Nhóm nội dung Kinh tế và Tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 77 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng về kết quả việc xây dựng nông thôn mới

4.2.3. Nhóm nội dung Kinh tế và Tổ chức sản xuất

*Tiêu chí 10: Thu nhập

Theo Quyết định 342-QĐ/TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì đối với Vũ Thƣ chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn (tr.đ/ngƣời/năm) năm 2012 chỉ tiêu là 20tr.đ/ngƣời/ năm, năm, năm 2015 là 29 tr.đ/ngƣời/năm, và đến năm 2020 là 49 tr.đ/ngƣời/năm. Theo hƣớng dẫn của Bộ NN&PTNT hƣớng dẫn thực hiện nội dung thu nhập đạt chuẩn nông thôn mới thì đối với khu vực nông thôn cả nƣớc mức thu nhập đạt chuẩn 2013 là 21 tr.đ/ngƣờ/năm, năm 2014 là 23 tr.đ/ngƣời/năm; đối với đồng bằng sông Hồng mức thu nhập đạt chuẩn năm 2013 là 24 tr.đ/ngƣời/năm, năm 2015 là 26 tr.đ/ngƣời/năm. Theo kết quả báo cáo tình hình kinh tế xã hội, bình quân thu nhập đầu ngƣời trên địa bàn huyện năm 2012 đạt 21,6 tr.đ/ngƣời/năm, và đến năm 2015 đạt 28,6 tr.đ/ngƣời/năm. Đánh giá chung thì trên địa bàn toàn huyện mức thu nhập bình quân ngƣời/ năm đã đạt tiêu chuẩn nhƣng thu nhập bình quân ngƣời/ năm giữa các xã có sự chênh lệch, không đồng đều. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế ở các xã là khác nhau, các xã gần khu trung tâm huyện, gần đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ thì có thu nhập cao hơn; các xã thuần nông, ven đê, xa trung tâm thì có thu nhập thấp, kinh tế ngƣời dân còn chƣa phát triển điển hình nhƣ Hồng Phong, Bách Thuận, Việt Hùng,...là các xã có thu nhập thấp, kinh tế dựa nhiều vào nông nghiệp, bình quân thu nhập đầu ngƣời/năm khoảng 23-25 tr.đ/ngƣời/năm.

*Tiêu chí 11: Hộ nghèo

Đối với tiêu chí hộ nghèo, theo quy định tỷ lệ hộ nghèo của địa phƣơng phải bằng hoặc thấp hơn 3%. Theo yêu cầu này thì hiện tại toàn huyện có 29/29 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo.

Kết hợp với phong trào xây dựng nông thôn mới, huyện Vũ Thƣ đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách giảm nghèo, cụ thể:

- Thực hiện chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho ngƣời nghèo: tổ chức cấp thẻ Bảo hiểm Y tế cho ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo.

- Chính sách dạy nghề cho ngƣời nghèo: tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, dạy nghề để các đối tƣợng hộ nghèo có công ăn việc làm.

- Chính sách cho vay tín dụng ƣu đãi hộ nghèo: hỗ trợ thủ tục, nguồn vốn vay tín dụng với lãi suất thấp giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình

- Chính sách hỗ trợ tiền điện cho ngƣời nghèo: hỗ trợ kinh phí chi trả tiền điện cho các hộ nghèo.

- Chính sách hỗ trợ nghèo về nhà ở: hỗ trợ kinh phí giúp các gia đình hộ nghèo, cận nghèo xây dựng, xóa nhà ở dột nát.

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục – đào tạo cho ngƣời nghèo: miễn giảm học phí cho con em các đối tƣợng thuộc diện hộ nghèo, hỗ trợ tiền ăn trƣa cho các cháu mầm non,...

