SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI 4.4.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái huyện Thanh Oai
Để phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái những năm tới trên địa bàn huyện Thanh Oai theo quan điểm và mục tiêu sau:
- Đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc tái cơ cấu nền nông nghiệp cần tập trung mạnh vào tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công trong nông nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi cho hình thành có hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương; tiếp tục tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng; nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; đa dạng hóa thị trường, cả thị trường trong nước và xuất khẩu; đầu tư phát triển nhân lực trong nông nghiệp.
- Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực
hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; có cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất giữa nông dân với nông dân và giữa nông dân với doanh nghiệp, hình thành cánh đồng mẫu lớn, gắn sản xuất với chế biến và tiêu
thụ. Xây dựng môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn.
- Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, nhất là ở vùng sâu và xa.
Gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Đầu tư phát triển hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ, phát triển và hỗ trợ thương mại, nhất là ở các vùng nông thôn hẻo lánh; hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp áp dụng tốt bộ quy chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt và tăng cường quản lý ở khâu chế biến và lưu thông để bảo đảm lương thực, thực phẩm an toàn.
- Để chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cần tập trung vào
các lĩnh vực như: Nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường. Cải thiện hệ thống dự báo, cảnh báo sớm và gắn kết hệ thống này với dịch vụ tư vấn nông nghiệp; thay đổi phương pháp canh tác và lựa chọn giống phù hợp với các vùng đất có những biến đổi khác nhau về khí hậu; xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển để có thể giải quyết được những thách thức mới nảy sinh của quá trình biến đổi khí hậu và nước biển dâng; thúc đẩy thị trường bảo hiểm nông nghiệp, tăng cường khả năng ứng phó của nông dân đối với rủi ro, bảo đảm nông nghiệp ít chịu tác động từ biến đổi khí hậu.
- thực hiện các biện pháp như tăng cường đầu tư công vào các công trình
phòng, chống thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường, tăng cường quản lý nước thải nông nghiệp, tăng cường áp dụng các biện pháp giảm khí thải nhà kính; quán triệt tư duy nền kinh tế xanh trong phát triển nông nghiệp. Tư duy kinh tế xanh đòi hỏi thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh trong nông nghiệp. “Đô thị hóa là một quá trình tất yếu, không thể không xẩy ra, dù muốn hay không muốn tương lai của thế giới vẫn nằm ở các thành phố”. Đó là kết luận của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về đô thị do Liên hợp quốc tổ chức tại Istambul (Thổ Nhĩ Kỳ). Thực tế tốc độ đô thị hóa của nước ta nói chung đang diễn ra ngày càng nhanh về cả quy mô và số lượng. Đô thị hóa nhanh trong điều kiện hiện nay của nước ta thực sự làm nảy sinh nhiều bất cập. Phát triển Nông nghiệp đô thị sinh thái được xem là giải pháp tối ưu để giải quyết các bất cập này.
Mặc dù chỉ mới phát triển mạnh từ những năm 70 của thể kỉ XX trở lại đây song NNĐT đã góp phần rất lớn trong chiến lược phát triển bền vững của các đô thị trên thế giới. Ở nước ta nhìn chung NNĐT đã hiện diện song còn ở dạng manh mún, phần lớn là sự sáng tạo của người dân. Mặc dù phạm vi hoạt động
chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao, chưa toàn diện nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của NNĐT đã được chứng minh ở nhiều thành phố thuộc nhiều nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Hy vọng Nông nghiệp đô thị sinh thái sẽ là giải pháp và là hướng đi chiến lược cho sự phát triển nhanh, bền vững của các đô thị trong tiến trình đô thị hóa hiện nay của nước ta.
4.4.2. Căn cứ xây dựng định hướng sử dụng đất nông nghiệp đô thị sinh thái
Căn cứ Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đề xuất hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái huyện Thanh Oai đến năm 2020 như sau:
Tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế chung của huyện. Phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. Cụ thể:
- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2020 đạt khoảng 9.000 tỷ đồng, năm 2030 đạt 32.300 tỷ đồng (giá CĐ năm 94).
- Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 16%/ năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 14%/năm.
Trong giai đoạn tới, nông nghiệp huyện Thanh Oai tiếp tục bị thu hẹp diện tích do các yêu cầu của đô thị hoá. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và cải thiện môi trường sinh thái. Do vậy, việc phát triển nông nghiệp quận theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái dựa trên các quan điểm, đề xuất lớn sau đây:
- Phát triển nông nghiệp huyện Thanh Oai trong giai đoạn tới phải bám sát qui hoạch phát triển đô thị để xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng đô thị sinh thái.
