Kinh nghiệm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 29 - 38)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.2. Một số công trình nghiên cứu về sử dụng đất theo hướng nông nghiệp đô thị

2.2.2. Kinh nghiệm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô

nghiệp đô thị sinh thái

Xu thế phát triển chung của các nước là hướng tới một nền kinh tế mà sản xuất công nghiệp là chủ đạo. Tuy nhiên, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tất cả các nước vì nó tạo ra sản phẩm nuôi sống con người. Do vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được duy trì và phát triển. Sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người và đồng thời cũng là nguồn thu nhập đáng kể của các nước đang phát

triển và kém phát triển. Mức độ sử dụng đất có thể trồng trọt được ở các khu vực trên thế giới cũng rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi khu vực (Phạm Văn Phê, 2001; Bùi Minh, Bế Quỳnh Nga và Đặng Thị Việt Phương 2014).

Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa. Nhìn chung, về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở vùng nông thôn.( Lê Văn Trưởng (2008)).

Đất thoái hoá và hoang mạc hoá là một trong những vấn đề về môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực. Đất khô cằn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất. Đối với hầu hết các cư dân ở các vùng đất khô cằn, cuộc sống của họ rất khó khăn và tương lai thường bất ổn, với mức sống cùng cực về các mặt KT-XH và sinh thái. Trên toàn thế giới, đói nghèo, quản lý đất đai không bền vững và biến đổi khí hậu đang biến các vùng đất khô cằn thành sa mạc và ngược lại, hoang mạc hoá đang làm trầm trọng thêm và dẫn đến đói nghèo.

Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.

Phát triển nông nghiệp là vấn đề mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng quan tâm để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, ổn định chính trị, xã hội. Tuy nhiên, mỗi nước đều có chiến lược phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Nông nghiệp ngoại thành đã có những thay đổi mạnh mẽ ở các nước đang phát triển do

mở rộng đô thị, cơ sở hạ tầng, giao thông. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, do vậy xu hướng phát triển của nông nghiệp ngoại thành là phải xây dựng các mô hình nông nghiệp hiện đại có giá trị kinh tế cao. Mô hình nông nghiệp hiện đại bao gồm cả đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu và tăng lợi nhuận của cả hệ thống trồng trọt và chăn nuôi (William, 2012). Nông nghiệp hiện đại thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn tài nguyên, công nghệ, quản lý, thị trường và hỗ trợ chính sách từ Chính phủ. Ví dụ ở Nhật nông nghiệp ngoại thành gặp khó khăn về tài nguyên đất ít, lao động già hóa, chính phủ Nhật đã xây dựng các chính sách để tạo ra sự thúc đẩy phát triển dựa trên các cộng đồng địa phương với mục tiêu chủ yếu là cung cấp lương thực ổn định, tạo ra nông nghiệp mạnh và năng động hơn, sử dụng nguồn tài nguyên địa phương để thúc đẩy, bảo tồn và tái cơ cấu nông nghiệp. Ủy ban dân số, kinh tế và Xã hội Liên hợp Quốc cũng đã có tổng kết và khuyến cáo chuyển đổi nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành để nâng cao giá trị sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, giảm lao động di cư vào thành phố. Thomas A. Lyson cũng đã công bố về ứng dụng công nghệ sinh học cho phát triển nông nghiệp bền vững khu vực ngoại thành với các sản phẩm cộng đồng có thể sản xuất, mua và bán trên thị trường quốc tế và sự cần thiết kết hợp giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp hiện đại ở những vùng này. Tóm lại các nghiên cứu và xu hướng phát triển nông nghiệp ngoại thành gồm đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm chất lượng, nâng cao giá trị sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, bảo vệ mội trường và phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp hiện đại.

2.2.2.1. Tại Thái Lan

Thái Lan là nước phát triển mạnh mẽ về nông nghiệp, cách đây 50 năm Thái Lan có xuất phát điểm tương đối thấp, chỉ gần bằng hoặc thấp hơn miền Nam Việt Nam. Những năm quá, kinh tế nông nghiệp Thái Lan phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là 4,1%/ năm.

Sự phát triển bùng nổ của kinh tế Thái Lan trong các thập kỷ 70 và 80 được thể hiện rõ nét qua quá trình đô thị hóa và phát triển nông nghiệp ven đô thị ở Bangkok. Quá trình đô thị hóa đã làm dân số Bangkok tăng lên 41%. Các hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh và tập trung ở vùng bangkok và ngoại vi của nó. Các hoạt động nông nghiệp bị đẩy ra các vùng xa bên ngòai và hình thành nên những vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa với các sản phẩm chính là lúa gạo để phục vụ cho chiến lược hướng vào xuất khẩu, và các sản phẩm

rau quả đa dạng phục vụ nhu cầu têu dùng cho dân cư đô thị.

