Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Vụ Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 37 - 44)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.1. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Vụ Bản

Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam nói chung và của huyện Vụ Bản nói riêng ngày càng gia tăng với những con số đáng lo ngại. Theo số liệu thống kê năm 2007 - 2013 của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Vụ Bản, thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình ngày một gia tăng. Tổng số 643 vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ bao gồm cả bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục.

Thực trạng này phổ biến khắp các xã, thị trấn trong toàn huyện, chiếm tỷ lệ 80% trong các vụ án về hôn nhân và gia đình. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ không chỉ xảy ra với đối tượng là những người có trình độ học vấn thấp mà còn xảy ra với đối tượng có trình độ học vấn cao, có địa vị trong xã hội. Mặc dù trong các báo cáo đã nêu rất chi tiết về thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, tuy nhiên những con số này chưa phải đã phản ánh đúng thực tế (đây là những vụ người nhà báo cho chính quyền) vì còn nhiều nạn nhân sợ ảnh hưởng đến con cái, muốn níu giữ hạnh phúc gia đình nên không cho mọi người xung quanh biết chuyện mà che giấu, âm thầm chịu đựng.

Bạo lực trong gia đình với phụ nữ tại huyện Vụ Bản được biểu hiện trên 4 phương diện: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục. Bốn dạng bạo lực này có liên quan chặt chẽ với nhau trong các trường hợp cụ thể và trong một tổng thể chung.

Thứ nhất, Bạo lực về thể chất: Thực tế chưa có một số liệu thống kê

đầy đủ, chi tiết nào về tình hình bạo lực đối với người phụ nữ tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Nhưng qua các phương tiện thông tin đại chúng như

tivi, đài, báo chí đặc biệt là quan báo cáo, qua các cuộc khảo sát, phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu các nạn nhân tại huyện Vụ Bản, chúng tôi đã làm rõ thêm thực trạng về bạo lực đối với người phụ nữ hiện nay tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Theo số liệu thống kê năm 2007 - 2013 của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Vụ Bản thực trạng của phụ nữ bị bạo lực gia đình điễn ra ngày một gia tăng. Trong tổng số 643 vụ bạo lực gia đình, trong đó bạo lực thể chất là 204 vụ chiếm 32% tổng số vụ bạo lực gia đình, có 5 chị em phụ nữ bị chồng đánh đập đã ly hôn. Đây chỉ là những trường hợp chị em không thể chịu nổi tính thô bạo, vũ phu của người chồng nên đã phải chọn giải pháp ly hôn, còn trong cuộc sống, biết bao người phụ nữ dù bị chồng ngược đãi vẫn cắn răng chịu đựng vì con cái, vì hạnh phúc gia đình mà không tố cáo những hành vi thô bạo của người chồng. Những năm gần đây, do những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đến các mặt văn hóa - xã hội - kinh tế cũng làm cho nhiều giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức, văn hóa gia đình bị xói mòn, nhiều trường hợp người chồng có nhân tình, vợ bé liền về nhà tìm cớ đánh đập vợ để người vợ không chịu được phải chủ động ly hôn, để họ có thể sống với nhân tình. Nhìn vào số liệu đó chúng ta không thể không đau lòng khi biết rằng phần lớn phụ nữ phải ly hôn chồng lại do sự đối xử tệ bạc, ngược đãi của người chồng, người mà họ đã từng yêu thương gắn bó, đầu kề, tay ấp.

