Giọng điệu trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại chân dung văn học trong sáng tác của m gorky và k paustovsky những đặc điểm loại hình (Trang 84 - 99)

Chƣơng 3 : TỔ CHỨC TRUYỆN KỂ TRONG CHÂN DUNG VĂN HỌC

3.3. Giọng điệu

3.3.2. Giọng điệu trữ tình

Giọng điệu trữ tình được sử dụng khi các tác giả viết chân dung bày tỏ tình cảm của họ với đối tượng được dựng chân dung cũng như với quê hương - đất nước, chính vì vậy mà nó gắn liền với “con người nặng tình” trong chân dung tự họa của các tác giả.

Với cuốn Bông hồng vàng và bình minh mưa, người đọc còn dễ dàng nhận ra tấm lòng yêu thương nồng hậu của K.Paustovsky dành cho bạn bè, cho con người. Những trang viết về Chekhov, Pushkin, Macxim Gorky, Mikhail Prishvin… và cả những nhà văn nước ngoài như Victor Hugo,

Andersen, Balzac, Maupassant… thật xúc động và chân tình. Trong bài Macxim Gorky, tác giả đã viết những dòng chữ chân thành nhất từ trái tim mình: “Gorky chiếm một địa vị lớn trong đời mỗi chúng ta. Tôi thậm chí dám nói rằng có cái “cảm giác Gorky”, - cảm giác về sự có mặt thường xuyên của ông trong đời sống của chúng ta. Đối với tôi, trong Gorky có cả nước Nga. Cũng như không thể hình dung nước Nga không có sông Vonga, tôi không thể nghĩ rằng trong nước Nga lại không có Gorky” [62, tr.207]. Viết về M.Gorky, K.Paustovsky đã lựa chọn những khoảng khắc, chi tiết lãng mạn mà cũng đầy ám ảnh: “Gorky đứng rất lâu, bất động và ngả mũ xuống nhìn lên cây bạch dương. Sau đó ông nói một câu gì đó và đi sâu vào trong vườn, nhưng vẫn còn ngoái lại nhìn cây bạch dương mấy lần.” [62, tr.208]. Những khoắc khắc ngắn ngủi thôi nhưng qua đó nó đã khắc họa được tâm hồn của Gorky, tình yêu thiên nhiên, đất nước của ông. Cây bạch dương – biểu tượng của nước Nga, với Gorky cây bạch dương thật hùng vĩ như đất nước Nga vĩ đại và anh hùng.

Có thể thấy, giọng điệu trữ tình trong Bông hồng vàng và bình minh mưa, được thể hiện qua những dòng thành kính của tác giả khi nhận xét về tài năng của những chân dung văn học. Với V.Hugo, K.Paustovsky viết: “Đó là một con người nồng nhiệt, điên dại và sôi nổi” [62, tr.212]. “Đó là nhạc trưởng vĩ đại của một dàn nhạc lớn bao gồm toàn kèn và sáo” [62, tr.211] . “Ông không phải chỉ là hiệp sĩ của tự do. Ông là sứ giả, là người đưa tin, là người hát rong, ca ngợi tự do. Ông như đứng trên mọi ngã ba, ngã tư của tất cả những con đường trên trái đất này” [62, tr.212]. Với Mikhail Prishvin, K.Paustovsky ngợi ông: “Cuộc đời của Prishvin là tấm gương về con người đã từ bỏ mọi cái xa lạ mà hoàn cảnh áp đặt cho ông và chỉ sống theo “lệnh truyền của trái tim”. Cái lẽ sống như vậy có một ý nghĩa lành mạnh, vô cùng vĩ đại. Người sống “theo trái tim”, trong sự hòa hợp với thế giới bên trong của mình là người sáng tạo, là người làm giàu cho cuộc sống và là nghệ sĩ” [62,

tr.215]. Trên hết, Prishvin là một người am hiểu, có kiến thức sâu rộng trên mọi lĩnh vực. Những khoa học ấy đã trở thành bộ phận hữu cơ trong đời sống nhà văn của ông: “Khi Prishvin viết về con người, hình như ông phải nheo mắt lại vì cái nhìn sáng suốt của mình. Ông không chú ý đến cái ngoại lại. Ông say mê những mơ ước trong lòng mỗi người, dù cho người đó là người đốn rừng, là bác thợ giày, là người thợ săn hay là nhà bác học danh tiếng” [62, tr.221]. Nhắc đến Prishvin, K.Paustovsky luôn nhớ về câu nói của ông: “… Nếu như chỉ có những đầm lầy hoang dại là nhân chứng cho thắng lợi của anh thì chúng sẽ tỏa ra một sắc đẹp kỳ lạ, và mùa xuân sẽ còn với anh mãi mãi, một mùa xuân vinh quang thuộc về thắng lợi của anh” [62, tr.223].

Về cuộc đời của Alexander Grin, giọng văn của K.Paustovsky cảm động, nể phục: “ Tôi chỉ hơi ngạc nhiên khi biết tiểu sử của Grin, khi tôi biết cuộc đời cay cực chưa từng thấy của một con người bị xã hội ruồng bỏ và của một kẻ giang hồ ngây dại. Không hiểu sao con người kín đáo và bị những rủi ro của cuộc sống đánh cho tả tơi ấy lại có thể giữ gìn được thiên tư vĩ đại của sức tưởng tượng trong trắng và mạnh mẽ, lòng tin ở con người và nụ cười rụt rè qua cuộc đời đầy những dày vò” [62, tr.226]. “Grin viết hầu hết các tác phẩm bênh vực cho ước mơ. Chúng ta cần biết ơn ông về điều đó. Chúng ta biết rằng tương lai mà chúng ta đang hướng tơi sinh ra từ một đặc tính vô địch của con người – biết mơ ước và biết yêu” [62, tr.227].

Mặt khác, trong Bông hồng vàng và bình minh mưa, không chỉ những trang viết về bè bạn mới thấm đẫm tình cảm của K.Paustovsky mà ngay cả những trang viết về quê hương của ông cũng chan chứa những tình cảm như thế. Đây là đoạn tác giả viết về đêm ở phương Bắc nước Nga: “Cái tàu thủy chở khách cũ kỹ nhổ neo rời bến Vôznhêxênhiê. Chung quanh là đêm trắng mênh mông. Lần đầu tiên tôi thấy được một đêm như thế không phải trên dòng sông Nêva và những cung điện thành Lêningrat mà ở giữa những miền rừng vô tận và những hồ của phương Bắc… Lần đầu tiên tôi lên phương Bắc,

nhưng mọi vật đối với tôi dường như quen thuộc, nhất là những vồng anh đào trắng úa tàn vào cái mùa xuân đến chậm năm ấy trong những khu vườn đã trở thành hoang vu. Có rất nhiều hoa anh đào lặng lẽ và nức hương ở Voznesenie. Ở đây không có ai hái hoa để đặt trên bàn, trong những bình thủy tinh. Có lẽ vì anh đào đã bắt đầu lụi” [62, tr.146]. Ở một đoạn khác, về mùa đông ở Yalta, K.Paustovsky viết: “Khi tôi mở cửa sổ thì những chiếc lá sồi khô lả tả bay vào phòng. Gió làm cho những chiếc lá lăn trên mặt sàn và kêu lao xao. Đó không phải là những cây sồi bách niên mà là lá của thứ sồi con thấp lè tè thường mọc đầy những cánh đồng cỏ thoai thoải miền núi ở Krym. Đêm đêm gió lạnh thổi từ trên những ngọn núi phủ đầy tuyết xuống. Tuyết lấp lánh một cách huyền ảo trong ánh sáng của những vì sao lung linh” [62, tr.107]. Có thể nói, qua những trang viết đậm chất trữ tình, nên thơ của dành cho đất nước Nga, thiên nhiên Nga đã trở nên quen thuộc với độc giả. Như vậy, dù là viết về bè bạn hay viết về quê hương thì K.Paustovsky cũng dành cho những đối tượng này những trang viết hồn hậu, chan chứa yêu thương. Như vậy, chính giọng điệu trữ tình cùng sự kết hợp giữa chi tiết tiểu sử của nhân vật và sự tưởng tượng của nhà văn đã đem lại tính chất "truyện" cho các chân dung văn học của K.Paustovsky.

Trong Bàn về văn học, viết về Balzac, Gorky dành một tình cảm đặc biệt bởi ông cảm thấy đã chịu ơn Balzac, coi Balzac là một người thầy để mình học hỏi: “ Tôi không ý thức được cho rõ, tôi không biết bản thân tôi đã chịu ơn Balzac những gì, nhưng có một điều không còn hồ nghi gì nữa, là đối với nền văn học Nga nói chung ông đã có một ảnh hưởng quan trọng” [21, tr.151]. Chính vì vậy mà: “Mỗi khi nhớ đến Balzac, tôi thấy dễ chịu như một người lữ hành đang đi trên một thung lũng buồn tẻ, khô cằn mà nhớ đến một miền phì nhiêu, tươi đẹp và hùng vĩ đã từng qua” [21, tr.149]. Với sách của Balzac cũng vậy, M.Gorky nâng niu và kính trọng: “Tôi chỉ muốn nói thêm rằng trong đời tôi, sách đã đóng vai trò một người mẹ, và những cuốn sách

của Balzac đối với tôi thân thiết hơn cả vì tình thương yêu đối với con người, vì sự hiểu biết kỳ diệu đối với cuộc sống mà tôi bao giờ cũng cảm thấy có trong sáng tác của ông với một nỗi xúc động mạnh và một niềm vui lớn” [21, tr.151]. Với M.Gorky những con người đã và đang sáng tạo không hề biết mệt mỏi những giá trị văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh lịch sử đen tối của cuộc đại chiến thế giới thứ nhất. Một trong những con người kiên gan ấy chính là Romain Rolland. Gorky cảm thấy vinh dự khi được làm bạn với nhà văn đầu tiên ở châu Âu đã dám lên tiếng phản đối chiến tranh. Chưa bao giờ gặp Romain Rolland nhưng Gorky tưởng tượng rằng: “… mắt ông điềm đạm và buồn, giọng ông nói nhỏ nhẹ nhưng rắn rỏi. Và tôi vui sướng được biết rằng ở nước Pháp, đất nước mà tôi yêu từ thời thơ ấu, có một con người ưu việt và một nghệ sĩ chân thành như Romain Rolland” [21, tr.187]. Dường như với M.Gorky những cây đại thụ của văn học Nga cũng như văn học thế giới, ông đều dành tình cảm đặc biệt. Họ không chỉ là những người bạn văn mà họ còn là những người thầy đáng để ông học tập, noi theo. Pushkin cũng vậy, không chỉ M.Gorky mà Gogol, Turghêniep, Dostoevsky đều công nhận ông là thủy tổ tinh thần của mình. Bởi vậy, viết về Pushkin, Gorky đã dành những dòng trữ tình ngợi ca, lý tưởng hóa: “Như do một phép thần thông nào, ngay sau cuộc xâm lăng của Napôlêông, ngay sau khi những người Nga mặc quân phục đặt chân lên thành Paris, con người thiên tài ấy đã xuất hiện và trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, đã đặt những nền móng không gì lay chuyển nổi cho tất cả những gì sau này sẽ kế tục mình trong nghệ thuật Nga” [21, tr.178-179]. “Sự nghiệp sáng tác của Pushkin là một dòng thác thơ văn rộng rãi chói lọi. Pushkin dường như đã thắp lên một vầng thái dương mới trên đất nước giá lạnh, và ánh nắng của vầng thái dương ấy lập tức làm cho nó phì nhiêu tươi tốt lên. Có thể nói rằng trước Pushkin ở Nga chưa có một nền văn học xứng đáng được châu Âu chú ý đến, có được một chiều sâu và sự phong phú ngang với những thành tựu kỳ diệu của sáng tác văn học châu Âu” [21, tr.181].

Có thể thấy, giọng đôn hậu, trữ tình đã được tạo nên từ những sắc thái tình cảm: yêu quý, trân trọng, thành kính, thương cảm, đồng cảm… của tác giả với những đối tượng được dựng chân dung của mình. Tất cả những điều đó đã góp phần thể hiện tấm lòng của tác giả đối với các bạn văn. Giọng điệu luôn là yếu tố phản ánh thái độ, lập trường tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả. Do đó, giọng đôn hậu, trữ tình, sâu lắng không chỉ tạo nên phong cách độc đáo cho những tác phẩm chân dung văn học mà nó còn thể hiện một phần bức chân dung tự họa của người viết chân dung- những con người luôn nặng tình với bè bạn, với cuộc đời.

Tiểu kết

Để làm rõ những phương thức xây dựng chân dung văn học, ở chương 3 người viết đã triển khai ba nội dung cơ bản: điểm nhìn nghệ thuật, kết cấu và giọng điệu của các chân dung văn học. Theo đó, để xây dựng những bức chân dung văn nghệ sĩ thật sống động trong tác phẩm, các tác giả chân dung văn học đã sử dụng điểm nhìn nghệ thuật với hai đặc điểm là tiếp cận đối tượng từ không gian, tâm lý và tiếp cận đối tượng theo thời gian. Việc tiếp cận đối tượng được khắc họa chân dung với những đặc điểm này không chỉ tạo nên một cách nhìn công bằng, toàn diện, khách quan về những văn nghệ sĩ một thời mà còn thể hiện rõ nét quan niệm dân chủ hóa trong đời sống văn học.

