

Cùng với những tác động về mặt kinh tế thì mô hình nông thôn mới còn tạo ra những tác động to lớn về mặt xã hội. Đó là sự cải thiện về cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Cho đến nay, cơ sở hạ tầng của huyện Vũ Thƣ đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu, đảm bảo cho sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Đƣờng làng, ngõ xóm hầu nhƣ đã đƣợc bê tông hóa, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển của ngƣời dân.

Việc củng cố và cải tạo hệ thống kênh mƣơng đã giúp cho việc sản xuất nông nghiệp của bà con đƣợc thuận lợi hơn trong việc tƣới tiêu và thoát nƣớc khi ngập úng, làm cho năng suất cây trồng cao hơn.

Khi mức sống ngƣời dân ngày càng cao, thì đi cùng nó là sự đòi hỏi nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần cũng cao hơn. Ngƣời dân quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động thể thao, văn hóa- văn nghệ, tín ngƣỡng nhiều hơn, vì vậy mà công tác tu sửa đình, chùa, nâng cấp sân vận động đang đƣợc tiến hành khẩn trƣơng.

* Về môi trường

Hiện nay, môi trƣờng nông thôn đang là vấn đề đƣợc đặc biệt quan tâm, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Trƣớc kia, ý thức bảo vệ môi trƣờng xung quanh, tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trƣờng gây ra vẫn chƣa đƣơc chú ý. Nhiều hộ dân chƣa có ý thức, vẫn đổ rác bừa bãi, và bảo vệ đƣờng làng, ngõ xóm, hệ thống cống thoát nƣớc và xử lí rác thải còn chƣa đƣợc quan tâm. Nƣớc thải tại cụm công nghiệp làng nghề vẫn chƣa đƣợc xử lí, rác thải tràn vào kênh, mƣơng tƣới tiêu, ảnh hƣớng tới sự phát triển của cây trồng.

Nhƣng khi có chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới đƣợc đƣa vào thực hiện đã phần nào giải quyết đƣợc thực trạng trên.

Dƣới sự chỉ đạo từ xã đến thôn, quan tâm đầu tƣ cho công tác vệ sinh môi trƣờng, thu gom rác thải, quy định điểm đổ rác.

Hoạt động đổ bê tông đƣờng làng trong các thôn, kèm theo hệ thống cống rãnh thoát nƣớc đƣợc cải tạo góp phần giữ gìn vệ sinh thôn xóm. Năm 2015, từ nguồn kinh phí hỗ trợ bên ngoài và sự đóng góp của ngƣời dân, toàn huyện đã có xe chở rác, xử lý một lƣợng rác thải lớn của các thôn trong các xã.

Các hoạt động trên đƣợc ngƣời dân hƣởng ứng rất nhiệt tình cả về sức ngƣời lẫn sức của, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, phần nào đảm bảo giữ trật tự an ninh thôn xóm.

Khi tiến hành điều tra các hộ nông dân về tác động của chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới của nhà nƣớc tác động đến môi trƣờng, 100% số hộ dân đều đồng tình với ý kiến: “Mô hình nông thôn mới đã làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng”.

* Sự công bằng trong cộng đồng của người dân

Một vấn đề rất quan trọng trong phát triển nông thôn đó là sự công bằng hơn cho tất cả mọi ngƣời dân. Không kể ngƣời giàu hay ngƣời nghèo, không phân biệt nam hay nữ… tất cả mọi ngƣời đều có vai trò nhƣ nhau, đều có cơ hội nhƣ nhau khi tham gia vào tất cả các hoạt động của thôn, xã. Lợi ích của chủ trƣơng đem lại cho tất cả mọi ngƣời là nhƣ nhau.

yếu tố và trải qua một thời gian nhất định. Mô hình nông thôn mới tại huyện Vũ Thƣ đã tác động trực tiếp đến sự công bằng trong thôn, xã: Mọi ngƣời đều đƣợc trực tiếp tham gia các hoạt động do thôn, xã, huyện đề ra. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động của chủ trƣơng ngƣời dân đã đƣợc tiếp xúc nhiều hơn với kiến thức khoa học tiên tiến, nâng cao sự hiểu biết của mình.

Chính điều này đã tạo ra sự công bằng hơn trong thôn,xã vì trƣớc đây do trình độ nhận thức của ngƣời dân chƣa cao nên đã gây ra sự bất công bằng trong các thôn. Đây là cơ sở để ngƣời dân tự làm chủ cộng đồng của mình.

* Tính tự lập của cộng đồng dân cư

Ngƣời dân có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động phát triển nông thôn. Sự phát triển của mỗi cá nhân có tác động to lớn đến sự phát triển chung của cả cộng đồng. vì vậy mỗi ngƣời dân cần phải nâng cao ý thức và phát huy tính tự lập của chính bản thân mình. Mô hình nông thôn mới đã đƣợc xây dựng theo hƣớng tiếp cận từ dƣới lên. Vì vậy đã tạo nên cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức khác có nhiệm vụ hỗ trợ vốn, kỹ thuật và tạo điều kiện cho họ thực hiện.

Mô hình nông thôn mới tại xã huyện Vũ Thƣ đã thay đổi tƣ duy của ngƣời dân. Mô hình đã phát huy đƣợc tính tự lập của ngƣời dân trong tất cả các hoạt động. kết quả này đã tạo nên tính bền vững của mô hình nông thôn mới tại các xã trong huyện Vũ Thƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)