- Phát triển nông nghiệp huyện Thanh Oai phải đáp ứng được các yêu cầu của một nền nông nghiệp đô thị sinh thái: (i) sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao dựa trên một nền tảng kỹ thuật và công nghệ sản xuất thân môi trường; (ii). Sản xuất nông nghiệp vừa phải đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường vừa phải tạo ra cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp.
hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, môi trường.
- Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái trên địa bàn huyện Thanh Oai bằng sự nỗ lực của mọi chủ thể sản xuất kinh doanh và có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước các cấp.
- Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái trên địa bàn huyện Thanh Oai trong giai đoạn tới cần có mô hình và bước đi thích hợp nhằm tạo ra sự phát triển bền vững và hiệu quả.
Trên cơ sở các quan điểm về phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị như đã trình bày; đối chiếu với thực tế và xu hướng phát triển, có thể dự liệu định hình nền Nông nghiệp ngoại vi đô thị: thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp như xây dựng các trang trại trồng rau, hoa quả, trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra nông sản có chất lượng cao, cung cấp sản phẩm tươi sống cho cư dân đô thị; đồng thời còn triển khai các hoạt động nông nghiệp sinh thái như các công viên, đồng cỏ,… phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh, giá trị sản xuất đạt cao nhất trên một đơn vị diện tích. Hình thành các khu nhà vườn sinh thái, kinh doanh tổng hợp. Đưa dần công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng các mô hình nhà lưới, nhà kính, tưới hiện đại. Tuỳ điều kiện cụ thể, có thể phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị như sau:
- Nông nghiệp phục vụ khách sạn, nhà hàng và dân cư đô thị: sản xuất hoa, cây cảnh, rau, quả, thịt, trứng, sữa cho khách sạn, nhà hàng theo các mô hình như: vườn, hình thành theo dạng các lô, thửa hoặc dạng VAC , phân bố chủ yếu ở các xã Liên Châu, Tân Ước. Các khu vườn diện tích lớn 5 – 10 ha liền kế thành vùng tương đối tập trung, kéo dài theo ven sông Đáy.
- Nông nghiệp du lịch: Tập trung ở các vùng ngoại thành, ngoại thị, cung cấp địa điểm du lịch sinh thái cho du khách. Điển hình có khu du lịch 12 con Giáp tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai.
- Nông nghiệp an dưỡng: Tập trung ở các vùng có cảnh quan đẹp, cung cấp địa điểm nghỉ ngơi, an dưỡng cho các tầng lớp dân đô thị.
- Nông nghiệp sinh thái: sản xuất sản phẩm sạch, không đọc hại, không ô nhiễm môi trường. Mô hình sản xuất rau an toàn 30 ha xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai.
Hình 4.1. Mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Xuân Dương
4.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đô thị sinh thái huyện Thanh Oai
4.4.3.1. Định hướng không gian phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, đất đai, khu vực nông thôn huyện có thể chia thành 3 vùng sản xuất như sau:
Vùng 1: Bao gồm 8 xã ven sông Đáy là các xã Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Kim An, Kim Thư, Phương Trung, Cao Dương và xã Xuân Dương. Định hướng của vùng này chủ yếu là cây hoa, cây cảnh, rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, bò sữa. Sản xuất chủ yếu là chế biến nông sản và nghề thủ công truyền thống.
Vùng 2: Bao gồm 10 xã Bích Hòa, Bình Minh, Thanh Thùy, Tam Hưng, Đỗ Động, Thanh Văn, Dân Hòa, Tân Ước, Liên Châu và Hồng Dương. Vùng nảy sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa, chăn nuôi lợn, gia cầm, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản chuyên canh và sản xuất các nghề thủ công truyền thống như: bún, bánh cuốn, kim khí, khâu bóng, nón, giò chả, mũ lá, quạt, lồng chim, chẻ tăm, hương....
Vùng 3: xã Cự Khê và Mỹ Hưng là hai xã nằm trong vùng quy hoạch đô thị. Khi dự án đô thị Thanh Hà và Mỹ Hưng được thực hiện thì đất nông nghiệp của 2 xã còn lại không nhiều. Nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung, thâm canh cao, chất lượng hàng hóa cao.
4.4.3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái
Mục tiêu: Ngoài thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây lương thực cần tích cực mở rộng diện tích của các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như rau màu các loại, hoa cây cảnh, cây ăn quả... nhằm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Định hướng sản xuất ngành trồng trọt đến năm 2020 như sau:
- Cây lúa: Xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô 3.000 – 3.500 ha (chủ yếu sử dụng giống lúa thơm, lúa chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, nếp,...) tập trung các xã Thanh Văn, Tam Hưng, Hồng Dương, Tân Ước, Đỗ Động, Dân Hòa... bình quân mỗi xã thực hiện khoảng 100 – 200 ha. Cây lúa được trồng trong LUT lúa-màu.
- Rau: Tập trung xây dựng, phát triển vùng chuyên canh rau tại các xã vùng ven sông Đáy. Khuyến khích chuyển đổi sang sản xuất rau tại vùng vân cận và liền kề với diện tích rau nhằm đáp ứng nhu cầu rau thực phẩm của huyện và nhu cầu của thủ đô Hà Nội, từng bước phát triển rau thực phẩm theo hướng chuyên canh, đặc biệt là rau an toàn. Dự kiến đến năm 2020 đạt 2000 ha, trong đó rau vụ đông chiếm khoảng 45%-55% tổng diện tích rau cả năm. Đến năm 2020 diện tích vùng sản xuất rau an toàn đạt khoảng 150 ha. Tập trung đầu tư cho vùng rau an toàn xã Tam Hưng, Kim An, Thanh Cao, Xuân Dương, Hồng Dương, Cao Dương, Bình Minh, Tân Ước...
- Hoa, cây cảnh: Năm 2015 diện tích chuyên trồng hoa trong vùng đạt khoảng 100 ha tập trung tại một số xã vùng ven đô thị ( Bích Hòa, Bình Mình ), vùng bãi ven sông Đáy ( Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Kim An, ) và một số xã khác.
Phát triển hoa ngoài trời là chính, đồng thời xây dựng các khu nhà lưới và ứng dụng công nghệ cao sản xuất các giống hoa chất lượng cao.
- Cây ăn quả: Phấn đấu tới năm 2020 tổng diện tích cây ăn quả khoảng 850ha, trong đó cải tạo trên 200 ha hiện có ( gồm: cam canh, bưởi diễn và một số cây ăn quả khác có giá trị cao). Diện tích trồng mới và cải tạo tập trung ở các vùng ven sông Đáy như xã Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Kim An, Kim Thư, .. và các trang trại.
Công tác chuyển đổi cơ cấu sản xuất đến năm 2020: Tiếp tục thực hiện chuyển đổi khoảng 1060 ha đất canh tác sang các mục đích như sau: Nuôi trồng thủy sản khoảng 495 ha chủ yếu tập trung ở các xã phía Nam ven sông Nhuệ như xã Liên Châu, Thanh Văn, Đỗ Động, Tân Ước, Hồng Dương và một số xã khác
như Tam Hưng, Cao Dương, Bình Minh, Tam Hưng, Hồng Dương...), chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là 150 ha ( tại các xã Kim Thư, Thanh Văn, Đỗ Động, Thanh Văn, Tam Hưng, Dân Hòa, Tân Ước, Hồng Dương...).
Tiếp tục thực hiện công tác dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phục vụ phát triển sản xuất.
b. Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững và tập trung. Phấn đấu đến năm 2020 dành khoản 150 ha từ đất canh tác chuyển sang đất chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.
Ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, giữ vệ sinh môi trường tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ thị trường tiêu thụ trong và ngoài Thành Phố.
- Chăn nuôi Bò: Tập trung phát triển đàn bò thịt, bò sinh sản và bò sữa để cung ứng thực phẩm và bò giống cho thị trường. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung. Tổng đàn bò năm 2015 có 6.500 và đến năm 2020 ổn định quy mô khoảng 7.000 con.
- Chăn nuôi lợn: Bố trí một số vùng chăn nuôi tập trung lợn nái hướng nạc ở xã Tân Ước, Kim Thư, Thanh Mai. Cùng các vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung, với các trang trại chăn nuôi vừa; Đến năm 2020 quy mô đàn lợn trên 120.000 con.
Bảng 4.17. Định hướng các loại sử dụng đất huyện Thanh Oai đến năm 2020
Loại sử dụng đất /kiểu sử dụng đất
Tổng hợp
hiệu quả hiện trạng Diện tích (ha) Diện tích định hướng (ha) Ghi chú (tăng, giảm) I. LUT lúa-màu 1378.41 6289.3 4910.89
1. Lúa xuân – lúa mùa – cà chua Trung bình
2. Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây Trung bình 3. Lúa xuân – lúa mùa – bí đỏ Trung bình
II. LUT Lúa – cá 312.1 382.1 70
4. Lúa xuân – cá Cao
III. LUT Chuyên rau, màu 91.3 240.14 148.84
5. Lạc xuân – đậu tương hè – súp lơ Cao
6. Lạc xuân – đậu tương hè – hành Cao 7. Lạc – đậu tương – khoai lang Cao 8. Bắp cải – su hào - hành Cao
IV. LUT Cây ăn quả 1052.7 840.92 -211.78
10. Cam canh Cao