Vai trò truyền thông giáo dục việc phòng, chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 57 - 61)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.2. Vai trò truyền thông giáo dục việc phòng, chống bạo lực gia đình

Có nhiều biện pháp trợ giúp ngăn ngừa, phòng, chống nạn bạo lực gia đình đã được thực hiện ở huyện Vụ Bản, đó là nhân viên CTXH đi sâu vào việc tuyên truyền thông qua việc phát thanh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của các xã trong huyện, phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền với

nội dung “Hành động vì một xã hội không bạo lực”…, tuyên truyền về Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân và gia đình; Luật bình đẳng giới… và các hành vi bạo lực và biện pháp ngăn ngừa, phòng chống bạo lực gia đình, mạng lưới hỗ trợ trong huyện là biện pháp nhằm đề phòng, phát hiện sớm các mâu thuẫn, sự quan tâm lẫn nhau của cộng đồng trong cuộc sống, làm cho mỗi người dân cảm thấy vững tin và có thêm chỗ dựa ngoài gia đình. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, ngăn ngừa các hành vi bạo lực gia đình đối với người phụ nữ. Nhân viên CTXH truyền thông trong huyện đã đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược nhằm thay đổi các giá trị văn hóa bởi vì truyền thông thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối các giá trị văn hóa hiện hành. Truyền thông không chỉ chống lại hay xoá bỏ những thói quen lâu đời được gọi là truyền thống, tiềm ẩn những nguy cơ vi phạm quyền con người, mà còn phải chống lại cả những thói quen tưởng như bình thường nhưng thực chất đang huỷ hoại tình thương yêu, lòng tôn trọng giữa người chồng gây ra bạo lực đối với người phụ nữ. Cùng với các cơ quan xã hội như hệ thống giáo dục và các quy tắc văn hóa, truyền thông góp phần hình thành nên ý thức xã hội. Chia sẻ của chị H khi được phỏng vấn về vấn đề việc truyền thông giáo dục việc phòng chống bạo lực gia đình tại xã: “Chồng tôi gây ra bạo lực đối với tôi về

thể chất, tinh thần, kinh tế, anh lười biếng không chịu đi làm, cờ bạc, nợ nần nhiều, thường xuyên đòi tiền vợ nhưng tôi không đưa nên anh đánh đập hành hạ và đe doạ tôi, gần đây nhân viên công tác xã hội thường xuyên truyền thông giáo dục việc phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp tôi và chồng tiếp cận với những kiến thức, thông tin cần thiết nâng cao nhận thức và giúp cho chồng tôi thay đổi hành vi không gây ra bạo lực với vợ” (Chị Bùi Thị Thuý H, 32 tuổi,

đẩy và duy trì hệ tư tưởng chủ đạo của một xã hội và giúp duy trì sự hình thành văn hóa. Truyền thông định hướng cho cộng đồng và vì vậy nó có sức mạnh trong các phong trào thay đổi xã hội. Với sức mạnh này, truyền thông của nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. Nhân viên công tác xã hội truyền thông đã giúp cho nạn nhân và mọi người trong huyện được tiếp cận với những kiến thức, thông tin cần thiết, nâng cao nhận thức, từ đó thay đổi hành vi, thói quen ứng xử, lối sống theo hướng tích cực, tiến bộ. Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định rõ: “Thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình” (Điều 9). Luật cũng quy định: “Thông tin tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình phải đảm bảo các yêu cầu sau: “Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực”, “Không làm ảnh hưởng tới bình đẳng giới”(Điều 9). Tuy nhiên, nhân viên công tác xã hội truyền thông Luật phòng, chống bạo lực giới nói chung, bạo lực trong gia đình đối với người phụ nữ tại huyện Vụ Bản nói riêng có những điểm đặc biệt và những khó khăn riêng. Nếu không có phương pháp, kỹ năng tốt, một chương trình truyền thông có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn, mà ngược lại, còn gây phản cảm, mang lại kết quả tiêu cực cho công tác phòng chống bạo lực nói chung và cho những người phụ nữ bị bạo lực nói riêng tại huyện Vụ Bản.

Nhân viên công tác xã hội truyền thông giúp thay đổi hành vi trong phòng, chống bạo lực gia đình là tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, giúp đối tượng chấp nhận và có kỹ năng thực hiện những hành vi tích cực nhằm tạo một cuộc sống gia đình, xã hội không có bạo lực gia đình.”

Nhân viên công tác xã hội có vai trò cụ thể trong việc truyền thông trong hoạt động phòng chống bạo lực tại huyện Vụ Bản như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức:

Nhân viên CTXH tuyên truyền nhằm nâng cao những hiểu biết về bạo lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, về luật pháp phòng chống bạo lực, các kiến thức về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ.

Phá vỡ những định kiến giới, thay đổi nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò của người phụ nữ. Từ đó, quyền của phụ nữ được đảm bảo và tôn trọng hơn.

Nhiều người tại huyện Vụ Bản còn chưa ý thức rằng bạo lực đối với phụ nữ là một vấn đề xã hội cấp bách, mà cho đó là những vụ việc lẻ tẻ, là “chuyện riêng tư” của mỗi gia đình. Không ít người còn cho rằng trong các vụ bạo lực gia đình với phụ nữ, người có lỗi và đáng xấu hổ là phụ nữ, còn những hung thủ chỉ là những người “Nóng tính”, do nghiện rượu, nạn cờ bạc hay nghèo đói sinh ra. Bên cạnh đó, truyền thông có nhiệm vụ tạo ra sự quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề này.

Từ việc nhân viên công tác xã hội đóng vai trò tuyên truyền một phần đã thay đổi nhận thức và tác động dần tới thay đổi hành vi, lối sống của cộng đồng, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc hơn.

Thứ hai, giáo dục tư tưởng:

Từng bước xoá bỏ tư tưởng lạc hậu, cổ hủ vì sự phân biệt giới, về sự thiết lập quyền lực của nam giới.

Định hướng cho đối tượng truyền thông những suy nghĩ và quan điểm sống không bạo lực và phân biệt giới.

Chia sẻ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử, giải quýêt mâu thuẫn gia đình mà không cần dùng đến bạo lực.

Thứ ba, tổ chức, cổ vũ hành động vì quyền phụ nữ:

Nhân viên CTXH truyền thông về vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình nhằm cổ vũ, khích lệ những tư tưởng tiến bộ, kêu gọi mọi người cùng tham gia vào công cuộc bình đẳng giới, chống bạo lực trong gia đình.

Trực tiếp tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng nhằm can thiệp một cách tích cực vào quá trình đem lại quyền lực cho phụ nữ.

Nêu lên các điển hình, các nhân vật xuất sắc hay các biện pháp tốt để tác động đến hiện tượng này để cổ vũ mọi người noi theo.

Thứ tư, phê phán, đấu tranh chống bạo lực trong gia đình:

Nhân viên CTXH truyền thông còn mang đến cho quần chúng những cái nhìn phê phán với các hành vi bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ với thông điệp là xã hội sẽ không bao dung với những hành vi này.

Đồng thời tác động vào các cơ quan công an, chính quyền, pháp luật… để xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật, những kẻ gây ra bạo lực gia đình đối với người phụ nữ tại huyện Vụ Bản, lấy lại niềm tin cho mọi người và những người bị bạo lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)