Vị trí thể loại chân dung văn học trong sáng tác của K.Paustovsky

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại chân dung văn học trong sáng tác của m gorky và k paustovsky những đặc điểm loại hình (Trang 32)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Vị trí thể loại chân dung văn học trong sáng tác của K.Paustovsky

K.Paustovsky

K.Paustovsky (1892-1968) là nhà văn Nga nổi tiếng. Với khuynh hướng lãng mạn và phong cách trữ tình độc đáo, phong cách của ông đã làm say mê bao thế hệ độc giả trong nước cũng như trên thế giới.

Trong cuộc hành trình chắt chiu từng hạt bụi vàng, ông đã kết thành “hoa thơm quả ngọt”- những tiểu thuyết, truyện dài, chân dung văn học, bút kí, tiểu luận, truyện ngắn… Ông là tấm gương tích cực học hỏi kinh nghiệm của thế hệ nhà văn tiền bối và các đồng nghiệp đương thời. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ: Những phác thảo biển khơi (1925), Những đám mây lấp lánh (1929)… tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn học, các dịch giả đã sớm giới thiệu những sáng tác của K.Paustovsky tới bạn đọc trong nước. Tập Bông hồng vàng được xuất bản ở Nga năm 1955, không bao lâu sau một số truyện ngắn tiêu biểu của K.Paustovsky đã được các dịch giả miền Nam dịch sang tiếng Việt. Năm 1953, tập truyện ngắn Bình minh mưa do Vũ Minh Thiều dịch được đăng Tập san Nhân loại do Đông Hồ chủ trương trong các số 16-17-18. Ở miền Trung, truyện Mưa lúc rạng đông được Bửu Kế và Cẩm Tâm dịch, in trong tập Truyện ngắn quốc tế, nhà xuất bản Hương Bình ở Huế ấn hành năm 1955. Ngay từ những ngày đầu, truyện của K.Paustovsky đã nhanh chóng chinh phục được đông đảo người yêu văn học nghệ thuật Việt Nam bởi phong cách văn chương đậm chất lãng mạn trữ tình. Cảm nhận chung về âm hưởng trong các sáng tác của K.Paustovsky, tác giả Phan Hồng Giang trong bài viết “Mấy lời nói thêm về K.Paustovsky” nhận xét: “Đọc K.Paustovsky, các truyện ngắn của ông, “Bông hồng vàng”, “Truyện cuộc đời”, ta như được nghe giọng nói khoan thai, điềm đạm. Nhìn thấy trước mắt mình ánh mắt thông minh, đầm ấm, gặp gỡ những ý tưởng lắng đọng sâu xa

của ông về cuộc đời, cùng xúc động với ông những xúc động ly ty đầy run rẩy nhất trước vẻ đẹp của thiên nhiên và lòng người”.

Sang đầu những năm 60 của thế kỉ XX, tập truyện Bông hồng vàng đã được giới thiệu ở nước ta qua bản dịch của Vũ Thư Hiên. Các sáng tác của K.Paustovsky được đánh giá là có một sức hút đặc biệt, mang vẻ đẹp của tâm hồn Nga, tính cách Nga. Và giá trị nhân văn sâu sắc chứa đựng trong mỗi trang viết của K.Paustovsky có khả năng thanh lọc tâm hồn con người. K.Paustovsky tâm sự: “Tôi sống, tôi làm việc, tôi yêu, tôi đau khổ, tôi hi vọng, tôi mơ ước, chỉ biết chắc một điều rằng, sớm hay muộn, đến tuổi trưởng thành hoặc hơn nữa thậm chí có thể khi đã về già, tôi sẽ viết. Tôi sẽ viết không phải vì tôi đã đặt ra cho mình nhiệm vụ ấy mà vì tâm hồn, trái tim, khối óc tôi đòi hỏi phải làm như vậy. Và bởi vì văn học, đối với tôi, là một hiện tượng đẹp đẽ nhất thế giới”.

Hơn nửa thế kỉ hoạt động trên nhiều lĩnh vực: làm báo, viết văn, tham gia giảng dạy tại học viện Gorky, K.Paustovsky đã để lại một khối lượng tác phẩm phong phú, đồ sộ về nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu luận và đặc biệt là chân dung văn học. Hòa vào dòng mạch chung của văn xuôi Nga hiện đại, K.Paustovsky đã chọn cho mình một lối đi riêng. Tiếp thu tinh hoa từ những bậc tiền bối trong lịch sử văn học dân tộc, không ngừng tôi rèn bản thân, học tập kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, K.Paustovsky đã khẳng định được vị trí của ông trên văn đàn Nga bên cạnh những tên tuổi trụ cột của dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa như M. Gorky, A. Tolstoy, M.Sholokhov. Kết quả gặt hái trên hành trình cuộc sống đã tôi đúc trong trái tim nhà văn một bản lĩnh nghệ thuật cứng cỏi, giúp ông từng bước khẳng định cá tính sáng tạo trên những chặng đường khám phá chinh phục nghệ thuật.

Theo K.Paustovsky, nghề văn là một nghề cao quý đòi hỏi nhà văn phải bỏ nhiều tâm sức để có được những con chữ chắt lọc từ tâm can mình. Nhà

văn phải biết chuyển “lượng sống” thành “chất sống”, nghĩa là chuyển những trải nghiệm của mình thành một hiện thực thứ hai trong văn chương ở dạng cô đọng nhất, tinh chất nhất. Ông quan niệm mỗi ngày sống là một ngày đi thực tế và trải đời mình ra để viết. Đó chính là quá trình khai thác những vỉa quặng cuộc sống đã kết tinh trong bản thân người cầm bút. Để có những trang viết thật sự có giá trị, nhà văn phải sống trọn vẹn với thời đại mình, K.Paustovsky đến những chân trời mới tái hiện “chân dung những con người đẹp đẽ và bình dị sống trên khắp miềm đất bao la của tổ quốc chúng ta”. Từng con người ông đã gặp gỡ, tiếp xúc đều được nhà văn nhìn nhận “với tư cách những con người của tương lại đẹp đẽ”. K.Paustovsky bao giờ cũng đặt con người ở góc độ nhiều ánh sáng nhất, chân dung nhân vật trong sáng tác của K.Paustovsky là những con người làm chủ cuộc sống, con người tạo dựng tương lai.

Năm 1955 tập truyện Bông hồng vàng ra đời, đây là tập truyện đã được K.Paustovsky ấp ủ với ý định viết về nghề văn, thiên chức của người cầm bút và một số vấn đề và tâm lý học sánh tạo văn học. Trải qua quá trình thai nghén và tác phẩm đã được hoàn thành. Có thể nói đây là tác phẩm mà K.Paustovsky dành nhiều tâm huyết. Những quan niệm nghệ thuật được K.Paustovsky nêu ra trong Bông hồng vàng trở thành những bài học kinh nghiệm quý giá cho các nhà văn trẻ Nga và trên thế giới. Tuy nhiên, ngay từ khi mới ra đời thì tập sách và chính tác giả của nó đã phải gánh chịu những lời chỉ trích từ giới phê bình văn học Nga lúc bấy giờ. Họ không ngần ngại phê phán những quan điểm K.Paustovsky trình bày trong Bông hồng vàng là sự cách ly văn học khỏi hiện thực cuộc sống. Hình tượng bông hồng vàng chỉ là vật trang trí cho văn học, một biểu tượng của quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Nhưng những lời chỉ trích ấy đã nhanh chóng bị chìm vào quên lãng bởi những gì thuộc về chân lý và lẽ phải thì sẽ mãi trường tồn cùng thời gian. Đây là tập truyện tiêu biểu của K.Paustovsky mang đặc điểm chân dung văn học. Và tác phẩm của K.Paustovsky ngày càng được độc giả thế giới biết

đến nhiều hơn. Từ giữa thập niên những năm 50, các truyện ngắn của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Tìm hiểu những đóng góp của K.Paustovsky đối với thể chân dung văn học nói riêng và nghệ thuật văn chương nói chung, chúng ta càng trân quý tâm hồn yêu người, yêu đời và yêu cái đẹp của nhà văn

Tiểu kết

Với sự xuất hiện của thể loại chân dung, văn học không chỉ phong phú hơn về đề tài phản ánh mà độc giả cũng có thêm nhiều cơ hội để thưởng thức văn chương một cách trọn vẹn hơn nhờ những thông tin chân thực, sống động và hấp dẫn về tác giả qua những sáng tác chân dung văn học. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại chân dung văn học với những khái niệm, đặc trưng riêng của nó đã mang lại những cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, dù là được nhìn nhận ở bất kì phương diện nào thì chân dung văn học cũng đòi hỏi ở người viết một sự hiểu biết rộng lớn với kinh nghiệm và vốn sống phong phú cùng ngòi bút sắc sảo thì mới có thể tái hiện được chân dung nhân vật một cách có thần thái sống động như thật ngoài đời, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn chương của độc giả.

Dưới ngòi bút của M.Gorky và K.Paustovsky, từng chân dung văn nghệ sỹ nổi tiếng đã được tái hiện và phác họa một cách chân thực, sáng tạo. Trong sáng tác của M.Gorky, những bút kí viết về L.Tolstoy, A.Chekhov, S.Yesenin,… đều được giới nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao. Cũng như M.Gorky, K.Paustovsky đề cập đến chân dung văn học dưới quan điểm và phương diện khác của văn chương nghệ thuật giống như chiếc chìa khóa giúp người đọc mở ra một thế giới mới về những tác giả văn học mà từ xưa độc giả chỉ có thể tìm hiểu qua thông tin ít ỏi của phần tiểu dẫn. Thông qua những tác phẩm cụ thể của mình, M.Gorky và K.Paustovsky đã mang đến cho độc giả một cách tiếp cận văn chương nghệ thuật độc đáo và mới lạ. Ở đó, người đọc không chỉ được thấy từng chân dung nhân vật hiện lên sống động, có thần thái

mà còn có cơ hội được hiểu sâu hơn về tính cách, thói quen, sở thích hàng ngày của nhân vật. Tìm hiểu thể loại chân dung văn học trên phương diện những đặc điểm loại hình qua sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky dưới ngòi bút sắc sảo, tinh tế của hai văn hào độc giả sẽ nhận ra chân dung văn học là một thể loại không thể thiếu trên văn đàn nghệ thuật.

Chƣơng 2: NHÂN VẬT CỦA CHÂN DUNG VĂN HỌC – SỰ TỔNG HỢP GIỮA CON NGƢỜI NGOÀI ĐỜI VÀ HÌNH TƢỢNG VĂN HỌC 2.1. Đối tƣợng đƣợc dựng chân dung văn học

2.1.1. Những người cùng thời

M.Gorky từng nói: “Văn học là tấm gương phản ánh thời đại”. Như vậy văn học phản ánh hiện thực đời sống, phản ánh tư tưởng thời đại. Hiện thực khách quan hiện diện trong tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng thẩm thấu qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.

M.Gorky và K.Paustovsky đều sinh ra và trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước nhiều biến động từ cuối thế kỷ XIX và cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đầy máu lửa những năm đầu thế kỉ XX. Dù muốn hay không thì trong ý thức của mỗi người vẫn thấm thía bi kịch của thời đại, của dân tộc. Hơn thế, những biến động của thời cuộc đã tác động khá sâu sắc đến cuộc đời của cả hai nhà văn. M.Gorky từng công khai phản đối chế độ Sa hoàng và bị bắt giữ nhiều lần. Ông đã kết bạn với nhiều nhà cách mạng và trở thành người bạn của V.Lenin. Trong khi đó, K.Paustovsky từng tham gia vào Hồng quân Liên Xô. Số phận của M.Gorky và K.Paustovsky đều chịu sự chi phối trực tiếp của đời sống chính trị của đất nước. Là nghệ sĩ chân chính, cả M.Gorky và K.Paustovsky lại càng không thể sống tách khỏi thời đại mình. Chính vì vậy mà trong những sáng tác của mình khi xây dựng những chân dung văn học, M.Gorky và K.Paustovsky chủ yếu viết về những nhân vật cùng thời đại, thông qua đó cho người đọc thấy đượcmột bức tranh sinh động, chân thực về đời sống xã hội đương thời. Đặc biệt là trong những sáng tác chân dung văn học, một thể tài mà đối tượng phản ánh là người thật, việc thật thì bức tranh xã hội đương thời hiện lên càng chân thực hơn.

Trước hết, điều này được thể hiện qua việc M.Gorky coi họ không chỉ là bạn văn mà cả bạn chiến đấu. Trong bài viết Về Romain Rolland, ở những năm đầu thế kỷ XX, khi mà cả châu Âu chìm trong bóng tối của chiến tranh,

con người trở nên mất niềm tin, bất lực, tự phủ nhận một cách bi đát. Đâu đâu cũng nghe tiếng đổ vỡ ầm ì, bốn bề chìm ngập trong nỗi u buồn đầy hằn học, thì một Romain Rolland vẫn kiên gan, bền bỉ sáng tạo những giá trị văn hóa. Hình ảnh của Romain Rolland như ngôi sao rực sáng trên bầu trời châu Âu đen tối. Những sáng tác của ông chống đối lại chiến tranh, khát khao công lý và tràn đầy niềm tin mãnh liệt vào dân tộc Pháp. Sống giữa cái thời đại mà niềm tin đã bị đánh mất thì Romain Rolland vẫn có một niềm tin sắt đá đối với tình yêu, đối với thế giới và con người. Với M.Gorky, ông cảm thấy “có được cái vinh dự cao cả được coi Romain Rolland là một người bạn” [21, tr.185] bởi chính ông cũng đã đến với những người mác xít, những nhà cách mạng xã hội dân chủ, đến với phong trào công nhân. Cũng như những nhà mác xít lúc bấy giờ, ông tin rằng những người công nhân sẽ giành được tự do bằng sức mạnh của chính mình. Ông đã trở thành nhà văn của những người vô sản, trở thành “con chim báo bão” của cách mạng Nga.

Trong cuộc đời của mình, M.Gorky từng đi khắp nước Nga, dọc theo sông Volga vĩ đại, xuyên qua những thảo nguyên vùng sông Đông mênh mông, những cánh đồng Ucraina màu mỡ, đi xuống Biển Đen, rồi tiến lên vùng núi Kavkaz hùng vĩ. Bạn của ông là những con người Nga vĩ đại, đó là Tolstoy, Chekhov và đặc biệt là Lenin. Mặc dù có một sự cách biệt lớn giữa Tolstoy và Gorky: Tolstoy hơn Gorky 40 tuổi; Tolstoy dòng dõi đại quý tộc, M.Gorky xuất thân từ tầng lớp lao động; Tolstoy không muốn dùng bạo lực chống lại cái ác, Gorky muốn làm cách mạng; Tolstoy tin vào Chúa, Gorky là người vô thần,… Song, giữa họ lại có mối quan hệ gần như là ruột thịt, bởi chảy trong huyết quản của họ đều là dòng máu của nghệ thuật, của văn chương và của tình yêu thương con người.

Chân dung những người bạn cùng thời đại của M.Gorky và K.Paustovsky được thể hiện rõ nhất ở đời sống văn học, văn hóa đương thời. Những chân dung văn học của hai nhà văn đều là những người có đóng góp

quan trọng đối với đời sống văn học, nghệ thuật của thời đại. Đó là những con người tài năng, đầy tâm huyết, luôn có khát vọng hướng tới một nền văn học nghệ thuật tiến bộ, có ích. Nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được coi là “Thời kỳ bạc” của văn học Nga. Thời kỳ này văn chương Nga được cách tân và mang nhiều sinh động. Với tinh thần dân chủ, các nhà văn, nhà thơ hoạt động say sưa, sôi nổi. Họ tranh cãi, bàn luận các vấn đề, khía cạnh của văn học, của nghiệp văn. Cùng với các nhân vật trong chân dung văn học của mình, M.Gorky và K.Paustovsky cũng chính là những người góp phần quan trọng làm nên cái không khí sôi động của đời sống văn chương một thời. Do vậy, sự gắn bó với các đồng nghiệp của M.Gorky và K.Paustovsky là một lẽ tự nhiên, tất yếu. Và người đọc có thể bắt gặp trong sáng tác của hai ông những trang viết về cùng một nhân vật, thậm chí chính hai ông cũng trở thành nhân vật trong tác phẩm chân dung văn học của nhau (Gorky trở thành chân dung văn học trong cuốn Bông hồng vàng và bình minh mưa).

Nghệ thuật của Gorky được tôn vinh ở thế kỷ XX, song nguồn cội của nó là thế kỷ XIX, là thời đại của Tolstoy, Chekhov và cả Dostoevsky, mặc dù M.Gorky luôn phê phán Dostoevsky. Thông qua những cuộc đối thoại giữa Gorky với Chekhov, với Tolstoy, ta thấy được một thời kỳ văn học rực rỡ của đất nước Nga nói riêng, bối cảnh hiện thực xã hội Nga nói chung.

Cuộc đời của K.Paustovsky đã dành ba mươi năm để chu du khắp nẻo đường Nga. Ông đã sống nhiều ngày với những con người thuộc mọi dân tộc. Ba mươi năm này ông dành để học và ba mươi năm cuối cùng để sáng tác. Chính vì thế mà ông gặp gỡ nhiều người, có nhiều bạn bè trong làng văn Nga. Ông và các bạn thường bàn luận trao đổi về văn chương và cuộc sống hay thậm chí chỉ là những câu chuyện phiếm để giải khuây. Với K.Paustovsky, Gaida là một bạn văn thân thiết, hai người đã từng sống cùng nhau, cùng nhau bàn luận về văn chương: “Anh mang bản thảo đến và đọc lại cho tôi nghe lần thứ hai. Tôi theo dõi bản thảo. Anh chỉ nhầm mất vài chỗ, nhưng là những

chỗ không quan trọng lắm. Vì câu chuyện đó chúng tôi đã cãi vã mấy ngày liền xem Gaida có được cuộc hay không” [62, tr.125]. K.Paustovsky thừa nhận: “Đó là khoảng thời gian đẹp đẽ vô cùng với những câu đùa bất tận, những cuộc đấu “bất phân thắng bại”, những trận khẩu chiến về văn học và những buổi câu ở các ao hồ và lòng sông cạn. Tất cả những cái đó, bằng một cách khó hiểu đã giúp chúng tôi sáng tác” [62, tr.125]. Trong quãng đời dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại chân dung văn học trong sáng tác của m gorky và k paustovsky những đặc điểm loại hình (Trang 32)