Phần 2 Tổng quan nghiên cứu
2.3. Phát triển nông nghiệp đô thị tại Việt Nam
2.3.2. Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị tại Việt Nam
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích đất nông nghiệp của nước ta đến năm 2014 là 26.822,9 nghìn ha, tăng 5.291 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng khoảng 378 nghìn ha/năm) và tăng 2.001 nghìn ha so với năm 2005 (bình quân tăng khoảng 222 nghìn ha/năm). Đất nông nghiệp phân theo mục đích sử dụng khác nhau: đất sản xuất nông nghiệp 10.232 nghìn ha; đất lâm nghiệp 15.845 nghìn ha; đất nuôi trồng thủy sản và các loại đất nông nghiệp khác 728 nghìn ha.
Tuy vậy, nông nghiệp vẫn là một nguồn thu nhập quan trọng cho một bộ phận hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình ở vùng ven đô và các gia đình nghèo có điều kiện tiếp cận với các nguồn lực để phát triển nông nghiệp tại các đô thị. Theo tính toán, nông nghiệp đô thị đã đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của một số đô thị như sau: nhu cầu lương thực: Hà Nội 33%, Hải Phòng 85%, Đà Nẵng 23%, TP Hồ Chí Minh 10% và Cần Thơ 100%; nhu cầu rau, củ, quả thực phầm: Hà Nội 55%, Hải Phòng 65%, Đà Nẵng 30%, TP Hồ Chí Minh 18% và Cần Thơ 70%; nhu cầu thịt gia súc, gia cầm: Hà Nội 25%, Hải Phòng 60%, Đà Nẵng 20%, TP Hồ Chí Minh 10% và Cần Thơ 70%; nhu cầu cá, tôm: Hà Nội tự túc được 22%, Hải Phòng 70%, Đà Nẵng 100%, TP Hồ Chí Minh 45 % và Cần Thơ 80% (bao gồm cả sản lưọng cá, tôm nước lợ, nước ngọt, nước mặn nuôi trồng và đánh bắt được trên địa bàn).
Nông nghiệp ở một số đô thị cũng đã tạo ra một số nông sản có giá trị xuất khẩu: nghề nuôi tôm, cá sấu, cây cảnh, cá cảnh ở TP Hồ Chí Minh, nghề trồng hoa ở TP Đà Lạt; nghề trồng chè ở TP Thái Nguyên, TP Tuyên Quang, TX Bắc Cạn, TX Sông Công; nghề trồng cà phê, cao su, hồ tiêu ở ngoại ô các đô thị ở Tây Nguyên; trồng cây ăn quả, nuôi tôm, cá ba sa ở các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long. So với khu vực nông thôn, trung bình năng suất cây trồng ở khu vực ven đô có năng suất cao hơn 30-50% nhờ hệ thống hạ tầng nông nghiệp phát triển.
Công ty Tầm nhìn Sinh thái tổ chức Hội thảo “Nông nghiệp sinh thái đô thị - giải pháp của tương lai”. Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã đưa ra các giải pháp cho nông nghiệp sinh thái đô thị như: “Kỹ thuật thủy canh tĩnh - ưu điểm và sự thích hợp với các hộ gia đình nội thành thành phố Đà Nẵng” của Đỗ Thị Trường; “Thủy canh hồi lưu & Khí canh - giải pháp của nền nông nghiệp sinh thái đô thị” của Tiến sĩ Võ Văn Minh; “Cây xanh trong kiến trúc đô thị hiện đại” của Thạc sĩ Nguyễn Văn Khánh; “Cây cảnh thủy canh - sự lựa chọn của các hộ gia đình, phòng khách và trường học thân thiện”; “Nuôi cấy mô tế bào thực vật - giải pháp cung ứng giống cho nền nông nghiệp sinh thái đô thị” của Kỹ sư Trần Quang Dần,…
Đây là một trong những kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới do các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm qua để giải quyết những bức xúc của ngành nông nghiệp bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Ngoài ra, nông nghiệp đô thị không chỉ là nguồn tạo nên GDP (giá trị kinh tế thuần tuý) mà còn tạo ra nhiều giá trị khác: sinh thái, môi trường, giáo dục, nghỉ dưỡng, tận dụng thời gian rỗi...
