Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
4.4.2. Căn cứ xây dựng định hướng sử dụng đất nông nghiệp đô thị sinh thái
Căn cứ Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đề xuất hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái huyện Thanh Oai đến năm 2020 như sau:
Tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế chung của huyện. Phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. Cụ thể:
- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2020 đạt khoảng 9.000 tỷ đồng, năm 2030 đạt 32.300 tỷ đồng (giá CĐ năm 94).
- Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 16%/ năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 14%/năm.
Trong giai đoạn tới, nông nghiệp huyện Thanh Oai tiếp tục bị thu hẹp diện tích do các yêu cầu của đô thị hoá. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và cải thiện môi trường sinh thái. Do vậy, việc phát triển nông nghiệp quận theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái dựa trên các quan điểm, đề xuất lớn sau đây:
- Phát triển nông nghiệp huyện Thanh Oai trong giai đoạn tới phải bám sát qui hoạch phát triển đô thị để xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng đô thị sinh thái.
- Phát triển nông nghiệp huyện Thanh Oai phải đáp ứng được các yêu cầu của một nền nông nghiệp đô thị sinh thái: (i) sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao dựa trên một nền tảng kỹ thuật và công nghệ sản xuất thân môi trường; (ii). Sản xuất nông nghiệp vừa phải đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường vừa phải tạo ra cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp.
hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, môi trường.
- Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái trên địa bàn huyện Thanh Oai bằng sự nỗ lực của mọi chủ thể sản xuất kinh doanh và có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước các cấp.
- Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái trên địa bàn huyện Thanh Oai trong giai đoạn tới cần có mô hình và bước đi thích hợp nhằm tạo ra sự phát triển bền vững và hiệu quả.
Trên cơ sở các quan điểm về phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị như đã trình bày; đối chiếu với thực tế và xu hướng phát triển, có thể dự liệu định hình nền Nông nghiệp ngoại vi đô thị: thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp như xây dựng các trang trại trồng rau, hoa quả, trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra nông sản có chất lượng cao, cung cấp sản phẩm tươi sống cho cư dân đô thị; đồng thời còn triển khai các hoạt động nông nghiệp sinh thái như các công viên, đồng cỏ,… phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh, giá trị sản xuất đạt cao nhất trên một đơn vị diện tích. Hình thành các khu nhà vườn sinh thái, kinh doanh tổng hợp. Đưa dần công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng các mô hình nhà lưới, nhà kính, tưới hiện đại. Tuỳ điều kiện cụ thể, có thể phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị như sau:
- Nông nghiệp phục vụ khách sạn, nhà hàng và dân cư đô thị: sản xuất hoa, cây cảnh, rau, quả, thịt, trứng, sữa cho khách sạn, nhà hàng theo các mô hình như: vườn, hình thành theo dạng các lô, thửa hoặc dạng VAC , phân bố chủ yếu ở các xã Liên Châu, Tân Ước. Các khu vườn diện tích lớn 5 – 10 ha liền kế thành vùng tương đối tập trung, kéo dài theo ven sông Đáy.
- Nông nghiệp du lịch: Tập trung ở các vùng ngoại thành, ngoại thị, cung cấp địa điểm du lịch sinh thái cho du khách. Điển hình có khu du lịch 12 con Giáp tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai.
- Nông nghiệp an dưỡng: Tập trung ở các vùng có cảnh quan đẹp, cung cấp địa điểm nghỉ ngơi, an dưỡng cho các tầng lớp dân đô thị.
- Nông nghiệp sinh thái: sản xuất sản phẩm sạch, không đọc hại, không ô nhiễm môi trường. Mô hình sản xuất rau an toàn 30 ha xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai.
Hình 4.1. Mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Xuân Dương