Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp 2010 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 79 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng sử dụng đất huyện thanhoai năm 2015

4.2.3. Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp 2010 – 2015

Đất nông nghiệp giảm 328,42 ha trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp giảm 683,04 ha, cụ thể: đất trồng lúa: Giảm 959,30 ha; đất trồng cây hàng năm khác: tăng 108,26 ha. Đất trồng cây lâu năm tăng 384,51ha. Đất nuôi trồng thuỷ sản: tăng 267,86 ha. Đất nông nghiệp khác tăng 86,76 ha. Cụ thể như sau:

Đất nông nghiệp giảm 27,67 ha, cụ thể là đất sản xuất nông nghiệp giảm 368,04 ha. Trong đó, đất trồng lúa: Tính đến 31/12/2015 đất trồng lúa giảm 636.68 ha so với năm 2010, do chuyển sang đất trồng cây hằng năm khác 25,13 ha; chuyển sang đất trồng cây lâu năm 26,17 ha, chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản 101,6 ha; chuyển sang đất nông nghiệp khác 36,7 ha; chuyển sang đất ở nông thôn 5,6 ha; chuyển sang đất ở đô thị 145,8 ha; chuyển sang đất trụ sở cơ quan 0,74 ha; chuyển sang đất xây dựng công trình sự nghiệp 10 ha; chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 4,57 ha; chuyển sang đất công trình công cộng 6,58 ha; chuyển sang đất nghĩa trang 6,4 ha. Và giảm khác: 267,33 ha do phương pháp tổng hợp số liệu giữa hai kỳ kiểm kê khác nhau.

Bảng 4.7. Biến động sử dụng đất huyện Thanh Oai giai đoạn 2010-2015

ĐVT: ha Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích Năm 2015 So với năm 2010 Diện tích Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất 12.386,74 12.386,74 0 1 Đất nông nghiệp NNP 8.544,26 8.571,93 -27,67

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.849,89 8.217,93 -368,04

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.797,19 7.492,01 -694,82

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.635,99 7.272,67 -636,68

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 161,19 219,34 -58,15

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.052,70 725,92 326,78

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0,00 0,00 0,00

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 606,48 333,20 273,28

1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 0,00

Đất trồng cây hàng năm khác thực giảm 58,15 ha, do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 1,01 ha; chuyển sang đất ở nông thôn 0,65 ha; chuyển sang đất có mục đích công cộng 0,25 ha; chuyển sang đất tôn giáo 0,15 ha. Đồng thời tăng 25,13 ha do chuyển từ đất lúa sang. Và giảm khác 56,09 ha.

- Đất trồng cây lâu năm: thực tăng 326,78 ha, do tăng 34,73 do chuyển từ loại đất khác, cụ thể: chuyển từ đất trồng lúa sang 26,7 ha; chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang 1,01 ha; chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang 0,01 ha; chuyển từ đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối sang 2,18 ha, chuyển từ đất bằng chưa sử dụng sang 5,36 ha. Thực giảm 34,73 do chuyển sang đất ở nông thôn 11,57 ha; chuyển sang đất có mục đích công cộng 1,26 ha; chuyển sang đất đất nghĩa trang 1,05 ha. Tăng khác 305,93 ha.

Đất nuôi trồng thuỷ sản thực tăng 273,28 ha. Trong đó giảm 1,58 ha do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 0,01 ha; chuyển sang đất ở nông thôn 0,59 ha; chuyển sang đất xây dựng công trình sự nghiệp 0,76 ha; chuyển sang đất công trình công cộng 0,22 ha. Tăng 102,06 ha do chuyển từ đất trồng lúa nước sang 101,6 ha; chuyển từ đất bằng chưa sử dụng 0,46 ha. Tăng khác 172,8 ha.

Đất nông nghiệp khác thực tăng 67,09 ha. Trong đó tăng 37,2 ha do chuyển từ đất trồng lúa sang 36,7 ha; chuyển từ đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối sang 0,27 ha; chuyển từ đất mặt nước chuyên dùng sang 0,19 ha. Tăng khác 29,91 ha.

Số liệu về biến động đất nông nghiệp trên đây cho thấy, trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa có xu hướng giảm mạnh. Đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng dần.. “ Trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao. Đơn cử như mô hình nuôi trồng thuỷ sản ở các xã Liên Châu (145 ha), Hồng Dương (90 ha) cho giá trị thu nhập trên 300 triệu/ha/năm; mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở xã Tân Ước quy hoạch 15 ha chăn nuôi tập trung thực hiện được 7 ha, xã Kim Thư (15 ha)... cho giá trị thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha/năm; mô hình trồng cam Canh tại xã Kim An (70 ha), Cao Viên (50 ha) cho giá trị trên 800 triệu -1 tỷ đồng/ha/năm. Thống kê, toàn huyện đã chuyển đổi được 1.118 ha, trong đó nuôi trồng thuỷ sản trồng lúa và nuôi cá 680 ha, rau an toàn 108 ha, cây ăn quả 393 ha, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 37 ha. Các mô hình chuyển đổi đã cho kết quả cao gấp 4 đến 5 lần so với cấy lúa. Ngoài ra, các xã, thị trấn đã thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tạo các vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích quy hoạch chuyển đổi đến năm 2020: rau an toàn 337,24 ha, cây ăn quả

348,81 ha, hoa và cây cảnh 69,89 ha, lúa + cá + vịt 312,1 ha, nuôi trồng thủy sản 638,78 ha, chăn nuôi tập trung 131,14 ha và 5.000 ha chuyên trồng lúa hàng hoá. Những hộ có nhu cầu sản xuất chuyển đổi được ưu tiên dồn vào các vùng quy hoạch sản xuất tập trung. Việc quy hoạch các vùng sản xuất là phù hợp với thực tế sản xuất của các địa phương nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng chuyên canh hàng hoá chất lượng...”.

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THANH OAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)