Giống như các đô thị khác trên thế giới, đô thị hóa ở Bangkok làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, dặc biệt là nhu cầu về các loại rau xanh và thực phẩm cao cấp, an toàn cũng như nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí cuối tuần ở các ngoại ô. Giá đất ngoại ô Bangkok tăng và hiện tượng đầu cơ ruộng đất phát triển. Đô thị hóa nhanh cũng kéo theo sự ô nhiễm nặng nề về môi trường càng đòi hỏi nông nghiệp Bangkok phải làm tốt vai trò của mình để đáp úng nhu cầu cho dân cư đô thị và điều tiết môi trường. Để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa, sau một thế kỉ tập trung vào thâm canh lúa (1880 – 1980), nông nghiệp ven đô Bangkok chuyển sang đa dạng hóa sản phẩm từ sau 1980 (Đào Thế Tuấn 2003a).

Bên cạnh phát triển rau quả ở ngoại thành, Thái Lan còn rất nổi tiếng trong phát triển các mô hình nông nghiệp kết hợp nhằm đa dạng hóa sản phẩm và cải tạo đất đai, nguồn lực. Một trong các mô hình nông nghiệp kết hợp được phát triển ở tỉnh Sisaket ở phía Đông Bắc Thái Lan là mô hình lúa – cá, được xây dựng theo kiểu đa dạng như các ao nuôi cá nhỏ định vị bên trong hoặc bên cạnh các cánh đồng lúa, các lồng nuôi cá được đặt trong các ao lớn hoặc kết hợp thả cá vào các vùng trồng lúa nước được cung cấp đủ nước vào mùa khô.

Mô hình kết hợp giữa trồng trọt (lúa – rau – quả) và chăn nuôi (lợn – gia cầm) bắt đầu phát triển ở ngoại ô Bangkok từ khi chính phủ giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật về giống và công nghệ chăn nuôi. Các mô hình chăn nuôi thâm canh cao được các nông dân ở ngoại thành phát triển trên cơ sở đầu tư mạnh mẽ về vốn và kỹ thuật đã đem lại lợi nhuận khá lớn cho nông dân. Tuy nhiên, các trang trại chăn nuôi ngoại ô cũng gây ra nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm nguồn nước, bệnh dịch. Những chi phí môi trường đã không được tính đến trong hợp đồng giữa các hộ chăn nuôi và các công ty thu mua nên tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra. Trước thực tế này, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện một chương trình có tên gọi: “Quản lý các trang trại chăn nuôi”, trong đó trập trung vào giải quyết các vấn đề về môi trường như xử lý chất thải để sản xuất biogas và phân bón. Trong chương trình này, Chính phủ rất quan tâm đến trợ giúp tài chính, kỹ thuật cũng như sự hỗ trợ về thể chế nhằm đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho những hộ nông dân tham gia chương trình này.

riêng đã đạt được được những thành quả to lớn không chỉ về tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp mà còn về chất lượng sản phẩm và mức độ đáp ứng nhu cầu của người dân cả về vật chất lẫn cảnh quan môi trường. Thành công của Thái Lan là đã giải quyết tốt quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu, kết hợp với thúc đẩy, đa dạng hóa sản phẩm, nhằm giải quyết những vấn đề của nông nghiệp ven đô thị. Các yếu tố quan trong nhất góp phần đạt được các kết quả trên là sự phát triển của cơ sở hạ tầng, sự tiếp cận dễ dàng về tín dụng đối với các hộ nông dân, chính sách khuyến nông cho phép dễ dàng tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới và chính sách phát triển quan hệ cộng đồng giữa các công ty chế biến và nông dân nhằm tạo đầu ra cho nông sản. Vai trò của Nhà Nước cũng rất quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chính sánh quy hoạch đất đai, điều tiết giá cả, giải quyết các vấn đề môi trường và tư vấn tạo khung pháp lý cho phát triển nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 2003a).

2.2.2.2. Tại Trung Quốc

Trung Quốc là nước có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mạnh mẽ gắn liền với cải cách kinh tế. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng lâu dài, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Cùng với đó, Trung Quốc thực hiện các chính sách cải cách trong nông nghiệp như chính sách khoán hộ, tách quyển sở hữu ruộng đất với quyển kinh doanh, xóa bỏ chế độ nhà nước độc quyển thu mua nông sản, thực hiện chính sách hai giá, khuyến khích các doanh nghiệp tăng sản lượng bán ra thị trường, cải cách chế độ thuế chia sẻ thu nhập giữa trung ương và địa phương, cải cách pháp lý để tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp Trung Quốc; tỷ lệ ngành trồng trọt giảm từ 80% năm 1968 xuống 55% năm 2001, chăn nuôi tăng từ 15% đến 30%, thủy sản tăng từ 2% đến 11% (Đào Thế Anh, 2003).

