Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 28 - 29)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow

Thứ nhất, nội dung thuyết nhu cầu của A.Maslow

A.Maslow đã nêu ra thuyết nhu cầu, ông cho rằng mỗi nhu cầu con người trong hệ thống thứ bậc phải được thỏa mãn trong mối tương quan với môi trường để con người có thể phát triển khả năng cao nhất của mình. Ông đã nêu ra 5 bậc thang:

Bậc thang thứ nhất: Nhu cầu vật chất là sự sinh tồn cơ bản, nếu nhu

cầu cơ bản này không đạt được sẽ bị tắc thì không thể tiến thêm ở bậc nhu cầu tiếp theo.

Bậc thang thứ hai: Nhu cầu an toàn là nhu cầu về an sinh, có nghĩa là

một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh ở trẻ.

Bậc thang thứ ba: Nhu cầu xã hội là nhu cầu được thừa nhận, được yêu

thương, được bảo vệ, được yên ổn và được chấp nhận. Ở mức nhu cầu này hoạt động giao tiếp đựợc coi trọng. Sự tổn thương về tâm lý trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội sẽ làm cho cá nhân không thể phát triển lên bậc cao hơn.

Bậc thang thứ tư: Nhu cầu về sự tôn trọng, cảm thấy tốt về bản thân,

trải nghiệm những ý nghĩa về những giá trị của bản thân và tự hào về những thành quả cá nhân.

Bậc thang thứ năm: Nhu cầu khẳng định mình, đây là nhu cầu về sự

phát triển cá nhân (cơ hội để phát triển cá nhân).

Thuyết nhu cầu của A.Maslow đóng góp 1 phần quan trọng trọng việc giải thích các hành vi lệch chuẩn của con người khi tác động vào môi trường và ngược lại.

Để đạt được một nhu cầu đặc biệt nào đó cần có sự kích thích, vận động và qua đó định hướng hành vi của một người, đáp ứng nhu cầu cơ bản trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của A.Maslow.

Như vậy vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu, có thể xác định được thứ bậc nhu cầu hiện tại của thân chủ, xem xét các nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay theo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A.Maslow. Giúp nhân viên CTXH đánh giá và phân tích nhu cầu của thân chủ một cách hợp lý nhất, giúp cho quá trình trợ giúp thân chủ là người phụ nữ bị bạo lực gia đình đạt hiệu quả và giúp thân chủ giải quyết được vấn đề khó khăn đang gặp phải, tự vươn lên trong cuộc sống, sớm hòa nhập với cộng đồng xã hội [ 22, tr.115].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)