Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
4.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đô thị sinh thái huyệnThanh Oai
4.4.3.1. Định hướng không gian phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, đất đai, khu vực nông thôn huyện có thể chia thành 3 vùng sản xuất như sau:
Vùng 1: Bao gồm 8 xã ven sông Đáy là các xã Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Kim An, Kim Thư, Phương Trung, Cao Dương và xã Xuân Dương. Định hướng của vùng này chủ yếu là cây hoa, cây cảnh, rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, bò sữa. Sản xuất chủ yếu là chế biến nông sản và nghề thủ công truyền thống.
Vùng 2: Bao gồm 10 xã Bích Hòa, Bình Minh, Thanh Thùy, Tam Hưng, Đỗ Động, Thanh Văn, Dân Hòa, Tân Ước, Liên Châu và Hồng Dương. Vùng nảy sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa, chăn nuôi lợn, gia cầm, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản chuyên canh và sản xuất các nghề thủ công truyền thống như: bún, bánh cuốn, kim khí, khâu bóng, nón, giò chả, mũ lá, quạt, lồng chim, chẻ tăm, hương....
Vùng 3: xã Cự Khê và Mỹ Hưng là hai xã nằm trong vùng quy hoạch đô thị. Khi dự án đô thị Thanh Hà và Mỹ Hưng được thực hiện thì đất nông nghiệp của 2 xã còn lại không nhiều. Nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung, thâm canh cao, chất lượng hàng hóa cao.
4.4.3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái
Mục tiêu: Ngoài thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây lương thực cần tích cực mở rộng diện tích của các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như rau màu các loại, hoa cây cảnh, cây ăn quả... nhằm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Định hướng sản xuất ngành trồng trọt đến năm 2020 như sau:
- Cây lúa: Xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô 3.000 – 3.500 ha (chủ yếu sử dụng giống lúa thơm, lúa chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, nếp,...) tập trung các xã Thanh Văn, Tam Hưng, Hồng Dương, Tân Ước, Đỗ Động, Dân Hòa... bình quân mỗi xã thực hiện khoảng 100 – 200 ha. Cây lúa được trồng trong LUT lúa-màu.
- Rau: Tập trung xây dựng, phát triển vùng chuyên canh rau tại các xã vùng ven sông Đáy. Khuyến khích chuyển đổi sang sản xuất rau tại vùng vân cận và liền kề với diện tích rau nhằm đáp ứng nhu cầu rau thực phẩm của huyện và nhu cầu của thủ đô Hà Nội, từng bước phát triển rau thực phẩm theo hướng chuyên canh, đặc biệt là rau an toàn. Dự kiến đến năm 2020 đạt 2000 ha, trong đó rau vụ đông chiếm khoảng 45%-55% tổng diện tích rau cả năm. Đến năm 2020 diện tích vùng sản xuất rau an toàn đạt khoảng 150 ha. Tập trung đầu tư cho vùng rau an toàn xã Tam Hưng, Kim An, Thanh Cao, Xuân Dương, Hồng Dương, Cao Dương, Bình Minh, Tân Ước...
- Hoa, cây cảnh: Năm 2015 diện tích chuyên trồng hoa trong vùng đạt khoảng 100 ha tập trung tại một số xã vùng ven đô thị ( Bích Hòa, Bình Mình ), vùng bãi ven sông Đáy ( Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Kim An, ) và một số xã khác.
Phát triển hoa ngoài trời là chính, đồng thời xây dựng các khu nhà lưới và ứng dụng công nghệ cao sản xuất các giống hoa chất lượng cao.
- Cây ăn quả: Phấn đấu tới năm 2020 tổng diện tích cây ăn quả khoảng 850ha, trong đó cải tạo trên 200 ha hiện có ( gồm: cam canh, bưởi diễn và một số cây ăn quả khác có giá trị cao). Diện tích trồng mới và cải tạo tập trung ở các vùng ven sông Đáy như xã Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Kim An, Kim Thư, .. và các trang trại.
Công tác chuyển đổi cơ cấu sản xuất đến năm 2020: Tiếp tục thực hiện chuyển đổi khoảng 1060 ha đất canh tác sang các mục đích như sau: Nuôi trồng thủy sản khoảng 495 ha chủ yếu tập trung ở các xã phía Nam ven sông Nhuệ như xã Liên Châu, Thanh Văn, Đỗ Động, Tân Ước, Hồng Dương và một số xã khác
như Tam Hưng, Cao Dương, Bình Minh, Tam Hưng, Hồng Dương...), chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là 150 ha ( tại các xã Kim Thư, Thanh Văn, Đỗ Động, Thanh Văn, Tam Hưng, Dân Hòa, Tân Ước, Hồng Dương...).
