Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 72 - 74)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

3.2.1.1. Tài liệu thứ cấp

- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Châu.

- Địa điểm thu thập: Tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã được cấp có thẩm quyền cơng bố như UBND huyện n Châu, các phịng ban chun mơn huyện như Chi cục thống kê huyện, phịng Tài ngun và Mơi trường, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kho lưu trữ UBND huyện và các phịng ban chun mơn khác liên quan.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Huyện Yên Châu với 14 xã và một thị trấn, trong đó có 4 xã vùng cao,

biên giới, một xã vùng cao nội địa, 8 xã và thị trấn Yên Châu thuộc vùng thấp. Nghiên cứu lựa chọn 4 xã trong 14 xã trên địa bàn huyện làm điểm nghiên cứu,

trong đó có 2 xã vùng cao là xã Phiêng Khồi và Lóng Phiêng, 2 xã vùng thấp là xã Chiềng Pằn và Sặp Vạt, là các xã đại diện cho 2 vùng địa hình trên địa bàn huyện Yên Châu với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau và mức độ triển khai công tác quản lý Nhà nước về đất nơng nghiệp trên địa bàn cũng có nhiều

điểm khác nhau.

Nội dung điều tra bao gồm hai phần:

- Một là, những thơng tin chính vềđối tượng điều tra: tuổi, giới tính, nghề

nghiệp, trình độ, thâm niên cơng tác…

- Hai là, tình hình quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu: việc tiếp cận các chính sách về đất nông nghiệp đối với

người sử dụng đất, tình hình cấp sổđỏ đối với người sử dụng đất nơng nghiệp, những khó khăn trong q trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

đánh giá của người sử dụng đất nơng nghiệp về các chính sách quản lý đất nông nghiệp đang được áp dụng hiện nay, trình độ quản lý đất nơng nghiệp của cán bộ địa chính các cấp… Đối với cán bộ địa chính cấp xã và cấp huyện, nội dung điều tra tập trung vào một số nội dung: việc tiến hành đo đạc địa

chính định kỳ được tiến hành như thế nào, công cụ đo đạc chủ yếu được cán bộ sử dụng, những khó khăn trong q trình thực hiện cấp quyền sử dụng đất cho hộ sử dụng đất nông nghiệp, việc thanh tra định kỳ được tiến hành như

thế nào, thái độ của người dân khi có kiểm tra của cán bộ địa chính các cấp, mức độ phù hợp của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hiện nay so với điều kiện tự nhiên của địa phương, …

Số phiếu điều tra ở từng nhóm đối tượng được trình bay chi tiết tại bảng 3.2 sau.

Bảng 3.2. Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

TT Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra

1 Người sử dụng đất nông nghiệp 120

- Xã Phiêng Khoài 30 - Xã Lóng Phiêng 30 - Xã Chiềng Pằn 30 - Xã Sặp Vạt 30 2 Cán bộ cấp xã (4 xã nghiên cứu) 4 - Cán bộ địa chính cấp xã 4 3 Cán bộ cấp huyện 8

- Chuyên viên địa chính phịng Tài ngun và

Mơi trường huyện Yên Châu

4

- Cán bộ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai 4

Tổng 132

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)