Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.5. Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất nông
4.5.1. Quan điểm và định hướng quản lý đất nông nghiệp của địa phương
4.5.1.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Khai thác sử dụng đất nông nghiệp phải khoa học, hợp lý, có hiệu quả
phải được thể hiện qua việc cải tạo đất và xây dựng các mơ hình sản xuất phù hợp. Trong thời gian tới, do diện tích đất nơng nghiệp sẽ bị giảm để chuyển sang các mục đích khác, phải áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt là trồng cây ăn quả trên đất dốc, vật nuôi,
đảm bảo giữ nguyên hoặc tăng thêm giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp. Sử dụng đất phải khoa học, hợp lý, tiết kiệm do diện tích tự nhiên có hạn,
khơng để thừa, hoang hố hoặc lãng phí đất; phải đảm bảo duy trì và bồi bổ chất
lượng đất, tránh các tác động làm giảm độ màu mỡ hay làm thối hố đất. Bên cạnh đó cịn phải phản ánh được quan điểm khai thác cảnh quan thiên nhiên với cây xanh, mặt nước, hướng gió để tạo nên môi trường sống tốt nhất với con
người. Trên cơ sởcác đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng
và xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp. Vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý đất nông nghiệp của huyện Yên Châu cần dựa trên hệ thống các quan
điểm sau:
- Khai thác khoa học, hợp lý và sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹđất nơng nghiệp
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
- Dành quỹđất từ diện tích đất nơng nghiệp phù hợp cho sự phát triển - Làm giàu và bảo vệ môi trường đất nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài.
4.5.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Châu
- Thúc đẩy chuyển đổi tích cực cơ cấu nơng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về cả lượng và chất, trước hết là thị trường trong huyện, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh của địa phương.
- Phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện, hiệu quảtheo hướng đa canh – sinh thái – bền vững gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; Từng bước xây
dựng nền nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu nội huyện, tỉnh, khu công nghiệp, khu du lịch và hướng vào xuất khẩu.
- Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên – sinh thái
trên địa bàn (đất, nước, khí hậu....), đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng
đất làm cơ sở cho tăng trưởng ổn định nông nghiệp trong bối cảnh đất nơng nghiệp có xu hướng giảm trong các giai đoạn phát triển tới.
- Trong quá trình phát triển nơng nghiệp cần nắm bắt và đưa nhanh các phương thức canh tác tiên tiến, các thành quả khoa học – công nghệ vào ứng dụng rộng rãi đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa, an tồn, chất lượng cao, hiệu quả và bền vững.
- Đầu tư cải tạo đất chưa sử dụng, kết hợp phát triển mở rộng trồng cây
ăn quả trên đất dốc, dành diện tích đất sản xuất nơng nghiệp (đất trồng lúa) cho các mục đích phi nơng nghiệp trên cơ sở tiết kiệm, hợp lý và đảm bảo an
ninh lương thực.
4.5.2. Cơ sở xây dựng các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước vềđất nông nghiệp