Tiếp tục thực hiện công tác dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phục vụ phát triển sản xuất.
b. Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững và tập trung. Phấn đấu đến năm 2020 dành khoản 150 ha từ đất canh tác chuyển sang đất chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.
Ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, giữ vệ sinh môi trường tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ thị trường tiêu thụ trong và ngoài Thành Phố.
- Chăn nuôi Bò: Tập trung phát triển đàn bò thịt, bò sinh sản và bò sữa để cung ứng thực phẩm và bò giống cho thị trường. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung. Tổng đàn bò năm 2015 có 6.500 và đến năm 2020 ổn định quy mô khoảng 7.000 con.
- Chăn nuôi lợn: Bố trí một số vùng chăn nuôi tập trung lợn nái hướng nạc ở xã Tân Ước, Kim Thư, Thanh Mai. Cùng các vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung, với các trang trại chăn nuôi vừa; Đến năm 2020 quy mô đàn lợn trên 120.000 con.
Bảng 4.17. Định hướng các loại sử dụng đất huyện Thanh Oai đến năm 2020
Loại sử dụng đất /kiểu sử dụng đất
Tổng hợp
hiệu quả hiện trạng Diện tích (ha) Diện tích định hướng (ha) Ghi chú (tăng, giảm) I. LUT lúa-màu 1378.41 6289.3 4910.89
1. Lúa xuân – lúa mùa – cà chua Trung bình
2. Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây Trung bình 3. Lúa xuân – lúa mùa – bí đỏ Trung bình
II. LUT Lúa – cá 312.1 382.1 70
4. Lúa xuân – cá Cao
III. LUT Chuyên rau, màu 91.3 240.14 148.84
5. Lạc xuân – đậu tương hè – súp lơ Cao
6. Lạc xuân – đậu tương hè – hành Cao 7. Lạc – đậu tương – khoai lang Cao 8. Bắp cải – su hào - hành Cao
IV. LUT Cây ăn quả 1052.7 840.92 -211.78
10. Cam canh Cao
V. LUT NTTS 606.48 425.44 -181.04
11. Chuyên cá Cao 606.48 425.44 -181.04
VI. LUT Hoa, cây cảnh 69.89 99.85 29.96
12. Ly, cúc Cao
13. Cây ngũ quả, cây cảnh Cao
- Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm: Tập trung ở các xã Thanh Cao, Thanh Mai, Liên Châu, Thanh Văn. Phát triển đàn gia cầm theo hướng sinh sản, chuyên thịt và trứng có năng suất, chất lượng cao. Tổ chức thành từng vùng tập trung xa khu dân cư. Phấn đấu trong những năm tới không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn gia cầm. Tổng đàn gia cầm đến năm 2020 ước đạt khoảng 1.450 nghìn con.
- Nuôi trồng thủy sản: Tập trung đầu tư thâm canh những diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có và dự kiến chuyển một phần diện tích ruộng trũng canh tác kém hiệu quả sang nuôi thâm canh thủy sản, kết hợp chăn nuôi. Năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản ước khoảng 450 ha.
- Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư được quy hoạch tại những vùng có điều kiện cấp, thoát nước và xử lý nước thải cũng như chất thải rắn tốt, đảm bảo không gây ôi nhiễm môi trường và thuận lợi cho công tác kiểm soát, phòng chống dịch.
Do diện tích đất chuyên lúa có thể chuyển sang các loại sử dụng đất khác có hiệu quả cao hơn như chuyển vùng trồng lúa trũng sang NTTS; chuyển sang đất lúa màu (2 vụ lúa – 1 vụ màu, tăng vụ để tăng hiệu quả); chuyển sang lúa màu và hoa cây cảnh cho hiệu quả kinh tế cao.
LUT cây ăn quả, chuyển diện tích đất trồng nhãn sang các loại cây khác. Đất chuyên cá chuyển 70 ha sang lúa-cá.
