Đánh giá của cán bộ xã, thôn về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 101 - 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng về kết quả việc xây dựng nông thôn mới

4.2.6. Đánh giá của cán bộ xã, thôn về xây dựng nông thôn mới

Qua điều tra, phỏng vấn cho thấy: 80,9% ý kiến cán bộ cho rằng địa bàn nhỏ hẹp nhƣng lại đƣợc chia thành nhiều đơn vị hành chính lãnh thổ cũng là một trong những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới, việc có quá nhiều đơn vị hành chính trên một diện tích nhỏ hẹp dẫn đến khó triển khai các nghị quyết, chỉ thị của đảng, nhà nƣớc và địa phƣơng một cách đồng bộ, nhất quán; và khó tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. 100% ý kiến của cán bộ đƣợc điều tra cho rằng nguồn lực địa phƣơng còn hạn chế nên khó khăn cho việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. 52,3 % ý kiến cho rằng nhận thức của ngƣời dân phần nào còn hạn chế, vẫn tồn tại tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. 33,3 % cán bộ cho rằng thu nhập của ngƣời dân chƣa cao cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng. Ngoài ra, trình độ của đội ngũ cán bọ cấp xã cũng là một trong những khó khăn trong triển khai xây dựng nông thôn mới.

Bảng 4.31. Ý kiến của cán bộ thôn, xã về khó khăn trong việc thực hiện nông thôn mới tại địa phƣơng mình

ĐVT: ngƣời

TT Nội dung công việc Số lƣợng (n=21)

Tỷ lệ (%)

1 Địa bàn nhiều đơn vị hành chính lãnh thổ 17 80,9

2 Nguồn lực địa phƣơng còn có hạn 21 100

3 Năng lực đội ngũ còn nhiều hạn chế 15 71,4

4 Nhận thức của ngƣời dân còn kém, trông chờ, ỷ lại 11 52,3

5 Thu nhập ngƣời dân chƣa cao 7 33,3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)