Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý nhà nươc về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên
4.2.3. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp
a. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Châu
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp được UBND huyện khá quan tâm. Kỳ quy hoạch trước, trên địa bàn huyện Yên Châu có 14 xã và 01 thị trấn đã lập quy hoạch phân bổ sử dụng đất nông nghiệp theo Chỉ thị
10/1998/CT-TTg ngày 12/02/1998 của Chính phủ về đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất, cấp giấy CNQSD đất nông nghiệp.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hành lang pháp lý, là cơ sở để quản lý sử dụng đất đai, ngoài ra quy hoạch sử dụng đất có các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng hiệu quảhơn. Xác định rõ vai trị và tầm quan trọng của cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
và được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi
trường. Huyện Yên Châu đã tiến hành tổ chức triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cả cấp huyện và cấp xã. Kết quả thực hiện:
Cấp huyện đã lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015), được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại
Cấp xã: 15/15 xã, thị trấn lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (2011 - 2015). Trong đó: UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của thị trấn Yên Châu, UBND huyện Yên Châu phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của 14 xã.
Thực hiện theo Luật đất đai năm 2013, UBND huyện đã lập kế hoạch sử
dụng đất năm 2015, năm 2016 và đã được phê duyệt của UBND tỉnh Sơn La.
Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Việc quản lý quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất: Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, UBND cấp huyện, cấp xã đã tiến hành tổ chức công bố, công khai quy hoạch được phê duyệt trong suốt q trình thực hiện, đồng thời phân cơng cho các ngành, các lĩnh
vực quản lý theo quy hoạch.
* Kế hoạch sử dụng đất trong năm 2017
Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Châu trong năm 2017 được phê duyệt tại Quyết định số949/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La, trong đó: tổng diện tích đất tự nhiên trong tồn huyện là 85.775,85 ha thì có 77.196,83
ha đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 90% tổng diện tích đất tự nhiên trong tồn huyện; nhóm đất phi nơng nghiệp: 3.187,69 ha, chiếm tỷ lệ 3,72% tổng diện tích tựnhiên; nhóm đất chưa sử dụng: 5.391,33 ha, chiếm tỷ lệ 6,29 ha.
Diện tích đất nơng nghiệp thực hiện thu hồi theo kế hoạch trong năm 2017
là 64,72 ha.
Chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi
nơng nghiệp trong kế hoạch năm 2017 là 64,72 ha, trong đó:
- Đất trồng lúa: 11,33 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác: 20,52 ha;
- Đất trồng cây lâu năm: 6,83 ha;
- Đất rừng phòng hộ: 24,03 ha; - Đất rừng sản xuất: 1 ha;
- Đất nuôi trồng thủy sản: 1,02 ha.
Chuyển mục đích trong nội bộ đất nơng nghiệp trong kế hoạch 2017 là 4,75 ha. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong đó có nhóm đất nông nghiệp là 687,68 ha.
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Châu (2015 – 2017) ĐVT: Ha Đất nông nghiệp 2015 2016 2017 Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) Diện tích đất nơng nghiệp 68.753,9 79.628,4 115,8 80.252,4 76.573,9 95,4 77.196,8 76.553,8 99,2 1. Đất trồng lúa 1.729,9 1.635,8 94,6 1.572,2 1.575,8 100,2 1.549,7 1.573,8 101,6 2. Đất trồng cây hàng năm khác 17.741,3 27.795,6 156,7 27.680,7 27.915,3 100,8 27.705,8 27.990,4 101,0
3. Đất trồng cây lâu năm 4.792,8 5.742,1 119,8 5.809,2 5.742,1 98,8 5.922,6 5.740,8 96,9
4. Đất rừng phòng hộ 22.874,4 22.847,0 99,9 23.319,1 23.843,9 102,3 24.098,9 23.842,1 98,9
5. Đất rừng sản xuất 21.258,5 21.260,1 100,0 21.524,8 17.149,0 79,7 17.573,1 17.148,9 97,6
6. Đất nuôi trồng thủy sản 350,1 347,8 99,3 346,5 347,8 100,4 346,7 347,8 100,3 Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Yên Châu (2017a)
Biểu đồ 4.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Châu (2015 – 2017)
Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Yên Châu (2017)
* Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Châu đến năm 2020
Đến ngày 14 tháng 7 năm 2017, UBND tỉnh Sơn La có Quyết định số 949/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La; trong đó, điều chỉnh diện tích, cơ cấu các loại đất đến năm 2020 (chi tiết tại bảng 4.6).
