Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyệnThanh Oai
4.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
4.1.3.1. Hệ thống giao thông
a) Hệ thống giao thông đường bộ
Quốc lộ: Trên địa bàn huyện Thanh Oai có 1 tuyến Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 21B. Quốc lộ 21B nằm trong hệ thống tuyến đường bộ hành hành lang Cửa Đáy (Ninh Bình) đi Tây Bắc chạy qua địa bàn huyện là 16,5 km theo hướng Bắc - Nam, chạy qua các xã Bích Hòa, Bình Minh, thị trấn Kim Bài, Kim Thư, Phương Trung, Dân Hòa, Hồng Dương. Tuyến đường này đã được nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Đối với Thanh Oai, Quốc lộ 21B có vai trò rất quan trọng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện. Hiện nay, đây là tuyến giao thông huyết mạch do vậy lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách giữa các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức với quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ.... Đặc biệt trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch vào thời điểm diễn ra hội Chùa Hương lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến Quốc lộ 21B tăng lên nhanh chóng.
Tỉnh lộ: Đường tỉnh lộ 427 đoạn qua huyện Thanh Oai có chiều dài 8 km, từ ngã ba Bình Đà qua các xã Bình Minh, Tam Hưng, Thanh Thùy. Đường đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng. Đây là tuyến trục giao thông từ đường trục chính sang phía Đông của huyện, nối Thanh Oai với Thường Tín, là tuyến giao thông nối các xã khu vực phía Bắc huyện với Quốc lộ 21B, Quốc lộ 1A và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và cảng Hồng Vân. Đường tỉnh 429 đoạn qua địa phận Thanh Oai có chiều dài khoảng 5 km từ ngã tư Vác (xã Dân Hòa) chạy về hướng Tây nối vào tuyến đê tả sông Đáy đến ranh giới Thanh Oai - Ứng Hòa (xã Xuân Dương). Đây là tuyến trục giao thông hướng Đông - Tây nối các tuyến giao thông quan trọng của quốc gia (Quốc lộ 21A - đường Hồ Chí Minh). Trong thời gian tới khi dự án chuỗi đô thị Miếu Môn, Xuân Mai, Hòa Lạc được hình thành, đường 429 sẽ có vai trò quan trọng đối với KTXH huyện Thanh Oai khi trở thành tuyến giao thông chính vận chuyển hàng hóa và hành khách từ Thanh Oai sang các huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa, các khu đô thị, công nghiệp tại chuỗi đô thị Miếu
Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc.. Đường Trục phát triển kinh tế phía Nam: đoạn qua
Thanh Oai dài 16,3 km, mặt cắt ngang khoảng 40m, đang được triển khai xây dựng. Tuyến đường có vai trò giảm tải cho tuyến Quốc lộ 21B, hỗ trợ phát triển các huyện phía Nam Hà Nội.
18 tuyến đường, chia làm 2 nhóm đó là các tuyến:
- Các tuyến liên xã: Tuyến Bích Hòa - Cự Khê: có chiều dài 3,50 km xuất phát từ Quốc lộ 21B chạy theo hướng Đông Tây đến đê sông Nhuệ qua 2 xã Bích Hòa, Cự Khê. Đây chính là tuyến đường trục phát triển kinh tế xã hội mang tính chất chiến lược đối với 2 xã với gần 14.000 dân và 7 làng nghề.
+ Tuyến Tam Hưng - Mỹ Hưng: có chiều dài 4 km xuất phát từ đường tỉnh 427 đến đê sông Nhuệ, đây là tuyến đường nối đường tỉnh 429 với trung tâm 2 xã Tam Hưng, Mỹ Hưng, đóng vai trò như tuyến trục phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Tuyến thị trấn Kim Bài - Tam Hưng: có chiều dài 4 km xuất phát từ Quốc lộ 21B (thị trấn Kim Bài) đến đường tỉnh 427 (xã Tam Hưng). Tuyến này là tuyến giao thông đóng vai trò trục phát triển kinh tế - xã hội của xã Tam Hưng, kết nối xã trực tiếp với Quốc lộ 21B phục vụ nhu cầu đi lại vận chuyển hàng hóa của thị trấn Kim Bài và xã Tam Hưng với dân số hơn 16.000 người và 02 làng nghề.
+ Tuyến thị trấn Kim Bài - Đỗ Động: tuyến này có chiều dài 1,50 km xuất phát từ Quốc lộ 21B (thị trấn Kim Bài) đến UBND xã Đỗ Động. Tuyến thị trấn Kim Bài - Đỗ Động có vai trò như tuyến đường phát triển kinh tế - xã hội kết nối trực tiếp xã Đỗ Động và xã Thanh Văn (với hơn 11.000 dân và 01 làng nghề) với trung tâm huyện và Quốc lộ 21B.
+ Tuyến Bích Hòa - Cao Viên: có chiều dài 1,70 km xuất phát từ Quốc lộ 21B đến ngã tư Phù Lạc (xã nằm trên tuyến liên xã Thanh Cao - Cao Viên). Đây là tuyến đường ngang nối tuyến liên xã Thanh Cao - Cao Viên với Quốc lộ 21B. Trong thời gian tới khi dự án du lịch khu vực đầm Thượng Thanh được đầu tư xây dựng, tuyến giao thông này cùng tuyến trục xã Thanh Cao sẽ là những tuyến giao thông có ý nghĩa đối với phát triển du lịch.
+ Tuyến Hồng Dương - Liên Châu: có chiều dài 5,60 km, xuất phát từ Quốc lộ 21B (ngã tư Vác) đến UBND xã Liên Châu qua địa phận 2 xã Hồng Dương - Liên Châu đóng vai trò kết nối 2 xã Hồng Dương, Liên Châu (với gần 19.000 dân và 7 làng nghề) với Quốc lộ 21B và tuyến Tân Ước - Liên Châu.
+ Tuyến Tân Ước - Liên Châu: có chiều dài 2,80 km xuất phát từ cuối thôn Tri Lễ (xã Tân Ước) đến UBND xã Liên Châu. Từ tuyến Tân Ước - Liên Châu có thể vận chuyển hàng hóa và người theo tuyến Dân Hòa - Thanh Văn ra
đường tỉnh 427, Quốc lộ 21B hoặc qua sông Nhuệ sang huyện Thường Tín. + Tuyến Dân Hòa - Thanh Văn (Vác - Thanh Văn): có chiều dài 8,80 km lớn nhất trong các tuyến đường huyện đi qua 4 xã phía Đông Quốc lộ 21B là Dân Hòa, Tân Ước, Thanh Văn và Thanh Thùy. Tuyến Dân Hòa - Thanh Văn đóng vai trò quan trọng đối với huyện Thanh Oai như trục giao thông hướng Đông Bắc - Tây Nam nối liền 3 tuyến giao thông Quốc lộ 21B, đường tỉnh 429 và đường tỉnh 427 phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách của 4 xã.
+ Tuyến Thanh Cao - Cao Viên: có chiều dài 3,80 km xuất phát từ đường trục xã Thanh Cao đến đê tả Đáy (chợ Bộ, xã Cao Viên). Tuyến Thanh Cao - Cao Viên tạo thành đường giao thông nối 2 trục phát triển của 2 xã Thanh Cao, Cao Viên. Tuyến đường này là tuyến đường bao của đầm Thượng Thanh do đó sẽ có vai trò là tuyến giao thông phục vụ du lịch khi dự án đầm Thượng Thanh đi vào hoạt động.
- Các tuyến trục xã: Trục xã Hồng Dương; trục xã Tam Hưng; trục xã Thanh Cao; trục xã Bình Minh; trục xã Thanh Mai; trục thị trấn Kim Bài; trục xã Kim An; trục xã Phương Trung; trục xã Xuân Dương.
- Các tuyến giao thông trên đê: Thanh Oai có 2 tuyến đê là đê tả Đáy và tuyến đê sông Nhuệ, cả hai tuyến đê đều được tận dụng làm đường giao thông. Tuyến đê tả Đáy có chiều dài 14,0 km, qua các xã Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, thị trấn Kim Bài, Kim An, Kim Thư, Phương Trung, Cao Dương. Mặt đường rộng 3,5m, nền đường rộng 6,0m, đặt cấp VI. Tuyến đe sông Nhuệ: có chiều dài 10,0km, đi qua các xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Thanh Thùy, Thanh Văn, Tân Ước, Liên Châu. Tuyến đê sông Nhuệ có mặt đường nhỏ hẹp, một số đoạn qua các điểm dân cư nên hầu như không có khả năng mở rộng. Hiện nay tuyến đê sông Nhuệ chỉ đóng vai trò là tuyến giao thông phục vụ nhu cầu nội bộ của các xã.
b)Hệ thống giao thông đường thủy
Mạng lưới sông ngòi của Thanh Oai bao gồm 2 sông lớn là sông Đáy và sông Nhuệ. Sông Đáy chạy qua huyện dài 20,50 km. Sông Nhuệ ở phía Tây và Nam của huyện với chiều dài 14,50 km, lòng sông nhỏ hẹp. Hoạt động giao thông vận tải trên cả hai tuyến sông Đáy và sông Nhuệ chỉ mang tính chất phục vụ nhu cầu gia dụng không mang tính chất hàng hóa.
Hiện nay Thanh Oai chưa có bến xe khách công cộng, dọc theo tuyến Quốc lộ 21B chỉ có các điểm dừng đón xe buýt. Các tuyến vận tải hành khách qua địa bàn huyện Thanh Oai chủ yếu là các tuyến: Tuyến xe buýt từ quận Hà Đông xuống Tế Tiêu; tuyến xe khách liên tỉnh từ Hà Nam sang Hà Nội theo Quốc lộ 21B; tuyến xe khách theo Đường Tỉnh 429 sang Miếu Môn (Chương Mỹ); tuyến xe khách theo Đường tỉnh 427 sang Hồng Vân (Thường Tín). Tuyến xe khách đi các tỉnh phía Nam đây là tuyến xe khách gần như phát triển tự phát theo nhu cầu đi lại của nhân dân.
4.1.3.2. Hệ thống thủy lợi
a)Hệ thống đê điều
Hệ thống đê ở Thanh Oai gồm 2 loại là đê cấp 1 và đê nội đồng: đê cấp 1: Đê tả Đáy do trung ương quản lý chạy dọc phía tây huyện, xây dựng từ năm 1971. Mái đê, chân đê được tu bổ thường xuyên hàng năm nên ít xảy ra sự cố sụt lún vào các mùa mưa bão. Đê nội đồng sông Nhuệ: Đoạn 1, đoạn 2; đê 2 sông cụt Thạch Nham, Thanh Thùy và đê sông Vân Đình.
b) Công trình tưới tiêu
Nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở Thanh Oai chủ yếu lấy từ sông Nhuệ, sông Đáy qua các trạm: trạm bơm La Khê (chiếm 60% diện tích), và các trạm bơm tưới khác.Hướng tiêu chủ yêu ra sông Nhuệ, sông Đáy và kênh Yên Cốc về trạm bơm Vân Đình.
- Hệ thống kênh mương: kênh tiêu cấp I dài 14,9 km; kênh tiêu cấp II dài 54,9 km; kênh tưới cấp 1 dài 22 km; cấp 2 dài 58,8 km. Kênh cấp 1,2 do công ty La Khê sông Nhuệ quản lý, hiện mới bê tông hóa chưa được 10% tổng chiều dài kênh tưới. Kênh cấp 3, 4 do các HTX quản lý có tổng chiều dài trên 300 km; đã được kiên cố hóa khoảng 26% tổng chiều dài kênh.
- Các trạm bơm tưới tiêu: toàn huyện có 70% trạm bơm điện với 223 máy bơm các loại; trong đó công ty khai thác công trình thủy lợi La Khê quản lý 28 trạm; các hợp tác xã nông nghiệp quản lý 42 trạm.
4.1.3.3. Năng lượng
Nguồn cung cấp điện chủ yếu cho huyện là 2 trạm 110 kV Hà Đông và trạm 110 kV Vân Đình. Lưới 35 kV: cấp cho các xã Tân Ước, Phương Trung, Cao Dương, Dân Hòa, Hồng Dương, Liên Châu thông qua 16 trạm 35/0,4 với tổng dung lượng 5.570 kVA. Với tình trạng mạng điện tải khá nặng, sắp tới cần
phát triển thêm các lộ trung thế mới nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải gia tăng khá nhanh.
Nhìn chung mạng lưới điện còn chưa đồng bộ, điện năng tổn thất lớn,
không an toàn trong sử dụng… dẫn đến tổn thất điện. Điện dùng cho sinh hoạt là chủ yếu chiếm tỷ lệ cao khoảng 90%; điện sử dụng cho sản xuất, cho các cụm công nghiệp chưa có nhiều. Công tác quản lý, tổ chức cấp bán điện ở các thôn, xã phần lớn chưa có nề nếp, giá điện ở nhiều thôn xóm còn cao. Nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp sửa chữa, phát triển lưới điện ở địa phương còn hạn chế.
4.1.3.4. Bưu chính viễn thông
Mạng lưới điện điện thoại đã được xây dựng ở tất cả 21/21 xã và thị trấn trong huyện. Riêng điểm phát hành báo chí có 4 bưu cục: Bình Đà, Thanh Thùy, Vác (cấp 3); bưu cục trung tâm Kim Bài (cấp 2). Các dịch vụ mới đã mở như: EMS, điện hoa, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện… Bưu điện huyện đã tổ chức cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến người tiêu dùng như nhận, trả tiền nhanh, phát bưu phẩm, bưu kiện; lắp đặt máy điện thoại, ... Mạng lưới thu cước đã triển khai thu đến tận hộ gia đình, cá nhân. Nhìn chung cơ sở vật chất của ngành bưu điện huyện bước đầu đi vào hoạt động có chiều sâu, đạt hiệu quả khả quan, đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng trong huyện.
4.1.3.5. Cơ sở văn hóa
Các phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá và các thiết chế văn hoá cơ sở đang được nhân dân tích cực hưởng ứng; Công tác quản lý, bảo tồn di tích danh thắng, cổ vật, tổ chức sinh hoạt truyền thống, triển lãm... được chú trọng. Hệ thống thư viện được củng cố và duy trì thường xuyên. Huyện có 59 làng văn hóa, 76 cơ quan, 85% gia đình đạt các danh hiệu văn hóa. Toàn huyện có 125 di tích được xếp hạng, trong đó có 65 di tích cấp Bộ và 60 di tích cấp Tỉnh. Các nhà văn hoá, trung tâm văn hoá hoạt động có hiệu quả. 80/110 thôn có nhà văn hóa trong đó có 57 nhà văn hóa thôn được xây dựng khang trang. Công tác phát thanh, truyền hình được phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư đáng kể.... Số xã có sân vận động trung tâm là 5 xã, sân thể thao thôn là 25. Các khu thể thao xã chủ yếu là sân đất, còn chưa đạt chuẩn về quy mô diện tích.
4.1.3.6. Cơ sở y tế
Mạng lưới y tế: trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện huyện, và 21 trạm y tế xã. Tổng số giường bệnh là 323 giường, bình quân 1,88 giường/1.000 dân. Trong đó riêng ở bệnh viện huyện là 170 giường, trạm y tế xã có 130 giường, phòng
khám đa khoa khu vực 23 giường. Tổng số cán bộ y tế là 347 người, trong đó có 48 bác sỹ. Tỷ lệ bác sỹ trên 1.000 dân còn thấp, chỉ đạt 0,28 bác sỹ/1.000 dân.
Bệnh viện huyện đã được đầu tư xây dựng, nhưng vẫn còn 1 số khu nhà điều trị như đông y, phòng khám bệnh, ngoại sản được xây dựng đã lâu bị xuống cấp. Hệ thống xử lý chất thải còn thiếu, khu chống nhiễm khuẩn còn chưa được xây dựng. Việc đầu tư trang thiết bị máy móc để áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế. Tại các trạm y tế xã: đã có 18 xã được xây dựng cải tạo do vốn hỗ trợ y tế quốc gia theo thiết kế của Bộ, 3 trạm chưa được xây dựng, chưa đảm bảo đúng yêu cầu của trạm y tế chuẩn quốc gia.
Công tác khám chữa bệnh của ngành y tế trong thời gian qua đã từng bước được nâng lên, không chỉ vượt kế hoạch đề ra về số lần khám chữa bệnh, mà chất lượng công tác này được nâng lên rõ rệt. Trong năm 2015, số lượt người thăm khám bệnh tại bệnh viện tuyến huyện đạt 692.545 lượt người và tuyến xã là 1.943.626 lượt người.
4.1.3.7. Giáo dục và đào tạo
Năm học 2014-2015 toàn huyện có 69 cơ sở giáo dục, với 31.249 học sinh (tăng 1.241 học sinh) và 2.826 cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên. Quy mô phát triển mạng lưới các cấp học đã cơ bản đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng học tập của con em nhân dân trong huyện. Ở cấp học Mầm non, tỉ lệ huy động trẻ đến trường được nâng lên: nhà trẻ đạt 30,5%, mẫu giáo đạt 88,7%; riêng trẻ 5 tuổi đạt 100%. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 19,5%.
Công tác xây dựng trường Chuẩn Quốc gia được đặc biệt chú trọng. Năm 2015, ngành đã tham mưu tích cực và phối hợp tốt với các phòng ban trong huyện chỉ đạo xây dựng các nhà trường đạt Chuẩn Quốc gia, kết quả có 5 trường được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn, vượt chỉ tiêu đề ra. Đó là các trường: Mầm non Thị trấn Kim Bài, Tiểu học Thanh Cao, THCS Nguyễn Trực - TT Kim Bài, Kim Thư, Bích Hòa. Đến nay toàn huyện có 19 trường đạt Chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 27,5%. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 70 phòng học tạm và 147 phòng học bán kiên cố. Hầu hết các trường còn thiếu các phòng chức năng, trang thiết bị các phòng học đã xuống cấp và thiếu, chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy và học. Bên cạnh đó các công trình bổ trợ như vườn hoa, sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh, nhà để xe các trường cũng cần được đầu tư cải tạo nâng cấp.