3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội phố Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, đặc điểm khí hậu, thời tiết, dân số và lao động;
- Điều kiện kinh tế- xã hội; - Đánh giá chung.
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Thanh Oai năm 2015
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Thanh Oai; - Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai.
3.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai
- Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp; - Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông nghiệp; - Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
3.1.4. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp đô thi sinh thái huyện Thanh Oai sinh thái huyện Thanh Oai
+ Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị sinh thái huyện Thanh Oai;
+ Các giải pháp cho phát triển sử dụng đất nông nghiệp đô thị sinh thái huyện Thanh Oai.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến tính chính xác, tính khách quan và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài, đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Những xã được chọn là những xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp hàng hóa khác nhau, đại diện cho các vùng sinh thái của huyện.
Theo 3 vùng có đặc điểm về địa hình, điều kiện canh tác ở các vùng mang tính đặc trưng của huyện Thanh Oai; đánh giá được những tác động, ảnh hưởng
cơ bản đến công tác DĐĐT và kết quả sản xuất nông nghiệp được tiến hành ở 3 xã: Hồng Dương, Đỗ Động, Cao Dương. Việc chọn vùng làm cơ sở để tiến hành thu thập phiếu điều tra nông hộ.
- Vùng 1: Đây là vùng có địa hình đất đai bằng phẳng, nên sản xuất nông nghiệp thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao. Xã Hồng Dương được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng đất chân cao.
- Vùng 2: Đây là vùng đất có địa hình tương đối thấp, đất đai màu mỡ hơn vùng chân cao nên sản xuất nông nghiệp có phần thuận lợi và cho năng suất cao. Xã Đỗ Động được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng đất chân vàn.
- Vùng 3: Đây là vùng có lợi thế phát triển các mô hình sản xuất: Chuyên lúa, Lúa- Cá, Lúa- Cá- Vịt và phát triển trồng rau an toàn. Xã Cao Dương được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng chân đất thấp.
3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: tiến hành thu thập toàn bộ các tài liệu có liên quan từ các phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, chi cục Thống kê, UBND các xã. Báo cáo kinh tế xã hội của huyện năm 2015, Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2010 – 2020, thực trạng sán xuất nông nghiệp của huyện, số liệu thống kê kiểm kê đất đai năm 2015.
- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp:
+ Điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn dùng để thu thập thông tin về hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ ở địa phương mẫu của viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ NN&PTNT).
+ Tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu, chia thành 3 tiểu vùng (xã) đại diện cho đặc điểm sản xuất của huyện. Tại mỗi tiểu vùng điều tra chọn 30 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Chỉ tiêu điều tra: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, địa hình, loại đất); Cây trồng (loại cây, giống, mức năng suất, giá trị sản phẩm; tình trạng sử dụng phân bón (mức bón trung bình,tính cân đối, kỹ thuật bón phân); chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm...
3.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Nông nghiệp đô thị sinh thái được đánh giá thông qua các nhóm tiêu chí sau: 3.2.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp, tiến hành phân tích tài chính trong quá trình sản xuất đối với các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Thanh Oai thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế sau đây:
+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm), nó phản ánh năng suất đất đai trên khía cạnh giá trị thu được trên một đơn vị diện tích (1ha).
GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm.
+ Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số của giá trị sản xuất với tri phí trung gian: GTGT = GTSX - CPTG
Phân cấp hiệu quả kinh tế như sau:
GTGT > 150 triệu đồng/ha, mức đánh giá cao
GTGT từ 100 - 150 triệu đồng/ha, mức đánh giá trung bình GTGT < 100 triệu đồng/ha, mức đánh giá thấp
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính được tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
3.2.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.
Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo chỉ tiêu thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.
+ Hiệu quả kinh tế/một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GTSX/LĐ và GTGT/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.
Phân cấp hiệu quả xã hội như sau:
GTGT/LĐ > 150 nghìn đồng/LĐ, mức đánh giá cao
GTGT/LĐ 100 - 150 nghìn đồng/LĐ, mức đánh giá trung bình GTGT/LĐ < 100 nghìn đồng/LĐ, mức đánh giá thấp
Ngoài ra đề tài có sử dụng phương pháp đánh giá định tính về sự phù hợp của các LUTs với năng lực sản xuất của hộ về đất đai, nhân lực, vốn, kỹ thuật. Khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng ngày của người dân và xã hội. Sự phù hợp với tập quán canh tác của địa phương.
3.2.3.3. Hiệu quả về sinh thái của nông nghiệp khu vực đô thị
Để đảm bảo hiệu quả của một mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái, các LUTs cần được đánh giá theo các tiêu chí: chỉ tiêu sản xuất hàng hóa, khả năng điều hòa môi trường, khả năng tạo cảnh quan và khả năng bảo vệ môi trường.
- Chỉ tiêu sản xuất hàng hóa: tính theo tỷ lệ sản phẩm hàng hóa bán ra theo % so với sản lượng sản xuất ra.
+ Sản phẩm hàng hóa bán ra của 1 LUT > 70% – mức đánh giá cao + Sản phẩm hàng hóa bán ra của 1 LUT từ 50-70%, mức đánh giá trung bình
+ Sản phẩm hàng hóa bán ra của 1 LUT <50% - mức đánh giá thấp
- Khả năng điều hòa môi trường sinh thái: được đánh giá thông qua tỷ lệ
phủ xanh của cây trồng trên diện tích đất nôn nghiệp, được tính theo mùa vụ. + Cây ngắn ngày: trồng từ 3 vụ trở lệ, tỷ lệ che phủ cao
Trồng 2 vụ: tỷ lệ che phủ trung bình Trồng 1 vụ: tỷ lệ che phủ thấp + Cây dài ngày: tỷ lệ che phủ cao
+ Chuyên hoa và rau: tỉ lệ che phủ cao
- Khả năng tạo cảnh quan: cảnh quan đẹp được coi là 1 tiêu chí quan trọng
trong nông nghiệp đô thị sinh thái. Cây ăn quả và hoa có cảnh quan được đánh giá ở mức cao. Các LUT cây trồng nông nghiệp được đánh giá ở mức trung bình.
- Khả năng bảo vệ môi trường: việc đánh giá khả năng bảo vệ môi trường của quá trình sử dụng đất có thể xem xét một số chỉ tiêu: mức độ sử dụng phân bón và mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đánh giá tác động của việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các LUTs thông qua so sánh liều lượng thực tế người dân sử dụng với khuyến cáo sử dụng của trung tâm khuyến nông, khuyến ngư huyện.
3.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Trên cơ sở số liệu thu thập và thống kê được từ phiếu điều tra và số liệu có sẵn, tiến hành tổng hợp, phân tổ theo nhiều mục, nhiều loại khác như: Diện tích đất gieo trồng, loại cây, diện tích đất đai, các khoản chi phí, các khoản thu nhập và tình hình sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm từng vùng. được phân tích và xử lý số liệu bằng chương trình EXCEL, dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích, so sánh để biết được tổng giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, giá trị gia tăng của từng loại cây trồng, sự biến động qua các năm từ đó rút ra kết luận và đề xuất phương hướng trong tương lai.
Hiệu quả của 1 LUT được đánh giá bằng cách tổng hợp hiệu quả của 3 nhóm tiêu chí nêu trên theo nguyên tắc. Nếu 2/3 tiêu chí đạt hiệu quả cao, mức đánh giá chung là cao. Nếu 1 tiêu chí đạt cao, 1 tiêu chí đạt trung bình, 1 tiêu chí đạt thấp, mức đánh giá là trung bình. Nếu 2 tiêu chí đạt trung bình, mức đánh giá là trung bình. Nếu 2 tiêu chí đạt thấp, mức đánh giá là thấp.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI