Theo yếu tố không gian và tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại chân dung văn học trong sáng tác của m gorky và k paustovsky những đặc điểm loại hình (Trang 72 - 76)

Chƣơng 3 : TỔ CHỨC TRUYỆN KỂ TRONG CHÂN DUNG VĂN HỌC

3.2.1.Theo yếu tố không gian và tâm lý

3.2. Điểm nhìn

3.2.1.Theo yếu tố không gian và tâm lý

M.Gorky và K.Paustovsky đều là những nhà văn lớn của Nga. Họ là người đã chứng kiến hoặc tham gia vào câu chuyện được kể. Hơn nữa đối tượng được dựng chân dung đều là những người quen biết với tác giả. Điều này giúp các tác giả chân dung văn học có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã với các nhân vật của mình, có thể tiếp cận nhân vật từ những nét gần gũi, đời thường nhất mà những người ngoài cuộc không phát hiện ra, từ đó xóa đi khoảng cách vô hình giữa tác giả - nhân vật cũng như tác giả - độc giả. Việc tiếp cận đối tượng từ cự li gần này được biểu hiện rõ nét qua việc lựa chọn chi tiết và sử dụng ngôn ngữ của các tác giả viết chân dung.

Trước tiên là việc lựa chọn chi tiết. Chúng ta đều biết trong một văn bản nghệ thuật thì chi tiết chính là “điểm rơi” của cái nhìn. Trong các chân dung văn học của K.Paustovsky và Gorky, hai ông đều rất chú ý đến những chi tiết đời tư của người nghệ sĩ. Trong Bông hồng vàng và bình minh mưa, đó là chi tiết một Bagritsky tự chấp nhận tiền nhuận bút chỉ độ năm, mươi rúp cho một bài thơ tuyệt tác của mình. Đó là một Macxim Gorky duyên dáng lạ thường, dù lưng ông hơi khù và giọng nói khàn khàn, vĩ đại mà gần gũi. Đó là chi tiết Balzac “mặc áo choàng cũ, ngồi thở hổn hển như người mắc bệnh hen suyễn. Khói thuốc mù mịt trong phòng. Trên bàn ngổn ngang những đống giấy viết vội vã… Ông không có thời giờ - ông đã tính trước cho đời mình ít nhất năm mươi cuốn tiểu thuyết” [62, tr.131]. Đó là chi tiết Dostoevsky tự nói về bản thân mình: “Vì nghèo túng tôi buộc lòng phải làm việc vội vã và viết để kiếm tiền, do đó nhất định tôi phải làm hỏng tác phẩm” [62, tr.134]. Những chi tiết đó khiến chân dung nhà văn hiện lên thật gần gũi với độc giả, họ cũng như những con người bình thường khác. Đồng thời việc khai thác những chi

tiết đời thường, những nét đời thường trong cuộc sống của người nghệ sĩ cũng thể hiện cái nhìn thân mật, gần gũi và đầy cảm thông của các tác giả viết chân dung với đối tượng của mình.

Thứ hai, điểm nhìn không gian còn thể hiện ở việc lựa chọn ngôn ngữ. Với những người bạn bè đồng trang lứa, K.Paustovsky sử dụng ngôn ngữ gần gũi, mang đậm chất đời thường. Trong bài viết Những cái tưởng chừng như vặt vãnh, tác giả xưng hô với Gaida là cậu tớ: “- Này, thôi, cậu nói đi: cậu cần gì”

-Tớ cần cậu nghe xem tớ đã nghĩ được một câu hay đến thế nào? -Câu gì?

-Cậu nghe đây: “Ông già đau khổ, thật đau khổ - hành khách nói”. Được không?

- Làm sao tớ biết được. Còn phải xem câu ấy đứng ở chỗ nào và liên quan đến cái gì đã chứ - tôi trả lời.

Gaida nổi khùng:

-“Liên quan đến cái gì”, “Liên quan đến cái gì”! – anh nhại tôi – Liên quan đến cái cần phải liên quan chứ còn liên quan đến cái gì nữa! Thôi mặc xác cậu! Ngồi đi, ngồi mà chép tác phẩm của cậu. Tớ đi viết câu ấy” [62,tr.122-123]. Có thể thấy phải thật gần gũi, thân thiết, K.Paustovsky với nhân vật của mình mới nói chuyện với nhau một cách thoải mái, giận dữ nhau thoải mái đến thế.

Khác với việc viết về những người bạn đồng lứa của mình, có thể xưng hộ suồng sã, viết về bề trên, những bậc tiền bối, K.Paustovsky lại đứng ở ngôi thứ nhất, là nhân vật xưng “tôi”. Ở đây, nhân vật xưng “tôi” chính là tác giả, là người kể lại những câu chuyện về các nhà văn và câu chuyện về chính mình. Đây cũng là một nguyên tắc trong sáng tạo chân dung văn học, một thể tài kể về những người thật việc thật, yêu cầu về tính khách quan cao độ. Nhân vật “tôi” đóng vai trò là một người đã chứng kiến, là người từng sống trong

chính những câu chuyện mà anh ta kể ra. K.Paustovsky đã từng được chứng kiến trực tiếp cách làm việc của Gaida bởi vì cùng sống chung ở một làng trong những khu rừng Mese: “Một hôm tôi ngồi viết trong nhà tắm bên cửa sổ bỏ ngỏ, nhưng chưa viết được lấy một phần tư trang thì đã thấy Gaida từ trong ngôi nhà lớn đi ra. Anh đi ngang qua cửa sổ, chỗ tôi ngồi, coi bộ hết sức ung dung và thản nhiên. Tôi giả vờ không trông thấy anh, Gaida đi đi lại lại trong vườn, càu nhàu một mình điều gì đó, rồi lại đi ngang qua cửa sổ, nhưng lần này thì rõ ràng là cố ý bắt tôi phải chú ý tới anh. Anh huýt sáo miệng và vờ ho. Tôi im lặng. Tức thì Gaida đi qua lần thứ ba và bực bội nhìn tôi. Tôi một mực im lặng. Gaida không chịu nổi nữa.

-Này, - anh ta nói – đừng giở trò ngốc. Dù sao thì cậu cũng viết anh như gió, có dừng lại ít chút thì cũng chẳng chết ai. Bôbôrưkin mới gớm chứ! Nếu tớ mà viết được như hắn ta thì tớ đã có toàn tập một trăm mười tám cuốn” [62, tr.122]. Ở đây ngôi kể là ngôi thứ nhất và tác giả hoàn toàn đứng ở cự ly gần để tiếp cận nhân vật, được chứng kiến nhân vật hành động như thế này. Điều này giúp cho câu chuyện của K.Paustovsky về người bạn mình trở nên chân thật hơn bao giờ hết. Cũng tương tự, viết về Fedin, tác giả cũng hoàn toàn là người tham gia, người trong cuộc câu chuyện: “Tôi được ở gần Fedin khi anh bắt đầu viết cuốn Một mùa hè kỳ lạ… Chúng tôi ở trong một ngôi nhà nhỏ ngay bên cạnh bờ biển vùng Gagrư… Đa số nhà văn thường viết về sáng, một số ít viết về ban ngày và một số rất nhỏ viết về đêm. Fedin có thể làm việc và thường làm việc vào bất cứ giờ nào. Chỉ thỉnh thoảng anh mới rời công việc để nghỉ ngơi đôi chút. Anh viết đêm trong tiếng ồn ào không bao giờ ngừng của biển. Cái tiếng động quen thuộc ấy không những không cản trở mà còn giúp Fedin viết tốt. Ngược lại chính cái yên lặng mới làm phiền anh” [62, tr.127].