Sự kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch, nghỉ dưỡng (còn gọi là loại hình nông nghiệp du lịch và nông nghiệp nghỉ dưỡng) cũng là một hướng phát triển đang được sử dụng, tuy nhiên vẫn mang tính cá thể tại các khu vực ven đô.
Tại Hà Nội thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ Thành phố và Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội (khóa XV) sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, theo hướng sản xuất hàng hóa, với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao; giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt bình quân 2,4%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2015 đạt 233 triệu đồng/ha, tăng 44,6 triệu đồng/ha so với năm 2011; cơ cấu sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp chiếm 41,14% (giảm so với 2011 là 4,36%); chăn nuôi, thủy sản chiếm 55,89% (tăng so với 2011 là 3,59%); dịch vụ chiếm 2,97% (tăng so với 2011 là 0,77%). Đến hết năm 2015, Thành phố đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, với tổng diện tích là 76.891 ha, tạo ra nhiều vùng sản hàng hóa. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 14,0 triệu đồng/người/năm (năm 2011) lên 33,0 triệu đông/người/năm (năm 2015). Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 1,25% (năm 2011) xuống còn dưới 1,5% (năm 2015); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ, phạm vi hộ gia đình; mức độ ứng dụng công nghệ cao
còn hạn chế nên năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; việc hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn yếu; lực lượng lao động nông nghiệp trình độ còn thấp; nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu câu phát triển. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; quá trình đô thị hóa phát triển mạnh làm cho diện tích đất nông nghiệp thu hẹp nhanh, phân bố nhỏ lẻ, manh mún; hệ thống các công trình thủy lợi, đê điều xuống cấp và bị chia cắt nên khó khăn cho việc cơ giới hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Tác động của giá cả, các yếu tố thị trường, lao động, việc làm đã ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp.
Thành ủy Hà Nội đã đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp những năm tới là theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân từ 3,5-4%/ năm trở lên; giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt 250 triệu đồng/ha trở lên, chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 25% lên 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Thành phố. Trọng tâm là triển khai đồng bộ Kế hoạch tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản (cam canh, bưởi diễn, nhãn chín muộn, chuối nuôi cấy mô); chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất giống, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, thâm canh thủy sản. Phát triển và mở rộng các vùng, khu, trang trại chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản theo chuỗi. Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách của Trung ương và Thành phố đối với sản xuất nông nghiệp. Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về nông nghiệp. Rà soát, đánh giá, phân loại, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp. Tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, chế biển, tiêu thụ nông sản; tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu quan tâm đến phát triển nông nghiệp. Trong số đó phải kể đến “Báo cáo tổng hợp Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, trong điều kiện biến đổi khí hậu” của
viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp. Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng giá trị cao, kinh tế xanh và phát triển bền vững của tác giả Trịnh Kim Liên (2016) cho thấy điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của Hà Nội, đó là đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao. Nhờ đó, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội đạt tăng trưởng bình quân 2,4%/năm. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hiệu quả; diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản tiếp tục được mở rộng. Bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, đem lại hiệu quả cao, như vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa, vùng trồng cam canh, bưởi diễn, vùng chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa tập trung.
Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển nông nghiệp đô thị tại Việt Nam
-Nông nghiệp đô thị có địa bàn sản xuất không ổn định. Hiện tượng này
quan sát thấy ở hầu hết các đô thị Việt Nam. Nguyên nhân chính là do quá trình đô thị hoá đang bước vào giai đoạn tăng tốc, tính khả thi của các qui hoạch đô thị ở nước ta chưa thật cao.
- Nông nghiệp đô thị Việt Nam thường xuyên phải cạnh tranh với các hoạt
động khác ở đô thị trong việc sử dụng nguồn lực: quỹ đất, nguồn nước, vốn đầu tư, nguồn năng lượng và lao động trong đô thị. Chẳng hạn, về diện tích đất, Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam vạch kế hoạch cho diện tích đất đô thị đến năm 2020 là 460.000 ha, nhưng đến 2006 đã thực hiện 477.000 ha, vượt kế hoạch 13 năm.
-Lao động trong nông nghiệp có thu nhập thấp so với các hoạt động kinh
tế khác ở đô thị là nguyên nhân cơ bản làm cho người dân đô thị ít mặn mà với hoạt động nông, lâm, thuỷ sản ở đô thị.
-Nông nghiệp đô thị ở Việt Nam hiện nay đang là một nguyên nhân quan
trọng tác động xấu đến môi trường. Hoạt động chăn nuôi là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh, việc sử dụng nước thải và các loại hoá chất vượt quá mức cho phép trong cả trồng trọt lẫn chăn nuôi làm cho nông sản kém an toàn. Thêm nữa mật độ dân cư và xây dựng ở đô thị cao nên rất dễ lan truyền dịch bệnh.
- Vấn đề việc làm cho người nông dân mất đất canh tác do chuyển mục
-Vấn đề quản lý nông nghiệp đô thị. Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Xây dựng quản lý việc lập và thực hiện quy hoạch phát triển đô thị còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp-nông thôn. Đây là một mâu thuẫn cần sớm được nghiên cứu giải quyết.
Để nông nghiệp đô thị thực sự là động lực để phát triển bền vững đô thị cần phải:
Tiếp tục nhận thức đúng đắn hơn về đô thị. Trước kia, do quan niệm đô thị là tụ điểm dân cư tập trung, hoạt động công nghiệp dịch vụ là chủ yếu, hoạt động nông nghiệp là thứ yếu, với tỷ lệ cụ thể khác nhau, tuỳ từng nước. Chính do khái niệm này nên trong hàng trăm năm qua, các công trình quy hoạch xây dựng đô thị trên thế giới, hầu hết chỉ tập trung vào quy hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ, chưa có quy hoạch về phát triển nông nghiệp đô thị. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng các đô thị phát triển không đồng bộ, gây ra những mất cân đối trong các hoạt động kinh tế xã hội, trong sản xuất và đời sống ở các đô thị.
- Cần hình thành một quan niệm thống nhất về nông nghiệp đô thị. Nông
nghiệp đô thị cũng là nông nghiệp nhưng có nhiều đặc điểm khác với nông nghiệp nông thôn cả về vai trò, chủ thể phát triển nông nghiệp, chức năng, cơ cấu ngành, tổ chức lãnh thổ. Vì vậy Việt Nam cần phải nhanh chóng triển khai các nghiên cứu về khu vực nông nghiệp này.
- Cần phải ổn định địa bàn sản xuất nông nghiệp đô thị. Nông nghiệp đô
thị nói chung có địa bàn sản xuất không ổn định. Do sự mở rộng không gian đô thị mà nhiều lãnh thổ nông nghiệp đô thị dần biến thành không gian xây dựng, ngoại thành biến thành nội thành, nông nghiệp ngoại thị biến thành khu vực xây dựng và nông nghiệp nội thị, vùng nông nghiệp nông thôn biến thành nông nghiệp ngoại thị.
- Lựa chọn khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp đô thị. Nông nghiệp
đô thị phải cung cấp những dịch vụ và sản phẩm cao cấp nhất cho người dân đô thị. Trong điều kiện quỹ đất hẹp, lao động dư thừa, nguồn lực tự nhiên phong phú, thì khâu đột phá quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp đô thị chính là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Các lĩnh vực cần được ưu tiên là sản xuất giống
cây, vật nuôi, lựa chọn kỹ thuật canh tác phù hợp, bảo quản và chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại, quản lý giống, dịch bệnh.