Thực tiễn xây dựng nông thôn mới trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 37 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới trên thế giới

Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, từ các góc cạnh khác nhau đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Mỹ với phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp” đã phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. sự ra đời của kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn, nhƣng quy mô trang trại thì lớn hơn rất nhiều và các trang trại này dử dụng máy móc nhiều hơn bàn tay của nông dân. Vào những năm 1940 Mỹ có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhƣng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này số lao động nông nghiệp giảm đi rất mạnh từ 12,5 triệu ngƣời năm 1930 xuống còn 1,2 triệu ngƣời vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trƣớc dù cho dân số của Mỹ tăng lên gấp đôi. Hiện nay trong cuộc sống hiện đại, ồn ào, đầy sức ép ngƣời Mỹ ở vùng

đô thị hay ven đô hƣớng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh. Tuy nhiên để duy trì “trang trại gia đình” và phong cảnh làng quê đó thật sự là một thách thức.

Từ thập niên 70 của thế kỷ trƣớc ở miền Tây Nam Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào “mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tƣơng xứng với sự phát triển chung của cả nƣớc Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển phong trào “mỗi làng một sản phẩm” đã thu đƣợc nhiều thắng lợi, sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phƣơng trên đất nƣớc Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới .

Hàn Quốc với phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù, tự lực vƣợt khó và hợp tác. Sau 8 năm bộ mặt nông thôn của Hàn Quốc đã thay đổi hết sức kỳ diệu, các dự án kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản đƣợc hoàn thành.

Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngƣ nghiệp cho biết: Chính phủ hỗ chợ một phần đầu tƣ hạ tầng để nông thôn tự mình vƣơn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin, thắng lợi đó đƣợc Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn:

Một là: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; Hai là: Phát triển sản xuất để tăng thu nhập;

Ba là: Đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn; Bốn là: Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn;

Năm là: Phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng;

Sáu là: Phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng bằng sức mạnh toàn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 37 - 38)