Bảng 4.15. Kết quả mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015

(Tính đến tháng 12 năm 2015)

ĐVT: hộ

TT Năm Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ % Số hộ %

1 2013 3347 4,70 2512 3,52

2 2014 2483 3,41 2239 3,017

3 2015 2106 2,85 2106 2,85

Nguồn: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Qua bảng thống kê ta có thể thấy trong 3 năm từ 2013-2015 đồng thời với triển khai xây dựng nông thôn mới thì số lƣợng hộ nghèo của huyện đã giảm xuống đáng kể từ 3347 hộ năm 2013 xuống còn 2483 hộ năm 2014 và 2106 hộ năm 2015. Cùng với đó số hộ cận nghèo cũng đã có biến động, số hộ cận nghèo cũng giảm qua từng năm từ 2512 năm 2013 xuống còn 2239 năm 2014 và 2106 năm 2015. Nhƣ vậy quá trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần không nhỏ làm giảm nghèo bền vững. Song song với việc hỗ trợ kinh phí để xây dựng, nâng cấp, tu bổ cơ sở vật chất thì huyện Vũ Thƣ cũng đã áp dụng rất nhiều chính sách nhằm tạo công ăn, việc làm, đào tạo nghề qua đó giúp các hộ gia đình, ngƣời dân trong diện hộ nghèo từng bƣớc có công ăn việc làm, cải thiện dần dần đời sống góp phần giảm nghèo bền vững. Tuy vậy, để quá trình giảm nghèo có hiệu quả, bền vững cần phải gắn liền với việc chống tái nghèo.

Bảng 4.16. Số xã đạt tiêu chí hộ nghèo từ năm 2013 - 2015 (Tính đến tháng 12 năm 2015) (Tính đến tháng 12 năm 2015) ĐVT: xã STT Năm 1 Nguyên Xá 2013 2 Minh Quang 2013 3 Vũ Đoài 2013 4 Tân Lập 2013 5 Dũng Nghĩa 2013 6 Song Lãng 2013 7 Song An 2013 8 Tân Phong 2013 9 Xuân Hòa 2013 10 Trung An 2013 11 Minh Lãng 2014 12 Hòa Bình 2014 13 Vũ Tiến 2014 14 Tự Tân 2014 15 Vũ Vinh 2014 16 Tân Hòa 2014 17 Vũ Hội 2014 18 Hồng Lý 2014 19 Hồng Phong 2015 20 Duy Nhất 2015 21 Việt Thuận 2015 22 Vũ Vân 2015 23 Phúc Thành 2015 24 Tân Phong 2015 25 Bách Thuận 2015 26 Tam Quang 2015 27 Việt Hùng 2015 28 Hiệp Hòa 2015 29 Đồng Thanh 2015

*Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động

Theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới cơ cấu lao động gồm 2 nội dung là tỷ lệ lao động có việc làm trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp và tỷ lệ hộ lao động có việc làm thƣờng xuyên. Theo Quyết định số 342-QĐ/TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 về sửa đổi một số tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì nội dung về cơ cấu lao động đƣợc sửa thành tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên. Theo đó trƣớc đây tiêu chuẩn là tỷ lệ lao động có việc làm trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp dƣới 25% đƣợc sửa đổi thành tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên trên 90%. Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên đƣợc tính trên tổng dân số trong độ tuổi lao động.

Bảng 4.17. Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên

(Tính đến tháng 12 năm 2015)

TT Nội dung của tiêu chí ĐVT 2013 2014 2015

1 Số xã có tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng

xuyên đạt trên 90% Xã 29 29 29

2 Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên % 90,3 94,4 93,9 Nguồn: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Việc nội dung cơ cấu 1ao động đƣợc sửa đổi đã mở ra hƣớng phát triển phù hợp với tình hình thực tế tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tạo điều kiện để các xã có thể triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phƣơng.

Kết quả, từ 2013 đến nay tất cả các 29 xã của huyện có tỷ lệ lao động có việc làm trên 90%, bình quân năm 2013 đạt trên 90,3%, bình quân năm 2014 đạt trên 94,4 %, bình quân năm 2015 đạt trên 93,9%. Điển hình có một số xã có tỷ lệ cao nhƣ: Vũ Hội: 99,3%; Song An: 99,2%; Tân Hòa: 97,2%...đây là những xã có truyền thống làng nghề và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Kết quả trên là tiền đề góp phần hỗ trợ các địa phƣơng nhanh chóng hoàn thành các tiêu chí khó nhƣ: hộ nghèo, thu nhập, văn hóa… Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra và khiến cho các địa phƣơng không khỏi lo lắng đó chính là việc duy trì và giữ vững kết quả đã đạt đƣợc, bởi đây luôn đƣợc xem là một nội dung “động” và “khó đạt và khó giữ”.

