Bài học kinh nghiệm rút ra vận dụng trong nghiên cứu quản lý nhà nước về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 63 - 65)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễ n

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra vận dụng trong nghiên cứu quản lý nhà nước về

nước vđất nông nghiệp trên địa bàn huyn Yên Châu, tỉnh Sơn La

Từ thực tế kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới và kết quả/đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của một số địa phương trong nước, nghiên cứu rút ra một số kinh nghiệm trong việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La như sau:

Một là, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước vềđất nông nghiệp ở các

địa phương trong nước, cần coi trọng công tác tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ

cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước có liên quan đến đất đaiở các cấp,

đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền giao dục pháp luật cho người dân và các tổ chức sử dụng đất nơng nghiệp để góp phần nâng cao nhận thức của người sử dụng đất nông nghiệp.

Hai là, cần quan tâm đến công tác quản lý quy hoạch và việc thực hiện kế

hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý là tiền đề cho việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Quy hoạch khi đã được duyệt cần được công bố, cắm mốc và quản lý chặt chẽ nhằm tránh lãng phí tiền của Nhà nước và người dân do phải đền bù, dỡ bỏ khi di chuyển khi giải phóng mặt bằng. Trong cơng tác quản lý quy hoạch cần phân công trách nhiệm cho đơn

vị cá nhân trực tiếp quản lý, có quy chếthưởng phạt rõ ràng.

Ba là, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là một lĩnh vực phức tạp dễ

dẫn đến những sai phạm cũng như tham nhũng với mức độ lớn. Đối tượng sai phạm có thể cả những cán bộ đã có nhiều năm rèn luyện, cán bộ giữ vị trí chủ

chốt hàng đầu của quận, huyện, thành phố. Do vậy công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ cần phải được coi trọng. Bên cạnh việc giáo dục cần tăng cường sự kiểm

tra giám sát thường xuyên của chính quyền, cấp uỷ Đảng, HĐND, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.

Bốn là, trong quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng khi đã phát hiện ra những sai phạm thì chính quyền các cấp cần phải kiên quyết xử lý triệt để ngay từcơ sở, bất kểđối tượng đó là ai, cấp nào, nếu sai phạm

thì đều bị pháp luật trừng phạt. Đối với những cán bộ thực hiện không hết chức trách, trách nhiệm cũng cần bị xử lý. Hàng năm nhà nước cần thực hiện nghiêm

túc việc thống kê, kiểm kê đất đai, các trường hợp vềhưu, chuyển công tác cần có sự bàn giao trách nhiệm quản lý cụ thể, tránh buông lỏng trong quản lý.

Năm là, nhà nước cần nghiên cứu đểđẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho quản lý và sử

dụng. Nhằm hạn chế tiêu cực trong quản lý nhà nước về đất đai cần thực hiện hình thức đấu giá QSDĐ, đấu thầu thuê đất. Cần xây dựng các quy trình, quy chế, tiêu chuẩn đấu thầu, đấu giá một cách khoa học và công khai rõ ràng để thực hiện và giám sát.

Sáu là, nhà nước cần kiểm tra thu hồi những diện tích đất đã giao hoặc cho

thuê nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không bảo đảm tiến độ, sử dụng đất

khơng đúng mục đích được giao hoặc cho thuê, đất nông nghiệp của các đơn vị

hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang dùng cho sản xuất cải thiện đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)