Tình trạng làm ăn thua lỗ, thất nghiệp, đói nghèo, rồi những tệ nạn xã hội lan tràn như cờ bạc, rượu chè bê tha, nghiện hút của người chồng và các thành viên trong gia đình tại huyện Vụ Bản là những nguyên nhân xô đẩy người vợ, người phụ nữ đến những cảnh đời bất hạnh. Nhiều người chồng cờ bạc, uống rượu say rồi về nhà kiếm cớ gây sự, đòi tiền đánh bạc không được thì đánh vợ vô cùng tàn nhẫn, hoặc có những người chồng làm ăn thua thiệt, lúc về nhà lại chút lên người vợ tất cả những bực dọc, thua thiệt theo kiểu

“Giận cá chém thớt”, đánh đập vợ một cách tàn nhẫn, không chịu đựng nổi cho nên các chị đã ly hôn: “Chồng tôi là người nghiện rượu, cờ bạc, sống bê

tha, cứ những lúc anh uống rượu say là lại về đánh đập tôi, nhiều lúc tôi bị anh đánh tới thâm tím người, mặt mũi, nhiều lần phải đi bệnh viện chữa trị”

(Chị Vũ Thị T 45 tuổi, xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản).

Có những người vợ bị đánh đập tàn nhẫn buộc phải ly hôn để giải thoát cho mình nhưng vẫn không được yên thân mà vẫn bị người chồng tìm cách hành hạ đanh đập bị thương tích về thể xác, khiến cho dư luận xã hội hết sức

bất bình: “Tôi bị chồng hành hung đánh đập, dùng dây xích chó quật vào

người gây thâm tím người, thương tích quá sức chịu đựng khiến tôi phải vào nhập viện vào năm 2007. Không chịu được cảnh sống như vậy, tôi đã xin ly hôn và được Tòa án của huyện xử cho ly hôn, thế nhưng chồng chị luôn vịn vào cớ đến thăm con nhân cơ hội đánh đập vợ dùng gậy đánh đập, và dùng những cú đấm đá túi bụi, thậm chí lấy gậy đập vào đầu tôi khiến tôi lại phải đến bệnh viện cấp cứu với những thương tích thể xác, đau đớn toàn cơ thể”

(Chị Trần Thị L, 39 tuổi, xã Đại An, huyện Vụ Bản).

Ngoài những trường hợp bị chồng đánh đập ngược đãi, có một số phụ nữ tại huyện Vụ Bản còn bị người thân trong gia đình chồng đánh đập hành hạ, tuy không phải phổ biến nhưng nó phần nào làm cho phụ nữ đau đớn và đau khổ hơn: “Tôi luôn bị gia đình nhà chồng đánh đập, bị mẹ và các em chồng túm tóc đánh đập tới xưng hết cả mặt và cắt tóc hòng đe dọa, khiến tôi thâm tím mặt, mũi, còn người chồng nghe lời xúi bẩy của mẹ luôn dùng tay đấm, đá, tát, lăng nhục tôi cho rằng vợ chỉ ở nhà ăn bám không làm ra kinh

tế, không khéo ăn nói và láo hỗn với gia đình nhà chồng (Chị Vũ Thị D, 36

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng bạo lực về thể chất đối với người phụ nữ tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định gây ra một hậu quả nghiêm trọng về thể xác, tính mạng, sức khoẻ và tinh thần cho người phụ nữ, bạo lực thể chất là dạng bạo lực dễ nhìn thấy và được mọi người thừa nhận nhiều nhất, nó cững là nguyên nhân của các vụ ly hôn do người vợ đứng đơn hiện nay.

Thứ hai, Bạo lực về tinh thần: Nếu như bạo lực về thể chất đối với người phụ nữ đã để lại những thương tích trên người họ và là bằng chứng mà mọi người rất rễ nhận ra, thì bạo lực về tinh thần đối với người phụ nữ tại huyện Vụ Bản là loại bạo lực rất khó nhìn thấy và ít được thừa nhận vì nó không để lại dấu vết của những hành động bạo lực này. Đây là loại bạo lực được ẩn dấu phía sau cuộc sống gia đình, là những nỗi khổ đau âm thầm mà chỉ có những người phụ nữ bị bạo lực mới hiểu được.

