Hệ thống nước tưới cho rau của các tỉnh năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 47)

STT Tỉnh, thành phố

Giếng khoan Kênh mương bê tông

Số lượng

(cái) Khả năng tưới (ha) Chiều dài

Chất lượng Tốt Trung bình 1 Vĩnh Phúc 5.444 2.000 135,8 135,8 - 2 Hà Tây 250 100 - - - 3 Hưng Yên 4 10 - - - 4 Hải Phòng 10 20 15,0 - 15 5 Bắc Ninh 50 20 15,0 12,0 - 6 Hải Dương - - - - - Tổng cộng 5.758 2.150 162,8 147,8 15

Nguồn: Dự án Rau an toàn VietGap thành phố Việt Trì (2017) Trong số 6 tỉnh, Vĩnh Phúc có hệ thống giếng khoan lớn nhất với trên 5.444 cái và có khả năng tưới được trên 30% diện tích rau của tỉnh. Hà Tây có trên 250 cái có khả năng tưới cho 100 ha (chiếm 0,5% diện tích rau của tỉnh) còn lại các tỉnh khác số lượng giếng khoan rất ít.

Tập huấn nông dân:

Bảng 2.4. Kết quả tập huấn nông dân của các tỉnh trên rau (Năm 2016)

TT Tỉnh, thành phố Lớp dài hạn 3,5 tháng (IPM) Lớp tập huấn ngắn hạn Số lớp được học Số ND Số lớp được học Số ND 1 Vĩnh Phúc 30 900 175 8.750 2 Hà Tây 62 1.860 2 60 3 Hưng Yên 36 1.080 - - 4 Hải Phòng 53 1.960 - - 5 Bắc Ninh 39 1.115 25 750 6 Hải Dương 39 1.170 8 600 Tổng cộng 259 8.085 210 10.160

Cũng như Việt Trì, thực hiện sự chỉ đạo của cục BVTV và sở Nông nghiệp & PTNT của tỉnh công tác tập huấn, chuyển giao TBKT vào sản xuất RAT đã được thực hiện tuy nhiên lượng còn hạn chế, cụ thể :

Qua điều tra cho thấy số hộ nông dân được huấn luyện về IPM trên cây rau ở các tỉnh còn chiếm tỉ lệ rất thấp, cao nhất là Hải Phòng: 1.960 hộ, thấp nhất là Vĩnh Phúc: 900 hộ

Sử dụng phân bón qua điều tra các tỉnh cho thấy:

Do đặc thù các tỉnh: sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là chăn nuôi, do vậy nông dân các tỉnh sử dụng lượng phân hữu cơ ủ để bón cho rau khá lớn, cao nhất là Vĩnh Phúc (96% số hộ), thấp nhất là Hà Tây (22,7% số hộ).

Hầu hết các tỉnh đã quan tâm sử dụng phân vi sinh để bón cho rau, tuy nhiên tỷ lệ hộ nông dân sử dụng chưa cao và chưa đồng đều. Trong 6 tỉnh, Hà Tây có tỷ lệ sử dụng phân vi sinh cao nhất (72,2% số hộ, tương đương Việt Trì), thấp nhất là Hưng Yên (25% số hộ).

Tỷ lệ số hộ sử dụng phân hóa học NPK để bón cho rau cao, cao nhất là 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Hưng Yên (92% số hộ). Đây là loại phân có giá rẻ nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng rau nếu không bón đúng kỹ thuật.

Sử dụng thuốc BVTV trên rau: Kết quả điều tra nông dân 5 tỉnh về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau cho thấy:

Sử dụng thuốc trừ sâu: Đã xác định được 56 loại thuốc trừ sâu mà nông dân 6 tỉnh thường xuyên sử dụng trên rau. Trong đó Bắc Ninh có chủng loại thuốc trừ sâu nhiều nhất (33 loại), thấp nhất là tỉnh Hải Phòng (11 loại thuốc trừ sâu). Tuy nhiên vẫn ít hơn của Việt Trì (52 loại) do nhiều công ty đóng trên địa bàn quảng bá.

Các loại thuốc trừ sâu nguồn gốc sinh học, thảo mộc đã được nông dân các tỉnh sử dụng , tuy nhiên chủng loại, mức độ còn thấp so với Việt Trì, cao nhất là Vĩnh Phúc: 7 loại; thấp nhất là Hưng Yên, Hải Phong: 2 loại/tỉnh (tại Việt Trì đã sử dụng 11 loại).

Sử dụng thuốc trừ bệnh: Đã xác định được 32 loại thuốc trừ bệnh, nông dân 6 tỉnh thường sử dụng trên rau, trong đó nhiều nhất là Vĩnh Phúc: 18 loại, thấp nhất là 2 tỉnh Hà Tây và Hưng Yên: 5 loại.

Loại thuốc trừ bệnh được nông dân sử dụng phổ biến nhất trên rau là Zineb Bul 80WP. Đây là thuốc trừ bệnh, được nông dân ở nhiều vùng rau sử dụng định kỳ trên rau (đặc biệt trên cà chua).

Hầu hết các tỉnh đều chưa có hoạt động sơ chế rau trước khi tiêu thụ, hiện nay chỉ có một số cơ sở đăng ký sản xuất kinh doanh rau với các siêu thị, nhà hàng mới bước đầu quan tâm đến nhà sơ chế và đóng gói rau trước khi mang đi xuất.

Tuy nhiên, ở nước ta người trồng rau đã lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật để phun tưới cho rau quả với mục đích lợi nhuận. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong rau quả có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc trường diễn cho người tiêu dùng. Ngộ độc thực phẩm do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật đang là một vấn đề bức xúc. Đã có nhiều vụ ngộ độc xảy ra do ăn rau, quả bị nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật như rau cải, bắp cải, dưa lê, dưa chuột, cà chua, rau muống. Gần đây, ở một số vùng nước dùng để tưới cho rau, để rửa rau không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm một số vi khuẩn đặc biệt là phẩy khuẩn tả, Ecoli đã gây bệnh tiêu chảy, lỵ cấp cho người ăn rau sống và là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.

Mặt khác sản xuất rau lại có tính thời vụ, mỗi loại rau đều có yêu cầu ngoại cảnh riêng như thời tiết, đất đai, dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển. Mùa khô thì chủng loại, năng suất và chất lượng rau thường thấp hơn các tháng mùa mưa; Bù lại, giá rau trong mùa khô thường cao hơn gấp 2,5- 3 lần, lợi nhuận cao, hấp dẫn người sản xuất.

Diện tích sản xuất rau cả nước năm 2010 đạt 730 ngàn ha, sản lượng trên 1 triệu tấn. Năm 2011, diện tích đạt 732 ngàn ha, sản lương lượng đạt 1,01 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau an toàn ngày càng có xu hương tăng lên không ngừng, sản xuất rau an toàn hiện nay cung không đủ cầu, nhất là lúc giáp vụ, trái vụ. Theo số liệu điều tra và phân tích của Cục quản lý chất lượng nông lâm & thuỷ sản, lượng rau an toàn hiện nay của cả nước mới chỉ chiếm trên 12%/tổng số sản phẩm sản xuất, đây là một con số rất khiêm tốn. Chương trình phát triển rau, hoa, quả của Chính phủ phê duyệt năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 cả nước sản xuất và xuất khẩu 1,2 tỷ USD về rau, quả mà chủ yếu là rau, quả an toàn; Phấn đấu đến năm 2015, sản lượng rau an toàn sản xuất và tiêu thụ chiếm 40% trong tổng số; đến năm 2020, cơ bản đạt chuẩn rau an toàn; Các chỉ tiêu trên đòi hỏi các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lý, người sản xuất phải đặc biệt quan tâm, phải chỉ đạo, đầu tư mới có thể đạt được mục tiêu đó.

2.2.3. Bài học rút ra từ cơ sở thực tiễn

Qua nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình phát triển sản xuất rau an toàn trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Để có thể phát triển sản xuất rau an toàn thì không ngừng nghiên cứu chọn tạo ra các giống mới chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên và nhiều loại sâu bệnh; nghiên cứu phát triển các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học; nghiên cứu loại phận bón hữu cơ, phân sinh học cùng các biện pháp canh tác hữu cơ...

Cần ban hành các chính sách đồng bộ từ sản xuất đến tiêu dùng của Nhà nước về phát triển sản xuất rau an toàn; từ những định hướng, chính sách về khuyến khích sản xuất rau như trợ giá cho nông dân, các chương trình khuyến nông,... đến các chính sách về tiêu thụ sản phẩm, về giá cả thị trường...

Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất RAT bảo đảm cho người sản xuất được bao tiêu sản phẩm với giá cả hợp lý, yên tâm sản xuất; nhà doanh nghiệp được bảo đảm lượng rau thu mua để bán trực tiếp hoặc sơ chế, đóng gói cho người tiêu dùng; nhà khoa học đóng vai trò phổ biến các tiến bộ, kỹ thuật, giống mới vào sản xuất; và chính quyền bảo đảm cho việc thực hiện mối quan hệ được thực hiện theo đúng pháp luật, bảo đảm lợi ích giữa các bên khi tham gia mối liên kết.

Tăng cường áp dụng KHKT. Thường xuyên tuyên truyền phổ biến những thông tin mới về kỹ thuật tới các hộ sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng RAT. Tổ chức các mô hình trình diễn, tổ chức hội nghị đầu bờ, các buổi hội thảo để cùng nhau trao đổi kinh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển sản xuất với công nghệ mới như nhà lưới, tưới phun tự động.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về rau an toàn; cả người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Người sản xuất nhận thức tốt về rau an toàn thì họ sẽ thực hiện tốt quy trình sản xuất, người tiêu dùng nhận thức tốt sẽ tiêu dùng rau an toàn nhiều hơn, họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm rau an toàn, từ đó kích thích phát triển sản xuất. Chính vì mối liên hệ qua lại này mà chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến về rau an toàn cho người dân. Quy hoạch xây dựng được các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn tính chuyên môn hóa cao, đầu tư cho khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm... Từ đó tạo được sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã, chủng loại đa dạng và phong phú, sản phẩm mang tính hàng hóa cao nên tiêu thụ được dễ dàng và kích thích sản xuất phát triển.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, hiện trạng diện tích đất

a. Vị trí địa lý

Thành phố Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý là 21024’ vĩ độ Bắc,106012’ kinh độ Đông. Cách thành phố Việt Trì 80km về phía Tây Bắc, nơi gặp nhau của sông Hồng - sông Lô. Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 11.152,76 ha. Có đường quốc lộ 2 và đường sắt chạy qua Thành phố.

b. Địa hình

Việt Trì nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng. Địa hình đa dạng bao gồm có vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng. Địa hình có hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không đều, độ dốc từ 0,4% đến 5%.

Vùng núi cao: Nằm ở khu vực đền Hùng cao độ cao nhất là đỉnh núi Hùng 154m, núi Vặn 145m, núi Trọc 100m. Địa hình có hướng dốc về 4 phía trong khu vực với độ dốc i > 25%.

Vùng trung du: Bao gồm các quả đồi bát úp hướng dốc thoải về các thềm của sông Hồng và sông Lô, nằm rải rác khắp thành phố. Cao độ trung bình của các đồi từ 50 – 70m với độ dốc của các sườn từ 5 đến 15%.

Vùng đồng bằng: Gồm các thung lũng nhỏ hẹp xen giữa các quả đồi bát úp và dọc theo 2 bên tả ngạn sông Hồng và hữu ngạn sông Lô, có cao độ từ 8,0m đến 32m.

c. Hiện trạng sử dụng đất đai

- Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố Việt Trì 11.152,76 ha. Trong đó: + Đất nông - lâm nghiệp-NTTS: 3.985 ha, chiếm 35,7% diện tích tự nhiên.

+ Đất xây dựng 5.537ha, chiếm 49,55% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: Đất dân dụng 2.635 ha, chiếm 47,6% đất xây dựng.

+ Đất ở 1.271,09 ha, chiếm 10,04% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất chưa sử dụng 319,2 ha, chiếm 2,86% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất xây dựng đô thị thành phố Việt Trì 2.500 ha, bình quân 190 m2/người . Trong đó:

Đất dân dụng 1.524 ha, bình quân 116 m2/người. + Đất ở: 683,26 ha, bình quân 52 m2/người.

+ Đất công trình công cộng 132 ha, bình quân 10 m2/người. + Đất cây xanh – TDTT: 95,5 ha, bình quân 7 m2/người. + Đất giao thông 567 ha, bình quân 43 m2/người.

Đất ngoài dân dụng 976 ha, bình quân 74,5 m2/người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)