4.1.4.1. Thực trạng phát triển đô thị
Thanh Oai có một thị trấn trung tâm huyện là thị trấn Kim Bài với diện tích 432,27 ha. Năm 2015 dân số đô thị là 6.849 người, bình quân đất đô thị là 779,05
m2/người. Đô thị Thanh Oai được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp bố trí
theo cụm và theo tuyến dọc các trục giao thông. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các cấp chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của các ngành, hệ thống đô thị trên địa bàn huyện đã không ngừng phát triển. Bộ mặt kiến trúc được chỉnh trang, vị trí đô thị ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển KTXH. Ở thị trấn Kim Bài tốc độ xây dựng đô thị diễn ra khá nhanh và sôi động, nhất là xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, các công trình kinh doanh dịch vụ, công trình công cộng ... góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa chung của vùng.
Về kiến trúc không gian trong đô thị của huyện các khu dân cư được phân bố khá hợp lý, nhiều công trình xây dựng có kiến trúc hiện đại, phù hợp với quy hoạch, làm tăng thêm vẻ đẹp của đô thị. Trong các khu dân cư cơ sở hạ tầng ngày càng được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, nhiều công trình giao thông, xây dựng,... đã được quan tâm đầu tư hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển mạng lưới đô thị cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng, kiến trúc không gian đô thị của huyện vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại như:
- Đô thị trong vùng còn mang nặng sắc thái khu dân cư nông thôn. Công nghiệp kém phát triển và chưa có công nghiệp tạo vùng, chủ yếu là công nghiệp nhỏ chế biến nông - lâm - thủy sản và tiểu thủ công nghiệp phục vụ dân sinh. Thương mại dịch vụ vẫn còn mang tính phục vụ tại chỗ. Hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông và các công trình công cộng khác còn thiếu, nhiều nơi còn mang tính tạm bợ.
- Hầu hết các khu dân cư trong thị trấn hệ thống cấp, thoát nước chưa hoàn chỉnh và chưa đồng bộ, rác thải sản xuất và sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý đã phần nào gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư.
- Việc quản lý xây dựng trong đô thị chưa chặt chẽ, tình trạng xây dựng trái phép vẫn còn diễn ra.
- Cơ sở kinh tế - kỹ thuật tạo động lực phát triển đô thị còn yếu, chưa tạo ra nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân và giải quyết công ăn việc làm cho người dân đô thị.
dân cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị.
- Nhu cầu để phát triển các đô thị rất lớn nhưng nguồn lực và khả năng cung cấp vốn còn hạn chế.
- Trong quá trình phát triển và mở rộng đô thị còn lúng túng trong quy hoạch và xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai, nhất là các khu vực chuyển từ nông thôn sang đô thị.
4.1.4.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Trên địa bàn huyện Thanh Oai có 20 xã; dân cư nông thôn Thanh Oai sống theo làng xã từ lâu đời. Do đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện được phát triển theo những hình thái khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ phân bố trong từng khu vực. Các điểm dân cư truyền thống (như làng, thôn, xóm....) được hình thành với mật độ tập trung đông ở những nơi có giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển, các trung tâm kinh tế văn hoá của xã.
Hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư nông thôn mặc dù đã được quan tâm đầu tư song còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn kinh phí. Hệ thống thu gom rác thải, nước thải sinh hoạt chưa phát triển, nhiều hộ gia đình có thói quen thải các chất thải trong chăn nuôi ra các cống rãnh gây mất vệ sinh trong cộng đồng dân cư, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Diện tích đất ở tại nông thôn hiện nay của huyện phân bố chưa đồng đều. Bình quân khuôn viên đất ở cho 1 hộ gia đình có sự chênh lệch khá lớn giữa các
xã, cao nhất là xã Thanh Văn (1.206,92 m2/hộ) và thấp nhất là xã Phương Trung
(298,49 m2/hộ). Trong tương lai việc mở rộng thêm đất ở để đáp ứng nhu cầu trên là thực tế khách quan không thể tránh khỏi, nhưng cần phải có sự điều chỉnh hợp lý các khu dân cư hiện có cũng như phải hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp vào làm nhà ở nhất là những khu vực ruộng cho năng suất cao. Đây là những vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của huyện.