Theo số liệu thống kê của HLHPN huyện từ năm 2007 - 2013, trong tổng số 643 vụ bạo lực gia đình thì bạo lực tinh thần là 278 vụ, chiếm 43% tổng số vụ BLGĐ. Bạo lực về tinh thần đổi với phụ nữ tại huyện Vụ Bản không làm cho người phụ nữ đau đớn về thể xác nhưng lại làm cho họ rất khổ tâm về mặt tinh thần, tình cảm, bạo tinh thần thường ít thể hiện ra bên ngoài, tuy nhiên nó tạo ra bầu không khí tâm lý nặng nề, căng thẳng cho các thành viên trong cuộc sống gia đình, họ không dùng sức mạnh, vũ lực với nhau mà thường những lời lẽ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, lăng mạ, chửu mắng, bằng sự cấm đoán, ngăn cản, cô lập, bỏ rơi, khống chế, kiểm soát mọi hành vi của nạn nhân, buộc người vợ chấp nhận cho mình lấy vợ hai hay có con ngoài giá thú, hoặc thờ ơ không quan tâm của chồng đối với vợ trong gia đình trong cuộc sống hàng ngày. Bạo lực về tâm lý, tình cảm rất khó hàn gắn, khi mâu thuẫn gia đình lên tới đỉnh điểm thì dễ làm cho hôn nhân gia đình tan vỡ, con cái phải chịu thiệt thòi.

Theo báo cao, các cuộc phỏng vấn sâu tại huyện Vụ Bản cho thấy từ năm 2007 – 2013 phụ nữ tại huyện Vụ Bản là người đóng vai trò chính trong việc nội trợ, làm ruộng. Với khối lượng công việc nhiều như thế, chúng ta thấy có sự bất bình đẳng giới, song theo quan niệm của người phụ nữ tại huyện Vụ Bản thì đó là trách nhiệm, bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình, là niềm vui trong lao động và hạnh phúc của họ nên trên thực tế hiện nay hầu như không có gì thay đổi về thực trạng này. Trước sự vất vả thiệt thòi đó, các ông chồng không những không động viên mà còn luôn mắng chửi rằng các chị là người ăn bám, không kiếm ra tiền, là người vô dụng: “Chồng

tôi là người gia trưởng, mọi công việc nhà và đồng áng đều bắt tôi làm việc vất vả, nhưng chồng tôi luôn cho rằng tôi không kiếm ra tiền như những người phụ nữ khác, luôn ăn bám chồng, và luôn miệng đuổi tôi ra khỏi nhà, tôi đau khổ, tủi nhục lắm nhưng vì không có chỗ để đi và vì các con của tôi

còn dại nên tôi đã nhẫn nhịn vì hạnh phúc và tương lai của các con” (Chị

Nguyễn Thị V, 53 tuổi xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản).

Trong các cuộc phỏng vấn sâu tại huyện Vụ Bản có hơn 80% trả lời là trong các gia đình nghèo người cực khổ nhất là phụ nữ và trẻ em. Họ phải vất vả lao động nặng nhọc suốt ngày. Những công việc dù nặng nhọc nhất từ cày bừa, gieo cấy, gặt hái mà không qua tay họ. Thậm chí có chị phải làm cả những việc mà trước đây chỉ dành cho đàn ông như bốc vác, kéo xe, phun thuốc trừ sâu….Ngược lại, nhiều ông chồng của họ lại dùng mọi lời đường mật hoặc cả biện pháp bắt ép vợ đưa tiền tiền để ăn chơi, cờ bạc, rượu chè…

Trong điều kiện như vậy người phụ nữ đã không còn thời gian nghỉ ngơi để nâng cao trình độ văn hoá. Nhiều phụ nữ cho biết trong nhiều năm gần đây họ không đi khỏi huyện, không xem một vở kịch nào kể cả khi các đoàn nghệ thuật về tận địa phương biểu diễn, trình độ văn hoá thấp khiến cho các chị em trốn tránh các hoạt động văn hoá, xã hội, tự ti mặc cảm và chỉ biết

vùi đầu vào công việc kiếm sống vất vả…tất cả tạo thành một vòng xoáy luẩn quẩn, khiến họ cam chịu cuộc sống bạo lực.

