Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 53)

Trên cơ sở số liệu thu thập và thống kê được từ phiếu điều tra và số liệu có sẵn, tiến hành tổng hợp, phân tổ theo nhiều mục, nhiều loại khác như: Diện tích đất gieo trồng, loại cây, diện tích đất đai, các khoản chi phí, các khoản thu nhập và tình hình sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm từng vùng. được phân tích và xử lý số liệu bằng chương trình EXCEL, dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích, so sánh để biết được tổng giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, giá trị gia tăng của từng loại cây trồng, sự biến động qua các năm từ đó rút ra kết luận và đề xuất phương hướng trong tương lai.

Hiệu quả của 1 LUT được đánh giá bằng cách tổng hợp hiệu quả của 3 nhóm tiêu chí nêu trên theo nguyên tắc. Nếu 2/3 tiêu chí đạt hiệu quả cao, mức đánh giá chung là cao. Nếu 1 tiêu chí đạt cao, 1 tiêu chí đạt trung bình, 1 tiêu chí đạt thấp, mức đánh giá là trung bình. Nếu 2 tiêu chí đạt trung bình, mức đánh giá là trung bình. Nếu 2 tiêu chí đạt thấp, mức đánh giá là thấp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Oai

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý liền kề với quận Hà Đông với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài cách quận Hà Đông khoảng 14 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc. Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 12.386,74 ha và dân số là 176.336 người (tính đến tháng 12 năm 2015). Huyện có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp quận Hà Đông;

- Phía Đông giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Trì; - Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ;

- Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Phú Xuyên;

Với vị trí nằm liền kề với quận Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội. Thanh Oai có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sông Nhuệ và vùng bãi sông Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,50 m so với mực nước biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1,50 m so với mực nước biển.

Với đặc điểm địa hình như vậy huyện có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng thâm canh tăng vụ.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Thanh Oai nằm trong huyện đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của lưu khí quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa nắng nóng, mưa nhiều, mùa khô lạnh rét mưa ít với số giờ nắng trong năm từ 1.600 - 1.700 giờ.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 8, 9 và các tháng này thường hay có gió, bão. Lượng mưa bình quân năm của huyện khoảng 1.600-1.800 mm, lượng mưa tập trung vào mùa hè với khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Độ ẩm không khí từ 84-96%, lượng bốc hơi cả năm 700-900 mm, lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng1, lớn nhất vào tháng 5 và tháng 6.

Nhìn chung, thời tiết có những biến động thất thường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất. Vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng. Mùa đông, có những đợt gió mùa đông bắc về làm nhiệt độ giảm đột ngột gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu như vậy cho phép đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trong huyện cũng như cung cấp cho các vùng lân cận.

4.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước

Hệ thống thuỷ văn của huyện bao gồm hai con sông lớn đó là sông Nhuệ và sông Đáy với các hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương ...

Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện với chiều dài khoảng 20,50 km với độ rộng trung bình từ 100 - 125 m, hiện tại bề mặt sông đã bị người dân trong vùng thả bè rau muống nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua. Đây là tuyến sông quan trọng có nhiệm vụ phân lũ cho sông Hồng. Tuy nhiên kể từ năm 1971 trở về đây, việc sinh hoạt và sản xuất của người dân trong phạm vi phân lũ không bị ảnh hưởng bởi việc phân lũ, nhưng trong những năm tới xem xét mối quan hệ giữa các vùng sản xuất, bố trí sử dụng hợp lý đất đai để đảm bảo cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng được ổn định và bền vững.

Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,50 km lấy nước từ sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ven sông như Liên Châu, Mỹ Hưng ... và còn là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thuỷ lợi La Khê.

Nước phục vụ cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm.

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông Hồng và sông Nhuệ qua hệ thống thủy nông La Khê và sông Đáy. Ngoài ra còn có hệ thống hồ, đầm, ao rất rộng lớn (hơn 300 ha) đặc biệt là đầm Thanh Cao - Cao Viên. Nguồn nước mặt cung

cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây trồng. Còn vùng bãi sông Đáy về mùa khô vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới nước cho cây trồng vùng bãi.

- Nguồn nước ngầm: Tầng chứa nước nằm ở độ sâu 30 - 60 m, bao gồm 2 lớp cát và sỏi cuộn.

- Về chất lượng nước: theo kết quả phân tích mẫu nước thô ở nhà máy Bia Kim Bài ngày 15/09/1999 cho thấy hàm lượng sắt và mangan cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước trên phục vụ cho sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Như vậy, với hệ thống kênh mương và ao, hồ, đầm của huyện sẽ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên vào mùa mưa hệ thống kênh mương và ao hồ cũng gây ra ngập úng ở một số vùng trũng, vào mùa khô lại thường bị thiếu nước ở các vùng bãi ven sông.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a, Tài nguyên đất

Đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), có diện tích 2.250,30 ha, chiếm 18,17% diện tích đất tự nhiên: Loại đất này được phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn.

- Đất phù sa không được bồi (P), có diện tích 8.534,20 ha, chiếm 68,90% diện tích đất tự nhiên: Loại đất này chiếm chủ yếu, phân bố rộng khắp khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa - màu, lúa - cá và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi ở các xã Hồng Dương, Dân Hòa, Tam Hưng...

- Đất phù sa glây (Pg), có diện tích 1.601,06 ha, chiếm 12,93 % diện tích đất tự nhiên: phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình trũng và canh tác ruộng nước, mực nước ngầm nông. Đây là loại đất chuyên để chuyển đổi sang dạng lúa - cá, chuyên cá.

Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.

b. Tài nguyên du lịch

Thanh Oai là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 88 di tích đã được xếp hạng với nhiều di tích gắn liền với sự phát triển của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, trong đó chủ yếu là đình chùa, đền thờ cổ, làng nghề truyền thống; đây là những tiềm năng to lớn có thể quy hoạch thành các trung tâm du lịch như: du lịch văn hoá làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái… Hơn thế nữa, Thanh Oai còn nằm chủ yếu trên tuyến du lịch Chùa Hương nên rất thuận lợi cho việc quảng bá, phát huy tiềm năng du lịch của huyện.

c. Tài nguyên nhân văn

Thanh Oai nằm trong vùng Đồng Bằng sông Hồng nơi có nền văn hóa dân tộc phát triển lâu đời và phong phú điển hình. Đó là hệ thống đình chùa, nhà thờ, miếu mạo đã có từ rất lâu không những đẹp mà còn tiêu biểu cho nhiều kiểu kiến trúc khác nhau như: chùa Bối Khê, đình Bình Đà, nhà thờ Thạch Bích tại xã Bích Hòa… Các lễ hội truyền thống trong những năm gần đây được khôi phục và phát triển nhanh, mang đậm nét bản sắc dân tộc.

Tiềm năng con người là một trong những thế mạnh, với lực lượng lao động lớn có trình độ khoa học, kỹ thuật, có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Thanh Oai còn là cái nôi của nền văn minh lúa nước, nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền. Đặc sắc nhất là làng làm nón lá ở Làng Chuông (Phương Trung), điêu khắc ở Võ Lăng (Dân Hòa), Dư Dụ (Thanh Thùy).... Ngoài ra rải rác khắp huyện là nghề mây tre đan. Làng Chuông đã được công nhận là làng điển hình của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, nhân dân toàn vùng đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh với thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm để dựng nước và giữ nước, đã được tích luỹ, đúc kết thành “tấc đất, tấc vàng” đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

d. Thực trạng môi trường

Môi trường không khí, tiếng ồn: ô nhiễm không khí do giao thông ngày càng tăng. Trên địa bàn huyện có tuyến đường 21B chạy qua, đây là tuyến đường huyết mạch nối giao thông của huyện với các vùng lân cận. Hiện tại ô nhiễm về bụi ngày càng lớn do tốc độ phát triển các công trình xây dựng trên địa bàn huyện và vùng giáp danh, nồng độ bụi đều lớn hơn chỉ số tiêu chuẩn cho phép.

Môi trường nước: nước thải sinh hoạt của các khu dân cư nông thôn hiện nay phần lớn chưa qua xử lý mà thải trực tiếp vào các nguồn nước do vậy đã gây

ô nhiễm nguồn nước mặt. Nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp có xu hướng tăng cả về khối lượng và hàm lượng do các hệ thống xử lý nước thải chưa được lắp đặt hoặc có hệ thống xử lý nước thải nhưng hoạt động kém hiệu quả. Nước thải nguy hại từ bệnh viện, nước ngầm từ các bãi rác đều được đổ trực tiếp xuống sông, hồ. Nhìn chung ô nhiễm nước sông chủ yếu biểu hiện về ô nhiễm chất hữu cơ.

Môi trường khu vực và làng nghề: nguồn rác thải, nước thải từ các làng nghề cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm tới môi trường nước do hầu hết các làng nghề đã lạc hậu, vị trí không còn phù hợp, sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu vì vậy các chất thải và nước thải hầu như chưa có biện pháp xử lý trước khi đổ ra ao hồ, sông ngòi.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện

a) Tăng trưởng kinh tế

Nhìn chung trong những năm qua KTXH huyện Thanh Oai phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất đạt 2.732,8 tỷ đồng, đạt 97,9% so với kế hoạch. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 557 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 1.387 tỷ đồng, dịch vụ đạt 789 tỷ đồng.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại - du lịch, đồng thời phát huy lợi thế trong từng ngành, lĩnh vực.

Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai giai đoạn 2005-2015

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Cơ cấu GTSX (theo giá HH) 100 100 100

- Nông nghiệp - thuỷ sản 47,57 28,37 20,30

- Công nghiệp - xây dựng 27,72 42,12 50,80

Năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 28,37%, đến năm 2015 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản giảm xuống còn 20,3%, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng lên đến năm 2015 là 50,8%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại - du lịch 28,9%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển KTXH.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn được xác định là thế mạnh của Thanh Oai với nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh gieo trồng cây màu…

Trồng trọt: Giá trị sản xuất đạt 243,224 tỷ đồng, giá trị thực tế đạt 513,499 tỷ đồng. Cây trồng hàng năm chủ yếu là lúa, rau ngoài ra còn có một số loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu, khoai. Toàn huyện gieo trồng 718 ha đất trồng hoa màu: ngô 100 ha, khoai lang 160 ha, đậu 70 ha, lạc 90 ha, rau các loại 298 ha. Cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo với diện tích gieo trồng lớn nhất 6.676 ha, năng suất trung bình 65 tạ/ha. Diện tích trồng lúa chủ yếu tập trung ở các xã Tam Hưng, Bình Minh, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Đỗ Động… Cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn huyện là chuối, cam, … Hiện nay, sản xuất theo hình thức trang trại kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản với trồng cây ăn quả phát triển mạnh. Ngoài ra, cây ăn quả còn được trồng tận dụng ở diện tích đất vườn phân tán.

Ngành chăn nuôi: Cho đến nay chăn nuôi luôn là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn và gia cầm. Trong những năm vừa qua đang hình thành các hộ chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi khá ổn định về số lượng và chất lượng. Ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu cung cấp nhu cầu thực phẩm cho huyện và các quận nội thành. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một huyện ngoại thành. Tổng đàn trâu 497 con, tổng đàn bò 4.389 con,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)