136033 lao động trong độ tuổi có khả năng lao động, 132788 lao động có việc làm thƣờng xuyên. Theo Quyết định 342-QĐ/TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc điều chỉnh nội dung một số tiêu chí đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Vũ Thƣ hoàn thành nội dung trên. Đặc điểm của huyện là một huyện có truyền thống nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong khối ngành nông nghiệp cao, những năm gần đây nhờ có quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và các thành tựu khoa học kỹ thuật mà tỷ lệ lao động đã có những bƣớc thay đổi từ nông nghiệp dần sang công nghiệp và thƣơng mại, dịch vụ nhƣng lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Ghi nhận tại các xã cho thấy: Việc duy trì và giữ vững các nội dung nông thôn mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để duy trì và giữ vững cơ cấu lao động bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện của các cấp, các ngành, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể ở các xã điểm, rất cần sự nỗ lực của mỗi ngƣời dân trong việc lựa chọn cho mình một việc làm phù hợp với thu nhập ổn định.

*Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất

Theo Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về NTM, trong đó hƣớng dẫn thực hiện tiêu chí hình thức sản xuất và hƣớng dẫn phƣơng pháp đánh giá cụ thể nhƣ: hợp tác xã nông nghiệp (bao gồm hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã lâm nghiệp, hợp tác xã thủy sản và hợp tác xã nghề muối) hoạt động có hiệu quả khi tại thời điểm phân loại đạt các tiêu chí sau: hợp tác xã đã đƣợc cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005/Số hộ nông dân tham gia là xã viên và có góp vốn chiếm ít nhất 50% tổng số hộ nông dân trong địa bàn/HTX phải thực hiện đƣợc 3 dịch vụ cơ bản: (Dịch vụ thủy lợi/Dịch vụ cung cấp cây giống, con giống/Dịch vụ tiêu thụ nông sản). Hợp tác xã kinh doanh có lãi và chia lãi theo vốn góp của xã viên/Tổng tài sản của hợp tác xã tăng ít nhất 10% so với 3 năm trƣớc.Tổ hợp tác trong nông nghiệp (bao gồm cả trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nghề muối) hoạt động có hiệu quả tại thời điểm phân loại đạt các tiêu chí sau: Đƣợc Ủy ban nhân dân xã chứng thực vào hợp đồng hợp tác, có ít nhất 20 thành viên là nông dân tham gia tổ hợp tác, và tổ hợp tác hoạt động ổn định trong 3 năm liên tiếp.

Đến cuối năm 2015, toàn huyện có tổng số 41 hợp tác xã với tổng số 62176 thành viên, tổng diện tích canh tác đạt 11.168 ha, doanh thu đến cuối năm 2015 đạt 38,8 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3 tỷ.

Các HTX cũng đã mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ sản xuất: đẩy mạnh cung ứng giống, vật tƣ, các biện pháp kỹ thuật cho các hộ sản xuất theo hƣớng thâm canh, chuyên canh cao nhƣ sản xuất hoa, rau quả an toàn, chăn nuôi, thuỷ sản; đặc biệt trong dịch vụ cung ứng trƣớc giống, vật tƣ, tổ chức làm đất, thủy lợi đã giúp cho các hộ sản xuất theo cơ cấu mùa vụ và nhờ cung ứng giống đảm bảo chất lƣợng, phù hợp với cơ cấu tại địa phƣơng nên năng suất, chất lƣợng sản phẩm tăng lên đáng kể, số hộ làm dịch vụ của hợp tác xã tăng lên, tổng doanh thu của các mô hình hợp tác xã cuối năm 2015 đạt gần 40 tỷ.

