Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 49)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến tính chính xác, tính khách quan và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài, đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Những xã được chọn là những xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp hàng hóa khác nhau, đại diện cho các vùng sinh thái của huyện.

Theo 3 vùng có đặc điểm về địa hình, điều kiện canh tác ở các vùng mang tính đặc trưng của huyện Thanh Oai; đánh giá được những tác động, ảnh hưởng

cơ bản đến công tác DĐĐT và kết quả sản xuất nông nghiệp được tiến hành ở 3 xã: Hồng Dương, Đỗ Động, Cao Dương. Việc chọn vùng làm cơ sở để tiến hành thu thập phiếu điều tra nông hộ.

- Vùng 1: Đây là vùng có địa hình đất đai bằng phẳng, nên sản xuất nông nghiệp thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao. Xã Hồng Dương được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng đất chân cao.

- Vùng 2: Đây là vùng đất có địa hình tương đối thấp, đất đai màu mỡ hơn vùng chân cao nên sản xuất nông nghiệp có phần thuận lợi và cho năng suất cao. Xã Đỗ Động được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng đất chân vàn.

- Vùng 3: Đây là vùng có lợi thế phát triển các mô hình sản xuất: Chuyên lúa, Lúa- Cá, Lúa- Cá- Vịt và phát triển trồng rau an toàn. Xã Cao Dương được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng chân đất thấp.

3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: tiến hành thu thập toàn bộ các tài liệu có liên quan từ các phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, chi cục Thống kê, UBND các xã. Báo cáo kinh tế xã hội của huyện năm 2015, Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2010 – 2020, thực trạng sán xuất nông nghiệp của huyện, số liệu thống kê kiểm kê đất đai năm 2015.

- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp:

+ Điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn dùng để thu thập thông tin về hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ ở địa phương mẫu của viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ NN&PTNT).

+ Tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu, chia thành 3 tiểu vùng (xã) đại diện cho đặc điểm sản xuất của huyện. Tại mỗi tiểu vùng điều tra chọn 30 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Chỉ tiêu điều tra: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, địa hình, loại đất); Cây trồng (loại cây, giống, mức năng suất, giá trị sản phẩm; tình trạng sử dụng phân bón (mức bón trung bình,tính cân đối, kỹ thuật bón phân); chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm...

3.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Nông nghiệp đô thị sinh thái được đánh giá thông qua các nhóm tiêu chí sau: 3.2.3.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp, tiến hành phân tích tài chính trong quá trình sản xuất đối với các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Thanh Oai thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế sau đây:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm), nó phản ánh năng suất đất đai trên khía cạnh giá trị thu được trên một đơn vị diện tích (1ha).

GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm.

+ Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số của giá trị sản xuất với tri phí trung gian: GTGT = GTSX - CPTG

Phân cấp hiệu quả kinh tế như sau:

GTGT > 150 triệu đồng/ha, mức đánh giá cao

GTGT từ 100 - 150 triệu đồng/ha, mức đánh giá trung bình GTGT < 100 triệu đồng/ha, mức đánh giá thấp

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính được tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

3.2.3.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo chỉ tiêu thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.

+ Hiệu quả kinh tế/một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GTSX/LĐ và GTGT/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.

Phân cấp hiệu quả xã hội như sau:

GTGT/LĐ > 150 nghìn đồng/LĐ, mức đánh giá cao

GTGT/LĐ 100 - 150 nghìn đồng/LĐ, mức đánh giá trung bình GTGT/LĐ < 100 nghìn đồng/LĐ, mức đánh giá thấp

Ngoài ra đề tài có sử dụng phương pháp đánh giá định tính về sự phù hợp của các LUTs với năng lực sản xuất của hộ về đất đai, nhân lực, vốn, kỹ thuật. Khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng ngày của người dân và xã hội. Sự phù hợp với tập quán canh tác của địa phương.

3.2.3.3. Hiệu quả về sinh thái của nông nghiệp khu vực đô thị

Để đảm bảo hiệu quả của một mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái, các LUTs cần được đánh giá theo các tiêu chí: chỉ tiêu sản xuất hàng hóa, khả năng điều hòa môi trường, khả năng tạo cảnh quan và khả năng bảo vệ môi trường.

- Chỉ tiêu sản xuất hàng hóa: tính theo tỷ lệ sản phẩm hàng hóa bán ra theo % so với sản lượng sản xuất ra.

+ Sản phẩm hàng hóa bán ra của 1 LUT > 70% – mức đánh giá cao + Sản phẩm hàng hóa bán ra của 1 LUT từ 50-70%, mức đánh giá trung bình

+ Sản phẩm hàng hóa bán ra của 1 LUT <50% - mức đánh giá thấp

- Khả năng điều hòa môi trường sinh thái: được đánh giá thông qua tỷ lệ

phủ xanh của cây trồng trên diện tích đất nôn nghiệp, được tính theo mùa vụ. + Cây ngắn ngày: trồng từ 3 vụ trở lệ, tỷ lệ che phủ cao

Trồng 2 vụ: tỷ lệ che phủ trung bình Trồng 1 vụ: tỷ lệ che phủ thấp + Cây dài ngày: tỷ lệ che phủ cao

+ Chuyên hoa và rau: tỉ lệ che phủ cao

- Khả năng tạo cảnh quan: cảnh quan đẹp được coi là 1 tiêu chí quan trọng

trong nông nghiệp đô thị sinh thái. Cây ăn quả và hoa có cảnh quan được đánh giá ở mức cao. Các LUT cây trồng nông nghiệp được đánh giá ở mức trung bình.

- Khả năng bảo vệ môi trường: việc đánh giá khả năng bảo vệ môi trường của quá trình sử dụng đất có thể xem xét một số chỉ tiêu: mức độ sử dụng phân bón và mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đánh giá tác động của việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các LUTs thông qua so sánh liều lượng thực tế người dân sử dụng với khuyến cáo sử dụng của trung tâm khuyến nông, khuyến ngư huyện.

3.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập và thống kê được từ phiếu điều tra và số liệu có sẵn, tiến hành tổng hợp, phân tổ theo nhiều mục, nhiều loại khác như: Diện tích đất gieo trồng, loại cây, diện tích đất đai, các khoản chi phí, các khoản thu nhập và tình hình sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm từng vùng. được phân tích và xử lý số liệu bằng chương trình EXCEL, dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích, so sánh để biết được tổng giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, giá trị gia tăng của từng loại cây trồng, sự biến động qua các năm từ đó rút ra kết luận và đề xuất phương hướng trong tương lai.

Hiệu quả của 1 LUT được đánh giá bằng cách tổng hợp hiệu quả của 3 nhóm tiêu chí nêu trên theo nguyên tắc. Nếu 2/3 tiêu chí đạt hiệu quả cao, mức đánh giá chung là cao. Nếu 1 tiêu chí đạt cao, 1 tiêu chí đạt trung bình, 1 tiêu chí đạt thấp, mức đánh giá là trung bình. Nếu 2 tiêu chí đạt trung bình, mức đánh giá là trung bình. Nếu 2 tiêu chí đạt thấp, mức đánh giá là thấp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Oai

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý liền kề với quận Hà Đông với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài cách quận Hà Đông khoảng 14 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc. Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 12.386,74 ha và dân số là 176.336 người (tính đến tháng 12 năm 2015). Huyện có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp quận Hà Đông;

- Phía Đông giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Trì; - Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ;

- Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Phú Xuyên;

Với vị trí nằm liền kề với quận Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội. Thanh Oai có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sông Nhuệ và vùng bãi sông Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,50 m so với mực nước biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1,50 m so với mực nước biển.

Với đặc điểm địa hình như vậy huyện có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng thâm canh tăng vụ.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Thanh Oai nằm trong huyện đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của lưu khí quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa nắng nóng, mưa nhiều, mùa khô lạnh rét mưa ít với số giờ nắng trong năm từ 1.600 - 1.700 giờ.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 8, 9 và các tháng này thường hay có gió, bão. Lượng mưa bình quân năm của huyện khoảng 1.600-1.800 mm, lượng mưa tập trung vào mùa hè với khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Độ ẩm không khí từ 84-96%, lượng bốc hơi cả năm 700-900 mm, lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng1, lớn nhất vào tháng 5 và tháng 6.

Nhìn chung, thời tiết có những biến động thất thường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất. Vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng. Mùa đông, có những đợt gió mùa đông bắc về làm nhiệt độ giảm đột ngột gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu như vậy cho phép đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trong huyện cũng như cung cấp cho các vùng lân cận.

4.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước

Hệ thống thuỷ văn của huyện bao gồm hai con sông lớn đó là sông Nhuệ và sông Đáy với các hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương ...

Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện với chiều dài khoảng 20,50 km với độ rộng trung bình từ 100 - 125 m, hiện tại bề mặt sông đã bị người dân trong vùng thả bè rau muống nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua. Đây là tuyến sông quan trọng có nhiệm vụ phân lũ cho sông Hồng. Tuy nhiên kể từ năm 1971 trở về đây, việc sinh hoạt và sản xuất của người dân trong phạm vi phân lũ không bị ảnh hưởng bởi việc phân lũ, nhưng trong những năm tới xem xét mối quan hệ giữa các vùng sản xuất, bố trí sử dụng hợp lý đất đai để đảm bảo cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng được ổn định và bền vững.

Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,50 km lấy nước từ sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ven sông như Liên Châu, Mỹ Hưng ... và còn là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thuỷ lợi La Khê.

Nước phục vụ cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm.

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông Hồng và sông Nhuệ qua hệ thống thủy nông La Khê và sông Đáy. Ngoài ra còn có hệ thống hồ, đầm, ao rất rộng lớn (hơn 300 ha) đặc biệt là đầm Thanh Cao - Cao Viên. Nguồn nước mặt cung

cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây trồng. Còn vùng bãi sông Đáy về mùa khô vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới nước cho cây trồng vùng bãi.

- Nguồn nước ngầm: Tầng chứa nước nằm ở độ sâu 30 - 60 m, bao gồm 2 lớp cát và sỏi cuộn.

- Về chất lượng nước: theo kết quả phân tích mẫu nước thô ở nhà máy Bia Kim Bài ngày 15/09/1999 cho thấy hàm lượng sắt và mangan cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước trên phục vụ cho sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Như vậy, với hệ thống kênh mương và ao, hồ, đầm của huyện sẽ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên vào mùa mưa hệ thống kênh mương và ao hồ cũng gây ra ngập úng ở một số vùng trũng, vào mùa khô lại thường bị thiếu nước ở các vùng bãi ven sông.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a, Tài nguyên đất

Đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), có diện tích 2.250,30 ha, chiếm 18,17% diện tích đất tự nhiên: Loại đất này được phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)