Trung Quốc thực hiện đô thị hóa mạnh mẽ với những đặc điểm cơ bản là tốc độ cao, quy mô lớn, mật độ dân số cao và những tác động lớn về môi trường. Chiến lược đô thị hóa ở Trung Quốc là chiến lược phi tập trung, với nhiều đô thị nhở nằm xen kẽ trong các vùng nông thôn. Quá trình đô thị hóa mang lại triển vọng kinh tế và sự phát triển xã hội, cũng như gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm

nguồn nước, không khí, tiếng ồn, chất thải và cạn kiệt tài nguyên. Vì vậy, từ nằm 1980 đến nay, khoảng hơn 80 thành phố ở Trung Quốc đã thực hiện chương trình xây dựng các thành phố sinh thái . Đây là một đơn vị hành chính có hiệu quả về sinh thái và kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và văn hóa cũng như hài hòa về cảnh quan môi trường. Một phần của chương trình thành phố sinh thái là thực hiện các nội dung chuyển dịch từ truyền thống sang sinh thái như chuyên môn hóa sang đa dạng hóa, từ cây trồng trên mặt đất sang tạo màu xanh trên không gian.

Gần đây, tại các đô thị Trung Quốc, xu thế chuyển đất canh tác thành vườn cây lâu năm và ao cá khá phát triển, ao chiếm khoảng 3,5% và vườn chiếm khoảng 4,5% diện tích đất nông nghiệp đô thị. Tổng cộng ao, vườn chiếm 11% diện tích đất ở các đô thị cấp I, 1,7% diện tích các đô thị cấp II và 5,4% diện tích trong vùng nông thôn (Đào Thế Tuấn, 2004). Về quy mô nông hộ, trong vùng đô thị trung bình một hộ có 0,27 ha, vùng nông thôn là 0,4 ha. Trong điều kiện Trung Quốc tham gia WTO thì lợi thế so sánh của Trung Quốc sẽ là các sản phẩm cần nhiều lao động như rau xanh, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động trong nhà lưới. Cây ăn quả cũng được phát triển mạnh ở các vùng quanh đô thị, tạo những vành đai xanh cho các thành phố sinh thái.

Ngày nay, hệ thống sản xuất kết hợp chủ yếu đang được áp dụng ở nhiều vùng của Trung Quốc là mô hình kết hợp cá – cỏ hoặc cá – cỏ - lợn. Những hệ thống kết hợp này phù hợp với điều kiện địa hình thấp nhưng chủ động về tưới tiêu như lưu vực sông Changjang, Pearl và Yangtze. Nông dân tận dụng trồng cỏ trên những mảnh đất nhỏ, ven chân đê, ven hệ thống kênh mương và sử dụng nguồn nước sẵn có từ ao, hồ, mương.

2.2.2.3. Tại Mỹ

Là một siêu cường quốc trên thế giới về phát triển kinh tế nhưng Mỹ đang gặp phải những vấn đề của đô thị hóa. Khoảng 100 năm trước có 50% dân số Mỹ còn sống ở các trang trại nông thôn nhỏ và sử dụng thức ăn tự sản xuất tại địa phương. Hiện nay, dân số đô thị ở Mỹ chiếm khoảng 80%. Khi dân số đô thị tăng lên cùng với quá trình đô thị hóa, sản xuất nông nghiệp gặp phải những thách thức của an ninh lương thực, chi phí môi trường và sức khỏe cộng đồng. An ninh lương thực đòi hỏi phải thỏa mãn đầy đủ kịp thời về số lượng lương thực, có chất lượng và thành phần dinh dưỡng cho nhu cầu của 80% dân số đô thị. Chi phí môi trường bao gồm chi phí của ô nhiễm không khí, nhiễm độc nguồn nước ngầm và

nước bề mặt, xói mòn đất đai, suy giảm đa dạng sinh học đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng động. Một trong các vấn đề nông nghiệp Mỹ phải giải quyến là đảm bảo cung cấp đủ lương thực để giải quyết nạn đói cho 12,4% dân số vào năm 2020 .

Nông nghiệp sinh thái đô thị ở Mỹ có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực và môi trường. Chính phủ Mỹ rất quan tâm việc khuyến khích tận dụng các nguồn lực để phát triển nông nghiệp đô thị, như tận dụng diện tích đất trống để phát triển sản xuất rau, quả trong từng hộ gia đình, thậm chí sử dụng đất ở các sân sau trường học, bệnh viện hoặc công viên quốc gia. Theo số liệu của Ủy ban Nông nghiệp đô thị Bắc Mỹ năm 2003, dự án “vườn cho người nghèo” ở Santa Cruz, California đã đóng góp 55% sản lượng các sản phẩm nông nghiệp đô thị và quản lý thành công chương trình sản xuất hoa tười bằng phương pháp hữu cơ. Chất thải đô thị được tái sinh thành phân bón cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)