nước vềđất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Từ thực tế kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới và kết quả/đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của một số địa phương trong nước, nghiên cứu rút ra một số kinh nghiệm trong việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La như sau:
Một là, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước vềđất nông nghiệp ở các
địa phương trong nước, cần coi trọng công tác tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước có liên quan đến đất đaiở các cấp,
đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền giao dục pháp luật cho người dân và các tổ chức sử dụng đất nông nghiệp để góp phần nâng cao nhận thức của người sử dụng đất nông nghiệp.
Hai là, cần quan tâm đến công tác quản lý quy hoạch và việc thực hiện kế
hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý là tiền đề cho việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Quy hoạch khi đã được duyệt cần được công bố, cắm mốc và quản lý chặt chẽ nhằm tránh lãng phí tiền của Nhà nước và người dân do phải đền bù, dỡ bỏ khi di chuyển khi giải phóng mặt bằng. Trong công tác quản lý quy hoạch cần phân công trách nhiệm cho đơn
vị cá nhân trực tiếp quản lý, có quy chếthưởng phạt rõ ràng.
Ba là, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là một lĩnh vực phức tạp dễ
dẫn đến những sai phạm cũng như tham nhũng với mức độ lớn. Đối tượng sai phạm có thể cả những cán bộ đã có nhiều năm rèn luyện, cán bộ giữ vị trí chủ
chốt hàng đầu của quận, huyện, thành phố. Do vậy công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ cần phải được coi trọng. Bên cạnh việc giáo dục cần tăng cường sự kiểm
tra giám sát thường xuyên của chính quyền, cấp uỷ Đảng, HĐND, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
Bốn là, trong quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng khi đã phát hiện ra những sai phạm thì chính quyền các cấp cần phải kiên quyết xử lý triệt để ngay từcơ sở, bất kểđối tượng đó là ai, cấp nào, nếu sai phạm
thì đều bị pháp luật trừng phạt. Đối với những cán bộ thực hiện không hết chức trách, trách nhiệm cũng cần bị xử lý. Hàng năm nhà nước cần thực hiện nghiêm
túc việc thống kê, kiểm kê đất đai, các trường hợp vềhưu, chuyển công tác cần có sự bàn giao trách nhiệm quản lý cụ thể, tránh buông lỏng trong quản lý.
Năm là, nhà nước cần nghiên cứu đểđẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho quản lý và sử
dụng. Nhằm hạn chế tiêu cực trong quản lý nhà nước về đất đai cần thực hiện hình thức đấu giá QSDĐ, đấu thầu thuê đất. Cần xây dựng các quy trình, quy chế, tiêu chuẩn đấu thầu, đấu giá một cách khoa học và công khai rõ ràng để thực hiện và giám sát.
Sáu là,nhà nước cần kiểm tra thu hồi những diện tích đất đã giao hoặc cho
thuê nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không bảo đảm tiến độ, sử dụng đất
không đúng mục đích được giao hoặc cho thuê, đất nông nghiệp của các đơn vị
hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang dùng cho sản xuất cải thiện đời sống
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Châu là huyện biên giới của tỉnh Sơn La, có toạđộđịa lý: Từ 104010'
- 104040' kinh độ Đông; Từ 21007' - 21014' vĩ độ Bắc. Vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La; Phía Nam giáp nước CHDCND Lào;
Phía Đông giáp huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Phía Tây giáp huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Nguồn: UBND huyện Yên Châu (2017)
Huyện Yên Châu cách trung tâm Thành phố Sơn La 64 km vềphía Đông,
cách thủ đô Hà Nội 256 km theo hướng Tây Bắc, là cầu nối giữa 2 trung tâm kinh tế trọng điểm của tỉnh Sơn La là huyện Mộc Châu và huyện Mai Sơn, với diện tích tự nhiện 85.775,9 ha với 14 xã và 1 Thị trấn. Có trục Quốc lộ 6 chạy
nhân dân Lào tạo điều kiện thuận lợi cho Yên Châu phát triển kinh tế cửa khẩu và thúc đẩy mạnh mẽ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Huyện (UBND huyện Yên Châu, 2017).
3.1.1.2. Địa hình địa mạo và khí hậu thời tiết
a. Địa hình
Yên Châu mang đặc điểm chung của vùng miền núi Tây Bắc, địa hình của huyện nhìn chung khá phức tạp, chia cắt mạnh và được phân thành 2 vùng:
Vùng địa hình lòng chảo (vùng QL6) có 9/15 xã, thị trấn. Đây là vùng đệm nằm xen giữa cao nguyên Mộc Châu và Cao nguyên Nà Sản. Có địa hình thấp, chia cắt mạnh có độ cao trung bình 400 m so với mực nước biển, vùng này phát triển mạnh về trồng cây lương thực, cây công nghiệp cây ăn quả nhiệt đới và trồng rừng. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất đai trong vùng có độ dốc lớn và là
điểm hạn chế chính trong việc đầu tư thâm canh các loại cây trồng.
Vùng cao và vùng biên giới có 6/15 xã, có độ cao trung bình từ 900 - 1.000 m so với mực nước biển, với địa hình phiêng bãi chạy dài nhưng không
liên tục, khu vực này chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất trong vùng. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới.
b. Khí hậu, thời tiết
Huyện Yên Châu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm
mưa nhiều. Tuy nhiên, do các yếu tố về vịtrí địa lý, địa hình, độ cao đã tạo nên 2 tiểu vùng khí hậu khá khác biệt:
Vùng lòng chảo (Quốc lộ 6): Khí hậu khô nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Có chế độ nhiệt, số ngày nắng cao, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới. Song bị hạn chếdo lượng mưa ít, nguồn nước tưới khó khăn.
Vùng cao và vùng biên giới khí hậu mát, ẩm, mang tính chất á nhiệt đới, thích nghi với phát triển các loại cây trồng á nhiệt đới, chăn nuôi đại gia súc và
cũng bị hạn chế chung là thiếu nguồn nước tưới.
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn khu vực Tây bắc cho thấy:Nhiệt độ không khí trung bình 220C; độẩm không khí trung bình 80%; tổng số giờ nắng 1986 giờ/năm; lượng bốc hơi bình quân 1.068 mm/năm và lượng
c. Đất đai
Tài nguyên đất được đánh giá về mặt số lượng và chất lượng đất: Theo hồ sơ địa giới hành chính 364, tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống
kê đất đai năm 2015 có 85.775,85 ha, chiếm 6,07% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Sơn La (UBND huyện Yên Châu, 2017).
Theo Chi cục Thống kê huyện Yêu Châu (2015, 2016, 2017) các loại đất từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.000 và các tài liệu khác, trên địa bàn huyện Yên Châu có 6 loại đất chính sau.
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng thấp dọc theo Quốc lộ 6 giáp huyện Mai
Sơn, thích hợp cho việc canh tác lúa, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất Feralit mùn vàng nhạt trên đá cát: Chiếm khoảng 18% tổng diện tích. Phân bố chủ yếu ở xã Chiềng On và ở một số khu vực đất dốc thuộc vùng biên giới. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây ngắn ngày và khoanh nuôi bảo vệ rừng.
+ Đất Feralit đỏnâu trên đá biến chất: Chiếm khoảng 24% tổng diện tích.
Đây là nhóm đất khá phổ biến trong huyện được phân bố khắp trên địa bàn, loại
đất này thường có tầng đất dầy, độ phì cao, tỷ lệ mùn lớn, phù hợp phát triển nhiều loại cây trồng.
+ Đất Đỏ nâu trên đá vôi: Chiếm khoảng 23% tổng diện tích, loại đất này tập trung ở các xã vùng biên giới giáp cao nguyên Mộc Châu, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
Đất Vàng nâu trên đá phù sa cổ: Chiếm khoảng 9% tổng diện tích. Phân bố dọc theo các hệ thống suối lớn, thích hợp cho các loại cây lương thực, cây hàng năm.
+ Đất Feralit nâu vàng trên đá macma axít: Chiếm khoảng 21% tổng diện tích. Phân bố rải rác trên địa bàn toàn huyện, thích hợp phát triển nhiều loại cây trồng.
Theo số liệu thống kê dân số huyện Yên Châu năm 2016 là 78.555 người, mật độ dân số bình quân là 91,6 người/km2. Tỷ lệ phát triển dân số là 1,2% (Chi cục Thống kê huyện Yêu Châu, 2015, 2016, 2017).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua, cùng với ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, của đất nước và của tỉnh. Song huyện Yên Châu đã tranh thủ được những lợi thế tiềm năng về đất đai, cảnh quan môi trường, vị trí địa lý của huyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy kinh tế của huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) năm
2017 đạt 2.801 tỷ đồng, tăng 1.448 tỷ đồng so với năm 2010, bình quân tăng 12,89%/năm, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,52%/năm; khu
vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 20,43%/năm; khu vực dịch vụ, thương mại tăng 15,27%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo
hướng tích cực, hợp lý. Đến năm 2017, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 58%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 6,3%; dịch vụ, thương mại chiếm 35,7%.
Bảng 3.1 Tình hình phát triển kinh tế của huyện Yên Châu
giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 1.530 100 1.677 100 1.781 100 109,6 106,2 107,9 1. Giá trị sản xuất CN 81 5,3 100 6,0 113 6,3 123,5 113,0 118,2 2. Giá trị sản xuất NN 850 55,6 967 57,7 1.033 58,0 113,8 106,8 110,3 3. Giá trị TM- DV 599 39,2 610 36,4 635 35,7 101,8 104,1 103,0 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Châu (2017)
Trong giai đoạn 2015 – 2017 cơ cấu kinh tế của huyện đã có những động thái tích cực trong những năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Tuy vậy, ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành công nghiệp, thương
mại dịch vụtăng chưa bền vững và còn ở mức thấp.
