Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 68 - 72)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Trong những năm qua, cùng với ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, của đất nước và của tỉnh. Song huyện Yên Châu đã tranh thủ được những lợi thế tiềm năng về đất đai, cảnh quan mơi trường, vị trí địa lý của huyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy kinh tế của huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) năm

2017 đạt 2.801 tỷ đồng, tăng 1.448 tỷ đồng so với năm 2010, bình qn tăng 12,89%/năm, trong đó: khu vực nơng, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,52%/năm; khu

vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 20,43%/năm; khu vực dịch vụ, thương mại tăng 15,27%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo

hướng tích cực, hợp lý. Đến năm 2017, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 58%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 6,3%; dịch vụ, thương mại chiếm 35,7%.

Bảng 3.1 Tình hình phát triển kinh tế của huyện Yên Châu

giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 1.530 100 1.677 100 1.781 100 109,6 106,2 107,9 1. Giá trị sản xuất CN 81 5,3 100 6,0 113 6,3 123,5 113,0 118,2 2. Giá trị sản xuất NN 850 55,6 967 57,7 1.033 58,0 113,8 106,8 110,3 3. Giá trị TM- DV 599 39,2 610 36,4 635 35,7 101,8 104,1 103,0 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Châu (2017)

Trong giai đoạn 2015 – 2017 cơ cấu kinh tế của huyện đã có những động thái tích cực trong những năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Tuy vậy, ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành công nghiệp, thương

mại dịch vụtăng chưa bền vững và còn ở mức thấp.

- Dịch vụ: Giá trị sản xuất ngành theo giá so sánh năm 2017 đạt 1.044 tỷ đồng. Kinh tếthương mai, dịch vụ, du lịch đang được phát triển và mở rộng trên

các lĩnh vực, cụ thể:

Tổ chức các hoạt động dịch vụ như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến

ngư; dịch vụ thú y; các cửa hàng vật tư; các cơ sở sản xuất cây, con giống... Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trong việc lựa chọn cây, con giống, hướng dẫn phổ biến kỹ thuật thâm canh cây trồng, kỹ thuật thâm canh trên đất dốc, kỹ thuật phòng bệnh cho cây trồng vật nuôi, bảo quản và chế nông sản sau thu hoạch... được đẩy mạnh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tín dụng, ngân hàng: hoạt động ngân hàng được đẩy mạnh, mở rộng diện vay vốn cho nông dân phát triển sản xuất và dịch vụ, với phương thức cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, phù hợp với cây trồng và vật nuôi. Chú trọng cho vay ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng cao biên giới, vùng sâu vùng xa. Mở rộng mạng lưới tín dụng ngân hàng đến các xã, trung tâm cụm xã, nâng cao hiệu quả của các hoạt động tín dụng ngân hàng, đáp ứng yêu cầu nguồn lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo lành mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng.

Du lịch: Năm 2016 và đầu năm 2017, tồn huyện tổ chức phục vụ khoảng

17 nghìn lượt khách tham quan di tích thắng cảnh hang Chi Đảy và các di tích

khác, đồng thời ban hành kế hoạch xây dựng du lịch cộng đồng tại bản Thèn Luông xã Chiềng Đông, gắn với phát triển làng nghề dệt vải thổ cẩm, tạo ra các sản phẩm du lịch, nhằm quảng bá và xúc tiến du lịch trển địa bàn huyện.

Ngành thương mại - dịch vụ của huyện đã đạt được những kết quả đáng

kể, dịch vụ bưu chính viễn thơng, vận tải cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ

sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên hoạt động thương mại chủ yếu là bán lẻ thông qua hệ thống chợ, cửa hàng nhỏ và phân tán. Hệ thống chợ quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng nghèo nàn; ... nguyên nhân là thiếu chiến lược phát triển toàn diện và dài hạn của ngành dịch vụ trên địa bàn, vai trò ngành dịch vụ của Huyện

chưa thực sự được quan tâm đầu tư dẫn đến thiếu chỉ đạo tập trung và thiếu các nguồn lực cần thiết cho phát triển.

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Năm 2017 giá trị sản phẩm thu được trên 1

huyện 25.091 ha. Trong đó: Cây lương thực gồm 769 ha lúa xuân, 1.070 ha lúa mùa, 16.450 ha cây ngô, 400 ha cây sắn… sản lượng lương thực có hạt đạt 86.565 tấn. Cây cơng nghiệp: gồm 1.200 ha cây mía, 264 ha cây chè, 300 ha cây

cà phê, 851 ha cây cao su, 17 ha cây đậu tương… cây ăn quả có 2.787 ha, chủ

yếu là diện tích cây xồi, chuối, mận hậu, nhãn và me. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện có 40.992,88 ha, trong đó đất rừng sản xuất 17.148,95 ha, đất rừng phòng hộ 23.843,93 ha (UBND huyện Yên Châu, 2017).

3.1.2.2. Điều kiện văn hóa – xã hội

a. Dân số và lao động

Tính đến năm 2017 dân số trung bình tồn huyện Yên Châu là 78.555

người, 18.269 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2012 đạt mức 1,2% (UBND huyện Yên Châu, 2017).

Mật độ dân số trung bình quân là 91,6 người/km2, dân số phân bố không

đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Thị trấn có mật độ dân số cao nhất là 3.149,7

người/km2, xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Lóng Phiêng 55 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa thị trấn và nông thôn, khu vực thị trấn có 3.149,7

người (chiếm 5,2% dân số tồn huyện), khu vực nơng thơn có 74.451 người (chiếm 94,8 dân số toàn huyện) (UBND huyện Yên Châu, 2017).

Kết quả điều tra khảo sát tình hình thực tế cho thấy lực lượng lao động

trong độ tuổi có khả năng lao động của huyện khá dồi dào, chiếm khoảng 66% dân số tồn huyện (50.860 người), trong đó: lao động ngành nơng, lâm nghiệp - thuỷ sản có 41.500 người, chiếm 89,2%; lao động ngành công nghiệp, xây dựng

2.730 người chiếm 6%; lao động ngành dịch vụ thương mại 2.290 người chiếm 4,9%. Lực lượng lao động dồi dào xong trình độ lao động cịn rất hạn chế, chủ

yếu là lao động chưa qua đào tạo, lao động được đào tạo có kỹ thuật chiếm tỷ lệ

thấp. Lực lượng lao động dồi dào song trình độlao động cịn rất hạn chế, chủ yếu

là lao động chưa qua đào tạo, lao động được đào tạo có kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp. Vấn đề giải quyết việc làm được gắn với thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các chương

trình kinh tế để tham gia giải quyết việc làm; khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế trang trại đểthu hút lao động, giải quyết việc làm.

tích cực đến sự phát triển sản xuất; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

đưa năng suất sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng, đời sống nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Cơng tác xố đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, số hộ

thốt khỏi đói nghèo trong năm là 976 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ43,1% (năm

2010) xuống còn 29,8% (năm 2014), đến năm 2015 là 27,77% và năm 2016

còn 25,8% (UBND huyện Yên Châu, 2017).

b. Giáo dục và văn hóa

Về giáo dục và đào tạo, tồn huyện có 65 trường, 19.282 học sinh, trong

đó: tiểu học có 24 trường, 7.679 học sinh; trung học cơ sở có 18 trường, 4.867 học sinh; Trung học phổ thơng có 02 trường, 1.414 học sinh và Mầm non 20

trường, 5.322 học sinh. Huyện có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 360 học

sinh và 01 Trường phổ thông dân tộc nội trú. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục tiếp tục được đầu tư; tồn huyện có 713 phịng học, trong đó phịng học kiên cố có 469 phịng, phịng học bán kiên cố có 183 phịng, nhà tạm có 61 nhà. Số phòng học đủcho các trường tổ chức học 1 ca (UBND huyện Yên Châu, 2017).

Việc thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh được thực hiện đầy đủ, nhờ vậy tỷ lệ huy động học sinh đi học ngày càng tăng: nhà

trẻ tỷ lệ huy động đạt 13,1%, mẫu giáo đạt 96,4%, tiểu học huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 99,82%, học sinh hồn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt 99,1%, học sinh tốt nghiệp THCS và bổ túc THCS vào học lớp 10

đạt 68,7% (UBND huyện Yên Châu, 2017).

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngày càng được tăng cường, tồn huyện hiện có tổng số 1.201 cán bộ giáo viên, nhân viên; tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 60,4%, giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt 30,41%, cấp tỉnh 18,4%, cấp quốc gia 0,25%; tỷ lệ đảng viên

đạt 60,2% (UBND huyện Yên Châu, 2017).

Cơ sở y tế của huyện đã và đang được đầu tư xây dựng và nâng cấp để đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đến nay tồn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 01 trung tâm y tế, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 12

phòng khám tư nhân và dịch vụ y tế, 15/15 xã, thị trấn có trạm y tế. Số xã đạt chuẩn quốc gia vì y tế là 03 xã. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại văcxin đạt trên 90%. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 73% (UBND huyện

Yên Châu, 2017).

Cơ sở văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng, đến nay 15 xã, thị trấn đã

có nhà văn hố, 172 thơn bản có nhà văn hóa phục vụ cho cơng tác phát triển văn hoá, thể dục, thể thao của địa phương. Đến năm 2016, tỷ lệgia đình văn hố là 51,95%, tỷ lệ tiểu khu, bản, đạt tiêu chuẩn văn hóa là 38,42%, tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình thểthao đạt 12%, số câu lạc bộ thể dục thể thao có 24 câu lạc bộ. Số đội văn nghệ quần chúng có 216 đội (UBND huyện Yên Châu, 2017).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)