Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 27 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễ n

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Theo quy định tại Điều 22 Luật Đất đai sửa đổi bổ sung do Quốc hội ban

hành năm 2013, quản lý Nhà nước về đất đai được quy định bởi 15 nội dung cụ

thểnhư sau:

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụngđất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

Sơ đồ 2.1. Ni dung quản lý nhà nước vđất nông nghip

ca chính quyn huyn

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất.

8. Thống kê, kiểm kê đất đai.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất và giá đất.

11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Khảo sát, đo đạc, lập bản đồđịa chính Tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về đất nông nghiệp

Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,

chuyển mục đích sử dụng

Đăng ký giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm Nội dung quản lý nhà

nước về đất nông nghiệp

13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất.

14. Giải quyết tranh chấp về đất; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất.

15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất.

Theo quy định của luật đất đai thì quản lý nhà nước vềđất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng tại các cấp quản lý cần thực hiện có 15 nội dung

như trên. Để phù hợp với thực tiễn quản lý hiện nay tại cấp huyện có thể nhóm lại thành 6 nhóm cơng việc theo mô tảnhư sơ đồ 2.1.

2.1.4.1. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về đất nông nghiệp

Đây chính là q trình nhà nước sử dụng cơng cụ pháp luật trong quản lý.

Nhà nước dùng pháp luật để thực hiện quyền cai trị của mình, bằng cách tác động vào ý chí của con người đểđiều chỉnh hành vi của họ.

Luật pháp là công cụ cho các cơng cụ quản lý khác, các chính sách chếđộ

của nhà nước thực hiện có hiệu quảhơn.

Như đã nêu ởtrên, đất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng là một vấn đề hết sức phức tạp, vừa mang tính kinh tế lại vừa mang tính xã hội, trong quan hệ đất nông nghiệp thường dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp, để gải quyết các mối quan hệđó, nhà nước phải ban hành một hệ thống văn bản đầy đủ, chặt chẽ.

Đất nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, diễn biến quan hệ về đất nông nghiệp xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp đòi hỏi cả

về lý luận cũng như thực tiễn phải tiếp tục được bổ sung, hồn thiện. Vì vậy,

công tác ban hành văn bản pháp quy luôn được quan tâm hàng đầu.

Tuy nhiên, để pháp luật đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, cần tổ

chức tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến mọi đối tượng trong xã hội, bên cạnh đó việc thực thi pháp luật cũng cần được quan tâm, phải kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm cả trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.

Nội dung này bao gồm việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất nông nghiệp, tuyên truyền phổ biến đến mọi đối tượng quản lý, sử

dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của cấp dưới thường được

các cơ quản quản lý cấp dưới ban hành trái hoặc có thêm các quy định khác so với các văn bản của cấp trên (Nguyễn Văn Hợi, 2015).

Những nội dung thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ được quy

định rõ trong Luật và những nội dung thuộc thẩm quyền ban hành của cấp tỉnh

được quy định trong Nghị định của Chính phủ. Theo các văn bản thi hành Luật

đất nông nghiệp 2013, cấp tỉnh quy định về một số nội dung trên địa bàn tỉnh

như: giá đất hàng năm trên cơ sở khung giá của Chính phủ; hạn mức giao đất ở

mới và hạn mức công nhận đất ở; suất đầu tư đối với các dựán; quy định quản lý một số loại đất như nghĩa địa, đất tơn giao, tín ngưỡng… (Chính phủ, 2014).

2.1.4.2. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính

Trong một thời gian dài, suốt từ khi thực hiện Quyết định số 201/CP năm

1980 qua Luật Đất đai 1987 đến Luật Đất đai 1993, việc Điều tra, khảo sát đất

đai ln được xếp lên vị trí thứ nhất trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai. Trong giai đoạn này, nước ta luôn chú ý đến việc điều tra, khảo sát đất đai; sau đó đo đạc và xây dựng bản đồđịa chính, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất để phục vụ cho công tác quản lý nhà

nước vềđất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).

Theo quy định tại khoản 13, Điều 4, Luật Đất đai 2003 thì: "Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa tý có liên quan, lập theo

đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận. " Luật Đất đai 2003 quy định "Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý Nhà nước vềđất đai." Như vậy, bản đồ địa chính rất quan trọng trong hồ sơ địa chính để quản lý đất đai ở các địa

phương. Nó là một trong bốn loại tài liệu của hồsơ địa chính. Hiện nay cịn khá nhiều đơn vị hành chính cấp xã ởvùng nông thôn chưa lập được bản đồđịa chính nên ởđó khó có thể làm hết cơng tác quản lý đất đai (Quốc hội, 2003).

Đối với đất nơng nghiệp thì cùng với việc khảo sát đo đạc là công việc

đánh giá, phân hạng chất lượng đất. Nhà nước quản lý công tác này thông qua việc lấy mẫu đất xét nghiệm từ đó phân tích và đưa ra định hướng phát triển sản xuất chuyên canh phù hợp. Phân hạng đất đồng thời để chia ra các loại đất khác

nhau, làm căn cứ tính thuế sử dụng đất đối với các cá nhân, tổ chức có sử dụng

đất canh tác. Tuy nhiên trong lĩnh vực này, hiện Nhà nước đang có nhiều những khuyến khích hỗ trợ nơng dân nhằm xố đói giảm nghèo ở nơng thơn, có hướng

chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni hợp lý đểđẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa nơng thơn, đồng thời thúc đẩy việc khai hoang phục hoá đất và nâng cao hệ

số sử dụng đất trong nơng nghiệp. Vì vậy mà thuế sử dụng đất nông nghiệp đang ngày càng được giảm dần và tiến tới xố bỏđối với người nơng dân.

Như vậy, công tác quản lý về đo đạc, lập bản đồ địa chính là cơng tác quản lý cơ sở cho cấp chính quyền địa phương bao quát toàn khu vực. Đây là nội dung quan trọng, là cơ sởđầu tiên để Nhà nước tiến hành quản lý chặt chẽ vềđất nông nghiệp.

2.1.4.3. Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Quy hoạch đất đai là sự tính tốn, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng và chất lượng, vị trí, khơng gian... cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Nó đảm bảo cho việc sửđụng đất đạt hiệu quả cao nhất phù hợp với các điều kiện vềđất đai,

khí hậu, thổnhưỡng và từng ngành sản xuất (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).

Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thể hiện tính pháp lý và quyền sử dụng đất theo pháp luật, đồng thời nó cịn thể hiện tính khoa học và nghệ thuật trong quá trình thực hiện. Trong thực tiễn khi quy hoạch sử

dụng đất nông nghiệp thường nảy sinh các yêu cầu xây dựng quy hoạch chuyên ngành đối với các cơng trình cơ sở hạ tầng gắn liền với đất như: hệ thống giao thông, mạng lưới thủy lợi, hệ thống các điểm dân cư… Để đảm bảo thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và các cơng trình trên, cần dựa trên cơ

sở dự báo sử dụng đất chung của vùng. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp không làm thay các quy hoạch chuyên ngành. Trong phương án quy hoạch sử

dụng đất nơng nghiệp, các cơng trình liên quan tới đất như hệ thống giao thông, thủy lợi, điểm dân cư… được thể hiện dưới dạng sơ đồ phân bố và xử

lý số liệu theo các chỉ tiêu tổng quát. Trên cơ sởsơ đồ phân bố, khi có nhu cầu sẽ xây dự án quy hoạch chuyên ngành theo từng cơng trình riêng biệt (thiết kế

lại mạng lưới tưới tiêu, trạm bơm,…). Do vậy, việc sử dụng hợp lý đất nông nghiệp được thực hiện theo tuần tự từ quy hoạch tổng thể sử dụng đất nông nghiệp đến các dự án chuyên ngành sẽ cho phép giải quyết cụ thể các vấn đề

về sử dụng đất trên cơ sở áp dụng các tiến bộ và thành tựu của khoa học kỹ

thuật (Nguyễn Ngọc Lưu, 2006).

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và quản lý đất cho thấy: các tài liệu về thống kê sốlượng, chất lượng đất cũng như việc đăng ký đất

phục vụ cho việc lập quy hoạch sử dụng nó. Ngược lại, cơ cấu đất được tạo ra trong quá trình quy hoạch sử dụng là cơ sở để thống kê đất đai. Các số liệu về

phân hạng đánh giá đất cũng được sử dụng để lập quy hoạch và kế hoạch sử

dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp tồn quốc, cấp vùng và cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược, dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch cấp huyện phải hài hòa phù hợp với quy hoạch cấp tỉnh. Quy hoạch cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô, quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô và làm cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là những công cụ quan trọng đểNhà nước thực hiện thống nhất quản lý về đất nông nghiệp. Đại diện của Nhà nước ở các địa phương

là những cơ quan chun mơn về địa chính ở các cấp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn mình quản lý. Vì vậy, Nhà nước vẫn có thể thực hiện được quyền định đoạt của mình

đối đất nông nghiệp và nắm được sự chu chuyển của đất nông nghiệp thông qua kết quả của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Căn cứ vào quy hoạch kế hoạch sử

dụng đất Nhà nước có cơ sởđể thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục

đích sử dụng đất hay chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng cũng như phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội (Nguyễn Ngọc Lưu, 2006).

2.1.4.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Tại Điều 4, Luật Đất đai 2003: Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng

đất. Nhà nước cho thuê đất tà việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp

đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho

tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này. Chuyển mục đích sử dụng đất là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hành chính cho phép chuyển mục đích sử dụng với những diện tích

đất cụ thể từ mục đích này sang mục đích khác.

Hiến pháp nước cộng hịa xã hội chủnghĩa Việt Nam (2013) quy định:

“Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.” Đất đai

của chúng ta do thuộc ở hữu toàn dân do nhà nước quản lý và đại diện chủ sở

hữu. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng dưới các hình thức như giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền hàng năm hay cho thuê đất trả tiền thuê đất cho cả thời kỳ. Vì Nhà nước thống nhất quản lý cũng đồng thời đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, bền vững thì các cơ quan chun mơn đại diên cho Nhà nước

ởđịa phương có trách nhiệm quản lý các hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời việc quản lý tốt lĩnh vực này còn đảm bảo được nguồn thu cho Nhà nước từ việc thu tiền sử dụng đất. Hiện nay thủ tục của việc giao đất, cho thuê đất đang được

đơn giản hố thơng qua việc Nhà nước cho phép đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu các cơng trình có sử dụng đất.

Để có thể tập trung được ruộng đất, đáp ứng cho yêu cầu phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố thì đất sản nghiệp đang được giao, cho thuê một cách

ổn định lâu dài. Cụ thể, theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003 thì cá nhân hộ gia đình ở đồng bằng được giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản,

đất làm muối không quá 3 ha, đối với mỗi loại đất có thời hạn là 20 năm; đất trồng cây lâu năm được giao không quá 10 ha với thời hạn là 50 năm; trường hợp

được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất ni trồng thuỷ

sản, đất làm muối thì tổng diện tích được giao khơng q 5 ha. Nếu được giao

thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức được giao thêm không quá 5 ha; Đối với

thuê đất thì thời hạn cho th lần lượt là khơng quá 20 năm và 50 năm tương ứng với mỗi loại trên. Khi hết thời hạn giao, thuê đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà

nước xem xét giao, cho thuê tiếp (Quốc hội, 2003).

Trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Luật đất đai 2003 có quy định phải ghi cụ thể diện tích phải thu hồi trong kỳ kế hoạch để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đối với một vùng nông thôn khi thu hồi đất luôn xảy ra những vấn đề cần giải quyết như người dân sẽkhông có đất hay thiếu đất để sản xuất nơng nghiệp từ đó dẫn đến nạn thất nghiệp, thu nhập của người dân không

ổn định, phát sinh những tiêu cực trong xã hội. Do vậy khi thu hồi đất sản xuất của người dân thì u cầu phải có những chính sách nhất định để ổn định đời sống người dân như việc đền bù, bồi thường, đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho

người dân. Vì vậy quản lý được điều này mới sử dụng đất hiệu quả và đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)