Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyệnThanh Oai
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyệnThanh Oai
4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện
a) Tăng trưởng kinh tế
Nhìn chung trong những năm qua KTXH huyện Thanh Oai phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất đạt 2.732,8 tỷ đồng, đạt 97,9% so với kế hoạch. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 557 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 1.387 tỷ đồng, dịch vụ đạt 789 tỷ đồng.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại - du lịch, đồng thời phát huy lợi thế trong từng ngành, lĩnh vực.
Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai giai đoạn 2005-2015
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Cơ cấu GTSX (theo giá HH) 100 100 100
- Nông nghiệp - thuỷ sản 47,57 28,37 20,30
- Công nghiệp - xây dựng 27,72 42,12 50,80
Năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 28,37%, đến năm 2015 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản giảm xuống còn 20,3%, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng lên đến năm 2015 là 50,8%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại - du lịch 28,9%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển KTXH.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn được xác định là thế mạnh của Thanh Oai với nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh gieo trồng cây màu…
Trồng trọt: Giá trị sản xuất đạt 243,224 tỷ đồng, giá trị thực tế đạt 513,499 tỷ đồng. Cây trồng hàng năm chủ yếu là lúa, rau ngoài ra còn có một số loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu, khoai. Toàn huyện gieo trồng 718 ha đất trồng hoa màu: ngô 100 ha, khoai lang 160 ha, đậu 70 ha, lạc 90 ha, rau các loại 298 ha. Cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo với diện tích gieo trồng lớn nhất 6.676 ha, năng suất trung bình 65 tạ/ha. Diện tích trồng lúa chủ yếu tập trung ở các xã Tam Hưng, Bình Minh, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Đỗ Động… Cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn huyện là chuối, cam, … Hiện nay, sản xuất theo hình thức trang trại kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản với trồng cây ăn quả phát triển mạnh. Ngoài ra, cây ăn quả còn được trồng tận dụng ở diện tích đất vườn phân tán.
Ngành chăn nuôi: Cho đến nay chăn nuôi luôn là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn và gia cầm. Trong những năm vừa qua đang hình thành các hộ chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi khá ổn định về số lượng và chất lượng. Ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu cung cấp nhu cầu thực phẩm cho huyện và các quận nội thành. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một huyện ngoại thành. Tổng đàn trâu 497 con, tổng đàn bò 4.389 con, tổng đàn lợn 81.848 con, tổng đàn gia cầm 943.000 con.
Ngành thủy sản: diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 1.008 ha, diện tích ao đầm tự nhiên là 328 ha, diện tích chuyển đổi 680 ha. Nuôi trồng thủy sản chủ
yếu tập trung ở các xã Tam Hưng, Thanh Văn, Tân Ước, Liên Châu, Thanh Cao…
b) Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đã khôi phục lại được các làng nghề truyền thống thành các điểm du lịch làng nghề (quạt Vác, tăm Hương, giò chả Ước Lễ, nón Chuông...), mở rộng được các loại hình ngành nghề mới (mộc, đồ gỗ gia dụng) từng bước ổn định phát triển theo cơ chế thị trường. Các nghề mới đang phát triển mạnh như tăm hương ở Hồng Dương; mây, tre đan xuất khẩu ở Dân Hòa; tái chế sắt phế liệu ở Phương Trung, Cao Dương, Dân Hòa; sản xuất bóng thể thao ở Tam Hưng, Bình Minh... Trên địa bàn huyện giá trị ngành công nghiệp chủ yếu được tạo ra từ các cơ sở ngoài quốc doanh. Tốc độ tăng trưởng của các cơ sở ngoài quốc doanh tăng nhanh, dự báo trong tương lai công nghiệp ngoài quốc doanh sẽ phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Các dự án thuê đất của các công ty, hộ đã tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và có giá trị sản xuất lớn như: Công ty DHA, công ty sản xuất cấu kiện bê tông Ngọc Hương, Công ty TNHH Minh Châu, các cơ sở sản xuất đồ nhựa gia dụng... Tình hình phát triển của ngành công nghiệp xây dựng từ năm 2010 - 2015 được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tình hình phát triển ngành công nghiệp - xây dựng
ĐVT: tỉ đồng
TT Chỉ tiêu Năm
2010 2015
1 Giá trị tăng thêm (Giá cố định 1994) 171,9 457,6
Công nghiệp 107,5 300,8
Xây dựng 64,4 156,7
2 Giá trị sản xuất (Giá cố định 1994) 382 995,3
Công nghiệp 239 646,9
Xây dựng 143 348,4
Tuy vậy ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn còn một số hạn chế là: khu công nghiệp của Trung Ương và thành phố đóng trên địa bàn huyện quy mô nhỏ, không thể là trung tâm công nghiệp để giúp cho tiểu thủ công nghiệp ở cơ sở có thể phát triển theo kiểu vệ tinh. Các hình thức liên doanh, liên kết còn ít do thiếu quy hoạch, giao thông không thuận lợi. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn yếu, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chất lượng chưa
cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, nhiều cụm, điểm công nghiệp đã được duyệt nhưng chưa được đầu tư xây dựng. Một số xã chưa phát triển được nghề, thậm chí một số nghề cũ cũng chưa khôi phục và phát triển do nhu cầu của thị trường và xã hội. Các cơ sở sản xuất phần lớn là các hộ gia đình với quy mô nhỏ, kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, nhiều cơ sở chỉ làm gia công. Chưa có nhiều các doanh nghiệp, công ty lớn đủ mạnh vươn ra thị trường quốc tế.
c) Thương mại dịch vụ
Những năm gần đây các hoạt động thương mại, dịch vụ đã phát triển mạnh. Xuất hiện nhiều thành phần kinh doanh, chủng loại hàng hóa đa dạng, thị trường sôi động, hình thành hệ thống mạng lưới, kênh lưu thông phân phối hàng hóa. Giá trị sản xuất của ngành năm 2015 đạt 789 tỷ đồng, đạt 104,5% kế hoạch. Huyện có 17/21 chợ liên xã, liên thôn. Còn 4 xã chưa có chợ là Mỹ Hưng, Xuân Dương, Kim An, Thanh Cao. Một số chợ có hoạt động kinh doanh lớn, chợ truyền thống kinh doanh lâu đời: chợ Tư (xã Bình Minh), chợ Hôm (xã Tam Hưng), chợ Chuông (xã Phương Trung), chợ thị trấn Kim Bài, chợ Vác (xã Dân Hòa)...
Dịch vụ của huyện đã có chuyển biến tích cực. Các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp… cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH và phục vụ đời sống nhân dân. Huyện có 14 điểm hàng đại lý kinh doanh xăng dầu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các ngành, các cấp công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số cơ học trong mấy năm vừa qua tăng tương đối cao do có sự điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Oai về quận Hà Đông, điều chỉnh địa giới tỉnh Hà Tây thuộc về thành phố Hà Nội và sự năng động của thị trường bất động sản cũng như các dự án về nhà ở, chung cư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện.
a) Dân số
Tính đến 2015, dân số huyện có 176.336 người, mật độ bình quân là 1.423
dân số bình quân là 1.353 người/km2. Dân số nông thôn là 170.487 người, chiếm
96,68% dân số toàn huyện, mật độ dân số bình quân là 1.426 người/ km2.
Tính đến thời điểm điều tra toàn huyện có 46.305 hộ, quy mô trung bình 3,81 người/hộ, trong đó khu vực đô thị 1.669 hộ, trung bình 3,50 người/hộ và khu vực nông thôn 4.4636 hộ, trung bình 3,82 người/hộ.
Bảng 4.3. Hiện trạng diện tích, dân số huyện Thanh Oai năm 2015 STT Đơn vị STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng số hộ (hộ) Quy mô hộ (người/hộ) 1 Thị trấn Kim Bài 432,27 5.849 1.353 1.669 3,50 2 Xã Cự Khê 579,07 5.595 966 1.494 3,74 3 Xã Bích Hòa 512,05 8.358 1.632 2.275 3,67 4 Xã Cao Viên 718,97 16.811 2.338 4.326 3,89 5 Xã Thanh Cao 463,94 9.469 2.041 2.556 3,70 6 Xã Bình Minh 672,55 11.217 1.667 2.913 3,85 7 Xã Mỹ Hưng 632,97 5.818 919 1.592 3,65 8 Xã Thanh Thùy 530,93 6.923 1.303 1.976 3,50 9 Xã Tam Hưng 1.105,77 10.384 939 2.845 3,65 10 Xã Thanh Mai 549,77 8.803 1.601 2.383 3,69 11 Xã Kim An 311,14 3.464 1.113 875 3,96 12 Xã Kim Thư 300,46 5.381 1.790 1.445 3,72 13 Xã Phương Trung 481,44 16.129 3.350 3.943 4,09 14 Xã Đỗ Động 632,90 5.353 845 1.362 3,93 15 Xã Thanh Văn 664,89 5.509 828 1.052 5,24 16 Xã Dân Hòa 517,05 8.582 1.659 2.308 3,72 17 Xã Cao Dương 445,68 9.885 2.217 2.157 4,58 18 Xã Xuân Dương 356,92 5.428 1.520 1.385 3,92 19 Xã Hồng Dương 987,89 10.788 1.092 2.938 3,67 20 Xã Tân Ước 870,17 8.404 965 2.529 3,32 21 Xã Liên Châu 618,73 8.186 1.323 2.282 3,59 Tổng số 176.336 46.305
b) Lao động, việc làm và thu nhập
Lao động huyện Thanh Oai qua đào tạo chiếm khoảng 27%, công chức huyện và xã đã được chuẩn hóa 100%. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 80% là mức khá cao của các huyện ngoại thành Hà Nội.
Vấn đề giải quyết việc làm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Năm 2015 huyện đã tổ chức được 45 lớp dạy nghề cho 1.575 lao động nông thôn, tổ chức các phiên giao dịch và tư vấn việc làm; kết quả có 43 đơn vị, doanh nghiệp và hơn 1.00 lao động học sinh lớp 12 tham dự. Năm 2015 tạo việc làm cho khoảng 5.000 người, đạt 95,8% kế hoạch được giao. Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên số hộ có thu nhập cao ngày càng nhiều. Đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.