Bảng 4.6. Quy hoạch sử dụng đất của huyện Yên Châu đến năm 2020
Chỉ tiêu
Quy hoạch sử dụng đến năm 2020 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 85.775,85 100
1. Đất nông nghiệp 80.722,04 94,11
2. Đất phi nông nghiệp 3.855,67 4,50
3. Đất chưa sử dụng 1.198,14 1,40
Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Yên Châu (2017b)
Nguyên nhân điều chỉnh đất nông nghiệp: Huyện Yên Châu xác định bổ
Nguyên nhân là do bổ sung diện tích cho phát triển cây ăn quả đến năm 2020
theo chủ trương của tỉnh và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, tái sinh có kết hợp trồng bổ sung rừng theo kế hoạch phát triển rừng.
Biểu đồ 4.3. Quy hoạch sử dụng đất của huyện Yên Châu đến năm 2020
Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Yên Châu (2017b)
Về diện tích chuyển mục đích sử dụng đất: chuyển mục đích đất nơng nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nơng nghiệp trong kỳđiều chỉnh quy hoạch là 585,70 ha, trong đó:
- Đất trồng lúa: 37,9 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác: 303,97 ha;
- Đất trồng cây lâu năm: 50,81 ha;
- Đất rừng phòng hộ: 105,57 ha; - Đất rừng sản xuất: 85,48 ha; - Đất nuôi trồng thủy sản: 1,97 ha.
Chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộđất nông nghiệp trong kỳđiều chỉnh quy hoạch là 30,22 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đíchcó đất nơng nghiệp là 4.733,87 ha.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có hiệu quả tích cực, góp phần đưa cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tiếp tục đi vào nề nếp, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện. Tuy nhiên, còn tồn tại một số xã việc quản lý đất quy hoạch chưa đảm bảo, để nhân dân sử dụng đất sai mục đích.
Nhìn chung, việc thực hiện chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất trong kế
hoạch sử dụng đất của huyện đã theo sát và về cơ bản đã đạt được theo các chỉ tiêu đã đề ra. Quá trình sử dụng đất đều dựa trên những quan điểm khai thác, sử
dụng hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất và cố gắng bảo vệ chống thoái hoá
đất, đáp ứng được các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố của huyện.
Q trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã cơ cấu lại việc sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu sử dụng đất trong nông nghiệp nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, hạn chế có hiệu quả việc chuyển đất lúa nước sang mục
đích khác.
Kết quả công tác quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu trong những năm qua đã giúp nhiều xã giảm diện tích trồng
cây lương thực trên đất dốc để chuyển sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như xoài, chuối, nhãn… Đến hết năm 2017, toàn huyện Yên Châu đã
trồng mới được 960 ha cây ăn quả các loại, trong đó có xã Chiềng Đơng trồng
được 112 ha nhãn ghép chín muộn, xồi ghép Đài Loan; xã Mường Lựm trồng
được 110 ha cây ăn quả… Tính đến thời điểm này, diện tích cây ăn quả của huyện Yên Châu đã đạt 4.327 ha. Để tổ chức tốt cơng tác trồng, chăm sóc, đặt biệt là mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cây ăn quả, huyện Yên Châu đã
thành lập mới 7 hợp tác xã nơng nghiệp.
Ngồi phát triển cây ăn quả, trong lĩnh vực trồng trọt, huyện Yên Châu những năm qua cũng có nhiều khởi sắc với nhiều mơ hình trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân như mơ hình thâm canh ngơ lai được triển khai rộng khắp ở 14 xã trên địa bàn huyện, mơ hình thâm canh lúa nước, mơ hình trình diễn các giống lúa, mơ hình trồng tỏi trên ruộng 1 vụ, 2 vụ với diện tích 20 ha tại xã Chiềng Đơng… Thực tế cho thấy, đã có nhiều mơ hình sản xuất nơng nghiệp phù hợp với điều kiện đất đai tự nhiên của địa phương,
phù hợp với điều kiện đầu tư, trình độ sản xuất nông nghiệp của người dân, làm
canh tác của người dân, phát triển kinh tế hộnông dân trên địa bàn huyện.
b. Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Châu
Những mặt đạt được
- Nhìn chung, việc thực hiện chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong kế hoạch sử dụng đất đến năm 2017 của huyện đã theo sát và về cơ
bản đã đạt được theo các chỉ tiêu đã đề ra. Q trình sử dụng đất nơng nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp đều dựa trên những quan điểm khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất và bảo vệ chống thoái
hoá đất, đáp ứng được các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố của huyện.
- Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã cơ cấu lại việc sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp nông thôn đặc biệt trồng cây trên đất dốc nhằm phù hợp với nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, hạn chế có hiệu quả việc chuyển đất lúa nước sang mục đích khác.
Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu
Nội dung Sốlượng
(Người)
Cơ cấu (%)
1. Kế hoạch quy hoạch được xây dựng trên quan điểm
sử dụng hiệu quả tiết kiệm 12 100,00
2. Thực hiện theo đúng quy hoạch 12 100,00
3. Phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế 11 91,66 4. Đáp ứng đủ nhu cầu đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa 11 91,66 5. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai chưa chính xác 9 75,00 6. Bảo vệ diện tích sản xuất nơng nghiệp 11 91,66 7. Phối hợp giữa các ban ngành còn hạn chế 10 83,33 8. Vẫn cịn tình trạng người vi phạm 12 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Tuy nhiên, kế hoạch sử dụng đất của huyện vẫn còn những yếu kém, hạn chế:
- Phương án kế hoạch cịn chưa dự báo chính xác về nhu cầu quỹđất cho các mục đích sử dụng, nhất là đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển cho các mục đích cơng cộng, dẫn đến tình trạng dự báo vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và
thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác quy hoạch sử
dụng đất thiên về sắp xếp quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh theo mục tiêu quản lý hành chính, chưa tính tốn đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong sử dụng đất, chưa phát huy cao tiềm
năng của đất nông nghiệp.
- Việc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất nơng nghiệp, cây trên nương,
dành quỹ đất cho các lĩnh vực xã hội hoá như cơ sở y tế, văn hoá, thể dục cơ sở
thể dục thể thao, cơ sở giáo dục - đào tạo đào tạo chưa được đề cập đúng mức trong các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc rà soát và quy hoạch lại đối với
đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, đất làm nhà ở của các đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang triển khai còn chậm.
- Sự phối hợp giữa các phịng, ban, ngành trong cơng tác lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất nhìn chung chưa tốt. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành khác chưa thực sự thống nhất, tình trạng tự phát, cục bộ
thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các ngành, các cấp vẫn chưa được chấn chỉnh. - Việc chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong nhiều trường hợp
chưa nghiêm. Tình trạng người sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nơng nghiệp vẫn cịn xảy ra.
Đánh giá nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất
- Chưa quán triệt đầy đủ vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đất đai dẫn tới chưa có sự chỉ đạo đúng mức việc lập, phê duyệt và triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được coi trọng và thực hiện thường xuyên.
- Các điều kiện về vật chất cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp chưa bảo đảm, hầu hết các xã, thị trấn chưa bố trí thoảđáng kinh phí để hồn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính để quản lý diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn xã mình mà số liệu vẫn căn cứ vào việc đo đạc thủcông năm 1998-1999.
Bảng 4.8. Đánh giá của cán bộ chuyên môn về công tác quản lý đất nông
nghiệptrên địa bàn huyện Yên Châu
Nội dung Sốlượng
(Người)
Cơ cấu (%)
Chưa chỉ đạo đúng mức 8 66,66
Việc kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện đúng mức 8 66,66
Các điều kiện vật chất còn hạn chế 10 83,33
Thiếu các biện pháp khảthi để thực hiện 7 58,33 Bản kế hoạch, quy hoạch còn chưa khớp thực tiễn 7 58,33
Chưa chủ động nguồn vốn đầu tư các cơng trình 9 75,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
- Thiếu các giải pháp có tính khảthi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, trong đó có hai khâu yếu quan trọng là khơng cân đối đủ nguồn lực về
vốn cho xây dựng hạ tầng và sự bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm đôi khi chưa bám sát vào quy hoạch sử
dụng đất đã được duyệt mà thường chỉ căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, xã và các tổ chức sử dụng đất. Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức cịn chủ quan, khơng có dự án tiền khả thi nên nhiều dựán đã phê duyệt
nhưng khơng có khảnăng thực hiện và thực hiện chậm so với tiến độ.
- Chưa chủ động về nguồn vốn đầu tư thực hiện các cơng trình đã đăng ký trong phương án quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt.