Kết cấu theo lối ấn tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại chân dung văn học trong sáng tác của m gorky và k paustovsky những đặc điểm loại hình (Trang 68 - 70)

Chƣơng 3 : TỔ CHỨC TRUYỆN KỂ TRONG CHÂN DUNG VĂN HỌC

3.1. Kết cấu

3.1.2. Kết cấu theo lối ấn tượng

Những sáng tác viết theo hình thức kết cấu này thường có dung lượng nhỏ hơn so với những sáng tác viết theo hình thức cổ điển. Đó là bởi vì ở đây người viết chỉ phác họa chân dung nhân vật qua “vài ba nét chấm phá, vài ba câu cửa miệng, vài ba chi tiết” [55, tr.6]. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các chân dung được khắc họa theo kiểu này kém đặc sắc hơn so với những chân dung được khắc họa theo lối cổ điển. Ngược lại, họ hiện lên với những “gương mặt” riêng rất đặc trưng, không ai giống ai, tạo nên một bức tranh với màu sắc phong phú trong thể chân dung văn học. Trên thực tế, mục đích của những sáng tác chân dung văn học nói chung là đều nhằm tạo nên ấn tượng về cuộc đời, con người của một văn nghệ sĩ nào đó đối với độc giả; tuy nhiên trong khi những sáng tác theo lối cổ điển thường tạo nên những ấn tượng tổng quát thì những sáng tác theo lối kết cấu này lại tạo ấn tượng từ một vài chi tiết trong tính cách, cách ứng xử thường ngày hoặc qua một cuộc phỏng vấn- trò chuyện với người được dựng chân dung hay đơn thuần chỉ là qua một vài cảm nhận của tác giả chân dung ăn học về một sáng tác nào đó của nhân vật chân dung.

Trong Bàn về văn học, thông qua truyện ngắn mới của Chekhov, M.Gorky đã phác họa được chân dung một nhà văn Nga vĩ đại. Tất cả các

nhân vật trong truyện ngắn của Chekhov đều là những con người có thực trong cuộc sống. “Trong các truyện ngắn của Chekhov không hề có lấy một cái gì mà lại không hề có thật trong cuộc sống. Cái sức mạnh khủng khiếp của tài năng Chekhov chính là ở chỗ ông không bao giờ tự tiện bịa đặt ra một cái gì, không bao giờ mô tả một cái gì không có trên đời này, tuy có thể là tốt đẹp, có thể là đáng mong ước” [21, tr.47]. Qua sáng tác của ông, tác giả đã dựng lên một Chekhov với tính cách trung thực, biết chia sẻ mọi niềm vui nỗi khổ của nhân dân Nga. Phải là người từng trải, am hiểu cuộc sống nhân dân lao động, đã từng phải chịu đau đớn, mới có thể viết hay và đúng đến như Chekhov. “Ngay từ những bước đầu trong cái sự nghiệp văn học đầy gian truân của Chekhov, một trong những nhà phê bình của chúng ta bất tài hơn cả và do đó mà khác với các nhà phê bình khác, ít bất tài hơn có hạ một câu sấm về Chekhov nói rằng con người đó sẽ rượu chè be bét rồi chết dấp ở vỉa hè” [21, tr.48]. Chính vì không tô vẽ con người mà Chekhov đã nhận được không ít sự thù ghét. Nhưng ông chỉ lắng nghe và cứ tiếp tục viết với quan điểm nghệ thuật kiên định của mình. Thông qua một câu nói của nhân vật trong tác phẩm của mình “Đời còn dài – sẽ còn có nhiều truyện lành, chuyện dữ, cái gì rồi cũng sẽ có! Nước Nga ta rộng lớn lắm…” [21, tr.46] đã cho thấy một Chekhov hiện thực đến phũ phàng nhưng vẫn luôn yêu đời, vẫn tràn đầy niềm tin vào tương lai.

Với bài viết Những cái tưởng chừng như vặt vãnh trong cuốn Bông

hồng vàng và bình minh mưa, K.Paustovsky đã phác họa những chân dung

bằng những ký ức vụn vặt, những câu chuyện nhỏ về thói quen làm việc của nhân vật nhưng cũng đủ để người đọc hình dung về chân dung nhân vật. Với L.Tolstoy, ông chỉ làm việc về sáng vì ông cho rằng ban đêm nhà văn hoàn toàn được thả lòng, nên làm việc không bị ai dọa nạt và viết rất nhiều cái thừa. Trong khi đó Dostoevsky lại chỉ làm việc về ban đêm và khi làm việc lại uống trà luôn miệng. Khi thời gian gấp rút ông mới ngồi xuống

viết một cách vội vã. Về Chekhov thì đó là năng lực viết bất cứ đâu khi còn trẻ, ngay trên bệ cửa sổ trong một gian phòng chật hẹp và ồn ào ở thủ đô hay kể cả trong phòng tắm. Lérmôntốp lại có thể sáng tác thơ trên bất cứ việc gì. A.Tolstoy chỉ cần một chồng giấy sạch sẽ và đẹp là có thể tạo ra ngay một tác phẩm nào đó.

Với bài viết Aleksandr, K.Paustovsky đã dựng chân dung Blok qua ký ức về bài thơ Đêm ấm áp trùm lên hải đảo. Trong bài thơ ấy có một câu kéo dài và dịu dàng gợi đến tuổi thanh xuân đẹp đẽ. Những từ ngữ trong bài thơ ấy chính là ánh hào quan tạo ra toàn bộ con người Blok. Ký ức của K.Paustovsky về Alêchxanđrơ còn là một lần đi phát hiện ra ngôi nhà của ông nằm bên bờ sông Priaska. Cách chọn nơi vắng vẻ và gần biển cho thấy một Blok với trái tim từng rối bời giờ chỉ muốn bình yên.

Viết về Alexander Grin chỉ là ký ức của K.Paustovsky là ngày nhỏ trong một lần đọc sách thấy tên ông thì nghĩ rằng ông là người ngoại quốc. Lần đầu tiên đọc sách của Grin, K.Paustovsky đã “đọc ngấu nghiến cho đến hết cuốn sách một cách kỳ lạ, quái dị như một giấc mơ” [62, tr.225]. Sau này khi biết Grin là người Nga thì tác giả lại không có gì ngạc nhiên cả. Với tác giả, khi đó Grin đã là “một người dân Hắc Hải, là người đại diện trong văn học cho một lớp nhà văn trong đó có Bagritsky, cả Kataep và nhiều nhà văn Hắc Hải khác” [62, tr.226].

Tóm lại, nếu như kết cấu theo lối cổ điển là kiểu kết cấu phổ biến, dựng lại một bức tranh toàn vẹn về người nghệ sĩ thì kết cấu theo lối ấn tượng lại chỉ dựng chân dung nghệ sĩ qua một vài nét “chấm phá”, một vài ấn tượng sâu sắc mà thôi. Ấn tượng đó có thể được tạo nên qua một lần gặp gỡ, trò chuyện với họ hoặc qua những nét rất đặc trưng cho tính cách, con người họ trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại chân dung văn học trong sáng tác của m gorky và k paustovsky những đặc điểm loại hình (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)