Về kết cấu, qua một số tác phẩm tiêu biểu, người viết nhận thấy có hai hình thức kết cấu chính trong chân dung văn học của M.Gorky và K.Paustovsky : kết cấu theo lối cổ điển, và kết cấu theo lối ấn tượng. Trong đó, kết cấu theo lối cổ điển là dựng những chân dung “khổ lớn” với việc miêu tả, khắc họa các chi tiết về ngoại hình, tính cách của nhà văn kết hợp cả sự phẩm bình, nhận xét của người viết chân dung về tác phẩm của những nhà văn này. Còn kết cấu theo lối ấn tượng lại chỉ dựng chân dung

nghệ sĩ qua một vài nét “chấm phá”, một vài ấn tượng của tác giả đối với nhân vật của mình.

Cùng với sự đa dạng về điểm nhìn, sự linh hoạt trong kết cấu thì chân dung văn học còn được xây dựng dựa trên sự phong phú về giọng điệu với hai chất giọng cơ bản: giọng trữ tình và giọng đối thoại, bình luận. Trong khi giọng đối thoại, tranh luận, bình luận được sử dụng khi các tác giả chân dung văn học bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, cách đánh giá của họ trước những vấn đề, hiện tượng của nghệ thuật nói riêng, của đời sống nói chung thì giọng điệu trữ tình được sử dụng khi các tác giả viết chân dung bày tỏ tình cảm của họ với đối tượng được dựng chân dung cũng như với quê hương- đất nước. Chính giọng điệu trữ tình cùng sự kết hợp giữa chi tiết tiểu sử của nhân vật và sự tưởng tượng của nhà văn đã đem lại tính chất "truyện" cho các chân dung văn học của K.Paustovsky. Trong khi đó, giọng điệu đối thoại, bình luận đã đem lại tính chất "ký" cho các chân dung văn học của M.Gorky.

KẾT LUẬN

4.1. Thể loại chân dung văn học trong văn học Nga được hình thành từ nửa sau thế kỷ XIX. Trên cơ sở tham chiếu những đặc điểm chung của văn xuôi Nga Xô viết thập niên 1920 – 1950, luận văn nghiên cứu mảng chân dung văn học trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky và rút ra những đặc điểm loại hình của thể loại như sau.

Chân dung văn học là một hiện tượng nghệ thuật dung chứa những yếu tố của các thể loại tư liệu và nghệ thuật. Trong tác phẩm chân dung văn học, hình tượng trung tâm là con người sáng tạo, cốt truyện “dao động” giữa các sự kiện có thật trong tiểu sử và những quan niệm về tính cách được dựng lên do tưởng tượng của tác giả. Vì vậy điểm xuất phát của cốt truyện chân dung văn học là “tri thức mới‟ về đối tượng.

Về đối tượng phản ánh. Nhân vật có thực ngoài đời được tác giả xem như một chỉnh thể nghệ thuật, tiểu sử của nó được xem như “cốt truyện” độc lập, đã hoàn kết để dựa vào đó tạo nên một bức họa bằng ngôn từ. Bản chất thẩm mỹ của thể loại chân dung văn học nằm trong việc miêu tả cá tính sinh động của đối tượng – đó là tính chất độc đáo của “diện mạo”, của tư duy, ngôn ngữ, thể hiện qua tính cách, lối ứng xử cũng như trong tiểu sử sáng tạo của nó. Vì thế, trong chân dung văn học có sự hiện diện quan niệm của tác giả về nhân vật được miêu tả, khiến cho nhân vật không trùng khít hoàn toàn với tiểu sử của nó.

Về mô hình thể loại. Những đặc điểm của loại hình chân dung văn học thể hiện qua sự lựa chọn thể loại và phong cách của tác giả chân dung văn học. Những bút ký chân dung của M.Gorky được sáng tác trong những thập niên 1920-1930 - thời kỳ văn xuôi có cấu trúc truyện kể nghiêng về các hình thức biểu hiện trực tiếp quan điểm của tác giả do có sự thâm nhập các yếu tố báo chí chính luận vào trong văn học. Trong khi đó các truyện chân dung của

K.Paustovsky với vai trò chi phối của “đỉnh điểm trữ tình” trong cấu trúc truyện kể nằm trong dòng chảy chung của văn xuôi đầu thập niên 1950 với sự trỗi dậy của những nhân tố lãng mạn kết hợp với triết lý

Về cấu trúc truyện kể. Xung đột chung, mang tính chất loại hình đối với tất cả các tác phẩm thuộc thể loại chân dung văn học là xung đột giữa điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn của những "người khác" đối với đối tượng được phản ánh. Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện kể trong chân dung văn học là thế giới nội tâm của tác giả-người kể chuyện cũng trở thành đối tượng phản ánh, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn.

4.2. Ngoài tính chung, mang tính chất loại hình của thể chân dung văn học,trong các chân dung văn học của M.Gorky và K.Paustovsky ta thấy có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại chân dung văn học trong sáng tác của m gorky và k paustovsky những đặc điểm loại hình (Trang 84 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)