- Dịch vụ: Giá trị sản xuất ngành theo giá so sánh năm 2017 đạt 1.044 tỷ đồng. Kinh tếthương mai, dịch vụ, du lịch đang được phát triển và mở rộng trên
các lĩnh vực, cụ thể:
Tổ chức các hoạt động dịch vụ như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư; dịch vụ thú y; các cửa hàng vật tư; các cơ sở sản xuất cây, con giống... Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trong việc lựa chọn cây, con giống, hướng dẫn phổ biến kỹ thuật thâm canh cây trồng, kỹ thuật thâm canh trên đất dốc, kỹ thuật phòng bệnh cho cây trồng vật nuôi, bảo quản và chế nông sản sau thu hoạch... được đẩy mạnh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tín dụng, ngân hàng: hoạt động ngân hàng được đẩy mạnh, mở rộng diện vay vốn cho nông dân phát triển sản xuất và dịch vụ, với phương thức cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, phù hợp với cây trồng và vật nuôi. Chú trọng cho vay ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng cao biên giới, vùng sâu vùng xa. Mở rộng mạng lưới tín dụng ngân hàng đến các xã, trung tâm cụm xã, nâng cao hiệu quả của các hoạt động tín dụng ngân hàng, đáp ứng yêu cầu nguồn lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo lành mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng.
Du lịch: Năm 2016 và đầu năm 2017, toàn huyện tổ chức phục vụ khoảng
17 nghìn lượt khách tham quan di tích thắng cảnh hang Chi Đảy và các di tích
khác, đồng thời ban hành kế hoạch xây dựng du lịch cộng đồng tại bản Thèn Luông xã Chiềng Đông, gắn với phát triển làng nghề dệt vải thổ cẩm, tạo ra các sản phẩm du lịch, nhằm quảng bá và xúc tiến du lịch trển địa bàn huyện.
Ngành thương mại - dịch vụ của huyện đã đạt được những kết quả đáng
kể, dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ
sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên hoạt động thương mại chủ yếu là bán lẻ thông qua hệ thống chợ, cửa hàng nhỏ và phân tán. Hệ thống chợ quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng nghèo nàn; ... nguyên nhân là thiếu chiến lược phát triển toàn diện và dài hạn của ngành dịch vụ trên địa bàn, vai trò ngành dịch vụ của Huyện
chưa thực sự được quan tâm đầu tư dẫn đến thiếu chỉ đạo tập trung và thiếu các nguồn lực cần thiết cho phát triển.
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Năm 2017 giá trị sản phẩm thu được trên 1
huyện 25.091 ha. Trong đó: Cây lương thực gồm 769 ha lúa xuân, 1.070 ha lúa mùa, 16.450 ha cây ngô, 400 ha cây sắn… sản lượng lương thực có hạt đạt 86.565 tấn. Cây công nghiệp: gồm 1.200 ha cây mía, 264 ha cây chè, 300 ha cây
cà phê, 851 ha cây cao su, 17 ha cây đậu tương… cây ăn quả có 2.787 ha, chủ
yếu là diện tích cây xoài, chuối, mận hậu, nhãn và me. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện có 40.992,88 ha, trong đó đất rừng sản xuất 17.148,95 ha, đất rừng phòng hộ 23.843,93 ha (UBND huyện Yên Châu, 2017).
3.1.2.2. Điều kiện văn hóa – xã hội
a. Dân số và lao động
Tính đến năm 2017 dân số trung bình toàn huyện Yên Châu là 78.555
người, 18.269 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2012 đạt mức 1,2% (UBND huyện Yên Châu, 2017).
Mật độ dân số trung bình quân là 91,6 người/km2, dân số phân bố không
đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Thị trấn có mật độ dân số cao nhất là 3.149,7
người/km2, xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Lóng Phiêng 55 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa thị trấn và nông thôn, khu vực thị trấn có 3.149,7
người (chiếm 5,2% dân số toàn huyện), khu vực nông thôn có 74.451 người (chiếm 94,8 dân số toàn huyện) (UBND huyện Yên Châu, 2017).
Kết quả điều tra khảo sát tình hình thực tế cho thấy lực lượng lao động
trong độ tuổi có khả năng lao động của huyện khá dồi dào, chiếm khoảng 66% dân số toàn huyện (50.860 người), trong đó: lao động ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản có 41.500 người, chiếm 89,2%; lao động ngành công nghiệp, xây dựng
2.730 người chiếm 6%; lao động ngành dịch vụ thương mại 2.290 người chiếm 4,9%. Lực lượng lao động dồi dào xong trình độ lao động còn rất hạn chế, chủ
yếu là lao động chưa qua đào tạo, lao động được đào tạo có kỹ thuật chiếm tỷ lệ
thấp. Lực lượng lao động dồi dào song trình độlao động còn rất hạn chế, chủ yếu
là lao động chưa qua đào tạo, lao động được đào tạo có kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp.