Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 101 - 102)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RAU

4.2.3. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước

4.2.3.1. Cơ chế quản lý chất lượng rau an toàn

Các cơ quan quản lý liên quan đến phát triển rau an toàn hiện nay vẫn chưa thống nhất được trách nhiệm, quyền hạn nên xảy ra tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan. Các cơ quan quản lý vừa đưa ra các tiêu chuẩn, định mức trong sản xuất rau an toàn, lại vừa tiến hành tập huấn, tư vấn, thậm chí là giám sát, đánh giá, kiểm nghiệm. Như vậy, không chỉ là “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà công tác quản lý không được chuyên nghiệp và hiệu quả.

Để bảo đảm chất lượng sản phẩm rau sản xuất ra, các cơ quan quản lý đã đưa ra danh mục thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào chủ yếu lại do người nông dân tự quyết định. Tại các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật, vẫn còn bày bán công khai nhiều loại thuốc nhập từ Trung Quốc giá rẻ. Nhiều hộ nông dân vì lợi ích trớc mắt mà lựa chọn theo tiêu chí giá rẻ, sử dụng được cho nhiều loại cây... Do vậy phải tăng cường giám sát việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật để bảo đảm thuốc nằm ngoài danh mục không được bày bán trên thị trường.

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đã được ban hành nhưng chi phí cho phân tích đánh giá mẫu rau rất lớn mà hiện vẫn chưa có tổ chức nào đảm nhiệm khâu này. Những nơi có phân tích chất lượng chủ yếu là các doanh nghiệp, hợp tác xã có tiềm lực tài chính mới thực hiện để tạo thương hiệu, nhanh chóng tiêu thụ được sản phẩm. Phần lớn diện tích trồng rau thuộc các hộ nông dân, không thể tự kiểm nghiệm mẫu rau do chi phí lớn, thu nhập thấp.

Vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là những ý kiến phản ánh của người sản xuất rau. Tuy nhiên chất lươ ̣ng nước tưới cần phải quan tâm, đă ̣c biê ̣t là ô nhiễm do xả nước thải trư ̣c

tiếp từ các khu công nghiê ̣p, làng nghề và khu dân cư ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tưới cho cây trồng nói chung, rau an toàn nói riêng.

4.2.3.2. Công tác quy hoạch phát triển rau an toàn

Hiện nay công tác quy hoạch vẫn đang được hoàn thiện, trong vòng 5 năm (từ 2010 - 2015) đã thay đổi quy hoạch 2 lần với mục tiêu xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố, trung tâm Văn hóa, kinh tế phía Tây, Tây bắc của tỉnh Phú Thọ. Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nhiều dự án hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tâ ̣p trung được đầu tư đồng bộ về cơ sở kỹ thuật hạ tầng chưa được triển khai. Nếu quy hoạch không tốt sẽ lãng phí sự đầu tư và ảnh hưởng đến vùng trồng rau của nhân dân. Trong thời gian tới cần xúc tiến đẩy nhanh tiến độ quy hoạch để tạo điều kiện cho rau an toàn có nhiều cơ hội phát triển hơn nhưng cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác quy hoạch để bảo đảm phát triển rau an toàn theo đúng định hướng đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)