Cùng với việc mở rộng dịch vụ, nhiều hợp tác xã đã đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ sản xuất những cây trồng vật nuôi cho năng suất chất lƣợng cao nhƣ hoa, lợn ngoại, cá chất lƣợng, rau quả an toàn…đồng thời đầu tƣ nâng cấp hệ thống kênh mƣơng, trang bị thêm máy móc cho sơ chế và cơ giới hoá đồng ruộng nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ cho các hộ xã viên phát triển sản xuất, làm dịch vụ cho các hộ xã viên sản xuất lúa hàng hoá, đậu tƣơng giống cho vụ sau, bên cạnh đó nhiều hợp tác xã sản xuất rau an toàn, bò sữa đã tổ chức tốt dịch vụ thu mua, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cho các hộ xã viên nhằm khuyến khích phát triển sản xuất đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên và lao động nông nghiệp.

Bên cạnh đó các hợp tác xã còn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập, nâng cao đời sống ngƣời dân: tổ chức cho các hộ xã viên thực hiện hiệu quả các chƣơng trình, dự án phát triển sản xuất của địa phƣơng, các dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế vƣờn ao chuồng, chuyển đổi trồng cây ăn quả, trồng hoa, sản xuất giống cây con và các chƣơng trình sản xuất rau an toàn, lúa hàng hoá chất lƣợng đã góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá, mở rộng quy mô sản xuất theo vùng, tăng năng suất, giá trị sản phẩm, tăng doanh thu cho hợp tác xã.

Nhiều hợp tác xã đã tổ chức cho các hộ xã viên ứng dụng công nghệ sản xuất mới về nhà lƣới, thực hiện dồn điền đổi thửa làm các dự án xây dựng nông thôn mới, tạo thuận lợi cho việc đƣa cơ giới vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá.

Một số hợp tác xã đã đẩy mạnh liên kết với nhau, với các doanh nghiệp để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, chuyển giao giống, công nghệ mới vào sản xuất theo quy mô tập trung, cho sản lƣợng hàng hóa lớn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm nhƣ: Bên cạnh đó một số hợp tác xã đã đẩy mạnh liên kết với nhau, với các doanh nghiệp để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, chuyển giao giống, công nghệ mới vào sản xuất theo quy mô tập trung, cho sản lƣợng hàng hóa lớn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm nhƣ.

Nhƣ vậy có thể nói trong xây dựng nông thôn mới, hợp tác xã có vai trò rất quan trọng, thể hiện ở việc thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ đã tạo điều kiện chohộ xã viên, hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm; phối hợp tích cực với chính quyền địa phƣơng triển khai thực hiện công tác quy hoạch, phân vùng sản xuất, thực hiện dồn điền, đổi thửa, đầu tƣ sản xuất theo hƣớng thâm canh, chuyên canh cao, mở rộng liên kết sản xuất gắn với phát triển các cơ sở chế biến, bảo quản nâng cao giá trị nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhƣ; sản xuất lúa hàng hóa, sản xuất rau sạch, hoa, cây cảnh và kinh doanh dịch vụ tổng hợp,… đem lại thu nhập cao cho xã viên; góp phần thực hiện hiệu quả chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng.

Sau 2 năm triển khai thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, nội dung này có tới 29/29 xã trên toàn huyên đã đạt, hoàn thành nội dung này.

Thực tế cho thấy, hiện nay phần đông chủ nhiệm, tổ trƣởng các hợp tác xã đều có tuổi đời cao, trình độ, năng lực quản lý hạn chế, chƣa qua đào tạo trƣờng lớp, có chăng chỉ là tham dự một số lớp tập huấn ngắn hạn về nghiệp vụ. Không chỉ vậy, riêng bản thân các hợp tác xã cũng bộc lộ những mặt yếu kém bởi chính sự hoạt động thiếu bài bản, thiếu kiến thức pháp luật, khó tạo lòng tin đối với các ngân hàng, hay nói đúng hơn chính bản thân của các thành viên tham gia cũng chƣa thật sự tin tƣởng nên việc huy động nguồn vốn đạt tỷ lệ rất thấp. Khó khăn thứ hai là việc thành lập hợp tác xã phải dựa trên nhu cầu hợp tác của nông dân,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 77 - 84)