Việc chuyển diện dích này dựa trên định hướng quy hoạch sử dụng đất và kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
Hình 4.2. Cảnh quan ruộng trồng hoa ly – xã Xuân Dương
Hình 4.4. Mô hình cây ăn quả tại xã Kim Thư
Hình 4.6. Mô hình nuôi trồng thủy sản xã Cao Viên
Hình 4.8. Mô hình trồng bưởi diễn – xã Kim An
Hình 4.9. Khu du lịch sinh thái 12 con giáp tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai xã Cao Dương, huyện Thanh Oai
4.4.4. Đề xuất giảipháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái huyện Thanh Oai
4.4.4.1. Giải pháp về quy hoạch
Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù nông nghiệp đô thị sinh thái đã phát triển tương đối mạnh ở huyện Thanh Oai. Tuy nhiên, sự phát triển này chủ yếu vẫn còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát, thiếu một chiến lược phát triển dài hạn, tổng quát. Để sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái, nghĩa là vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, phục vụ tốt nhu cầu nông sản hàng hóa của đô thị, đảm bảo cảnh quan môi trường vùng ven đô đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân thì việc xây dựng một chiến lược quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng. Cần tập trung vào các vấn đề then chốt là:
Xác định được phần ranh giới đất đai dành cho nông nghiệp còn lại sau khi đã chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp theo chiến lược sử dụng đất dài hạn.
Đánh giá được tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp
Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp đồng bộ, khép kín.
Quy hoạch ngành hàng nông nghiệp, liên kết chuỗi giá trị, đảm bảo sự phát triển hài hòa: phù hợp với thị trường, đảm bảo thu nhập cho người dân và đảm bảo môi trường để phát triển bền vững.
Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, hàng hóa, thâm canh và chất lượng cao.
4.4.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
Trong nền kinh tế trí thức, giải pháp khoa học công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Để phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái những vấn đề công nghệ sau đây cần được quan tâm:
-Lựa chọn hệ thống cây trồng, vật nuôi vừa phù hợp với nhu cầu thị trường
vừa đảm bảo phù hợp với đất đai, điều kiện sinh thái cũng như hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.
-Xây dựng các khu sản xuất công nghệ cao, hiện đại
-Đầu tư phát triển các hệ thống tưới tiêu hiện đại.
-Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao đồng bộ khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp.
4.4.4.3. Giải pháp về phát triển thị trường
Huyện Thanh Oai sẽ thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phù hợp với xu thế phát triển của thị trường và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Hướng tiến hành thực hiện quy hoạch phát triển các ngành các ngành kinh tế tổng thể. Thành lập các hợp tác xã mua bán các sản phẩm nông nghiệp, thành lập các kiots bán các sản phẩm sạch từ các loại hàng nông sản nông nghiệp sinh thái ở Hà Nội và trung tâm huyện.
Quy hoạch hợp lý các hệ thống chợ và dịch vụ
Sản xuất theo các hợp đồng sản xuất, các đơn đặt hàng để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
4.4.4.4. Giải pháp về các cơ chế chính sách
- Chính sách đất đai
Khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hướng xây dựng nông nghiệp sinh thái ven đô. Đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư ra vùng bãi ven sông.
- Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp
Đầu tư hỗ trợ giá giống (giống rau mới có hiệu quả kinh tế cao) cho những vùng, những khu vực có dự án chuyển dịch trong vòng 2 năm kể từ vụ đầu tiên từ chuyển dịch. Đầu tư hỗ trợ kinh phí tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tham quan mô hình cho các cán bộ. Hỗ trợ công tác tiên phòng dịch bệnh cho gia súc.
Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường của người dân, bao gồm: Bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí và rác thải. Cần có các qui định xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi gây tổn hại đến môi trường. Bảo vệ đất nông nghiệp tránh ô nhiễm để đảm bảo sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, chất lượng và hiệu quả, cung cấp cho thị trường Hà Nội.
Ngoài ra, cần phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển đô thị nông nghiệp
sinh thái:Hoàn thiện đồng bộ các công trình đường giao thông (cả đường trục và
đường nội đồng), các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng cho đồng ruộng. Xây dựng trung tâm dạy nghề của huyện để đào tạo bồi dưỡng trình độ, phổ biến kiến thức cho người lao động có một trình độ nhất định, đáp ứng được nhu cầu của
công việc. Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Tổ chức những khóa học ngắn ngày để tập huấn cho nhân dân trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.