Chân dung văn học của K.Paustovsky và M.Gorky được dựng trên cái nền của những cảm xúc, tình cảm thành thực, đằng sau mỗi chân dung văn

học dung, bao giờ người đọc cũng nhận ra những tình cảm thiêng liêng, chân thành của nhà văn đối với các văn nghệ lòng mình sĩ. Hai mục đích ấy có sự kết hợp, hòa quyện với nhau và chi phối mang tính quyết định đối với cách dựng chân dung văn học của nhà văn. Ở bất kỳ chân dung văn học nào, ngòi bút của hai ông cũng đều chịu sự chi phối của tình cảm, cảm xúc. Các chi tiết được kể ra đều được “nội tâm hóa” bằng những cảm xúc, tâm trạng của người dựng chân dung. Trong lối dựng chân dung văn học của cả M.Gorky và K.Paustovsky, tình cảm, cảm xúc của họ đã tham gia trực tiếp, chi phối các nét vẽ chân dung. Người đọc vì thế mà tiếp cận với các chân dung văn học theo cách nhìn của nhà văn, cảm nhận theo cách cảm của họ. Kể ra một sự kiện, một câu chuyện nào đó để mà nhằm chứng minh cho một nhận định, một đánh giá, suy nghĩ của nhà văn về đối tượng. Viết về Balzac, Gorky đã khẳng định rất rõ: “Ví thử không có Balzac, tôi sẽ ít hiểu được nước Pháp hơn, cái nước Pháp mà trước kia cũng như giờ đây vẫn đi ở hàng đầu nhân loại, luôn luôn tìm ra trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác những hình thức sáng tạo mới… Bọn chủ ngân hàng đang làm nhục nó: điều này trước đây có lần tôi phải nói đến và điều đó đã gây ra trong cái xứ sở mà tôi yêu mến một sự công phẫn mà tôi không hiểu nổi và không thể cảm thông được, những hoạt động phản văn hóa, phản nhân loại của giới chứng khoán Pháp đang cố ngáng chân nhân dân Nga trên con đường đi đến tự do – tôi biết rằng hoạt động ấy không bao giờ có thể làm lu mờ ánh hào quang của những tên tuổi như Hugo, Balzac, Floobe, những người con chân chính của nước Pháp, đất nước của những sự nghiệp vĩ đại và tên tuổi vĩ đại ” [21,tr.150]. Như vậy là việc khám phá, xây dựng chân dung tinh thần của Balzac được Gorky kết hợp với việc biểu hiện thế giới nội tâm của chính mình.

Với K.Paustovsky, khi viết về Bagritsky, ông thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Tôi nghĩ rằng việc ông đến Moskva là một sai lầm. Bagritsky không thể sống tách rời miền Nam, biển cả và Odessa, tách rời những món ăn

Odessa quen thuộc của ông: cà, cà chua, pho mát cừu, cá thu tươi. Toàn thân ông được sưởi ấm bởi phương Nam, sức nóng của thứ đá vôi vàng lỗ chỗ đã dựng nên Odessa, hương ngải cứu, muối, cây dạ hợp và biển cả” [62, tr.233]. Bằng việc tác giả bộc lộ cảm xúc của mình trước cuộc sống của nhân vật mà chúng ta có thể vừa thấy được chân dung của nhân vật vừa cảm nhận được tình cảm mà tác giả dành cho nhân vật của mình. Ở đây, chân dung của Bagritsky là một người đã dành cả tâm hồn mình cho quê hương miền Nam của ông bởi vậy việc ông sống xa quê đã trở thành sai lầm trong cuộc đời, khi mà quê hương đã trở thành máu thịt trong ông. Trước tình cảnh của Bagritsky, K.Paustovsky đã bày tỏ sự tiếc nuối, cay đắng trước sự ra đi quá sớm của bạn mình.

Như vậy, mỗi chân dung văn học được Gorky và K.Paustovsky dựng lên bao giờ cũng xuất phát từ một trạng huống cảm xúc cụ thể trong hiện tại. Có thể coi những cảm xúc đó là nguồn cớ để chi phối suốt cả quá trình dựng chân dung văn học của Vũ Bằng, tạo nên những trang viết thấm đẫm màu sắc trữ tình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại chân dung văn học trong sáng tác của m gorky và k paustovsky những đặc điểm loại hình (Trang 72 - 76)