Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyệnThanh Oai giai đoạn 2005-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 58 - 60)

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Cơ cấu GTSX (theo giá HH) 100 100 100

- Nông nghiệp - thuỷ sản 47,57 28,37 20,30

- Công nghiệp - xây dựng 27,72 42,12 50,80

Năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 28,37%, đến năm 2015 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản giảm xuống còn 20,3%, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng lên đến năm 2015 là 50,8%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại - du lịch 28,9%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển KTXH.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn được xác định là thế mạnh của Thanh Oai với nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh gieo trồng cây màu…

Trồng trọt: Giá trị sản xuất đạt 243,224 tỷ đồng, giá trị thực tế đạt 513,499 tỷ đồng. Cây trồng hàng năm chủ yếu là lúa, rau ngoài ra còn có một số loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu, khoai. Toàn huyện gieo trồng 718 ha đất trồng hoa màu: ngô 100 ha, khoai lang 160 ha, đậu 70 ha, lạc 90 ha, rau các loại 298 ha. Cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo với diện tích gieo trồng lớn nhất 6.676 ha, năng suất trung bình 65 tạ/ha. Diện tích trồng lúa chủ yếu tập trung ở các xã Tam Hưng, Bình Minh, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Đỗ Động… Cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn huyện là chuối, cam, … Hiện nay, sản xuất theo hình thức trang trại kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản với trồng cây ăn quả phát triển mạnh. Ngoài ra, cây ăn quả còn được trồng tận dụng ở diện tích đất vườn phân tán.

Ngành chăn nuôi: Cho đến nay chăn nuôi luôn là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn và gia cầm. Trong những năm vừa qua đang hình thành các hộ chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi khá ổn định về số lượng và chất lượng. Ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu cung cấp nhu cầu thực phẩm cho huyện và các quận nội thành. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một huyện ngoại thành. Tổng đàn trâu 497 con, tổng đàn bò 4.389 con, tổng đàn lợn 81.848 con, tổng đàn gia cầm 943.000 con.

Ngành thủy sản: diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 1.008 ha, diện tích ao đầm tự nhiên là 328 ha, diện tích chuyển đổi 680 ha. Nuôi trồng thủy sản chủ

yếu tập trung ở các xã Tam Hưng, Thanh Văn, Tân Ước, Liên Châu, Thanh Cao…

b) Khu vực kinh tế công nghiệp

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đã khôi phục lại được các làng nghề truyền thống thành các điểm du lịch làng nghề (quạt Vác, tăm Hương, giò chả Ước Lễ, nón Chuông...), mở rộng được các loại hình ngành nghề mới (mộc, đồ gỗ gia dụng) từng bước ổn định phát triển theo cơ chế thị trường. Các nghề mới đang phát triển mạnh như tăm hương ở Hồng Dương; mây, tre đan xuất khẩu ở Dân Hòa; tái chế sắt phế liệu ở Phương Trung, Cao Dương, Dân Hòa; sản xuất bóng thể thao ở Tam Hưng, Bình Minh... Trên địa bàn huyện giá trị ngành công nghiệp chủ yếu được tạo ra từ các cơ sở ngoài quốc doanh. Tốc độ tăng trưởng của các cơ sở ngoài quốc doanh tăng nhanh, dự báo trong tương lai công nghiệp ngoài quốc doanh sẽ phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Các dự án thuê đất của các công ty, hộ đã tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và có giá trị sản xuất lớn như: Công ty DHA, công ty sản xuất cấu kiện bê tông Ngọc Hương, Công ty TNHH Minh Châu, các cơ sở sản xuất đồ nhựa gia dụng... Tình hình phát triển của ngành công nghiệp xây dựng từ năm 2010 - 2015 được thể hiện qua bảng 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)