Thứ ba, bạo lực kinh tế:

Số liệu thống kê của HLHPN huyện Vụ Bản năm 2007 - 2013 về thực trạng của bạo lực gia đình cho thấy bạo lực kinh tế là 156 vụ chiếm 24% trong tổng số 643 vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong huyện.

Nhiều người chồng trong huyện, kiểm soát tiền trong gia đình, vợ phải đưa tiền cho chồng quản lý, không cho vợ biết trong nhà có bao nhiêu tiền, thường xuyên từ chối những ý kiến, quyết định mua sắm đồ dùng trong gia đình, mọi thứ người chồng quyết, vợ không được tham gia, vợ không kiếm được tiền thì chửi mắng, lăng mạ rằng vợ là người vô dụng, ăn bám chồng:

“Tôi là người có sức khỏe yếu nên tiền hàng ngày kiếm được từ việc buôn bán hoa quả là rất ít, số tiền tôi kiếm được đều phải về đưa lại cho chồng, kinh tế của gia đình chồng tôi quản lý và quyết định, tôi không được tham gia, nếu có muốn mua gì cũng phải được sự đồng ý của chồng, tôi thường bị chồng chửi là ăn bám, vô dụng, tôi buồn và khổ tâm lắm, nhưng vì các con tôi đành nhịn, và chấp nhận cuộc sống như vây” (Chị Đỗ Thị N, 40 tuổi, thị trấn Gôi, huyện

Vụ Bản)

Thứ tư: Bạo lực tình dục: Là hình thức ép buộc người vợ quan hệ tình

dục ngay cả khi họ không có hứng thú, khi họ không khỏe hoặc ngay cả khi họ ốm đau. Nhiều người phụ nữ trong huyện Vụ Bản cho rằng, đó không phải là bạo lực.

Qua số liệu thống kê của HLHPN huyện Vụ Bản năm 2007 - 2013 về thực trạng của bạo lực gia đình cho thấy bạo lực tình dục là 5 vụ chiếm 1% trong tổng số 643 vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong huyện. Loại bạo lực này ít được nói đến vì nó là vấn đề tế nhị, thầm kín của mỗi cặp vợ chồng và nhiều người cho rằng đó là quyền của người chồng, một khi họ đã là vợ

chồng thì không thể gọi là bất hợp pháp được, đó không phải ngược đãi, ngược đãi chỉ xảy ra khi anh chồng chửi tục và đánh vợ để cưỡng bức vợ làm tình, vì thế chẳng phải là ngược đãi.

Theo quan điểm lạc hậu của mốt số người phụ nữ của huyện cho rằng người chồng có toàn quyền đối với vợ, vì thế nên người chồng yêu cầu thì người vợ mệt mỏi, ốm đau không muốn cũng phải đáp ứng và họ cho đó là bổn phận và trách nhiệm của mình, hoặc sợ chồng đi quan hệ với những người phụ nữ khác, do đó họ không coi đó là hành động bạo lực: “Việc quan

hệ tình dục giữa hai vợ chồng tôi miễn cưỡng thường xuyên xảy ra trong đời sống hôn nhân gia đình, nhiều lúc tôi ốm, mệt mỏi và không muốn quan hệ nhưng chồng tôi cứ bắt ép quan hệ tình dục, tôi phải miễn cưỡng chiều anh ấy để bảo vệ hạnh phúc gia đình, nếu không đáp ứng chồng, chồng tôi sẽ đi ngoại tình, thậm chí để thoả mãn cơn dục vọng chồng tôi đánh đập tôi đâu đớn về thể xác. Tuy miễn cưỡng nhưng tôi nghĩ bổn phận của người vợ là

phải đáp ứng chồng” (Chị Phạm Thị L, 34 tuổi xã Minh Tân, huyện Vụ

Bản).

Bạo lực tình dục còn thể hiện ở chỗ, người chồng hoặc người thân trong gia đình người chồng ép buộc người phụ nữ phải sinh nhiều con, trong khi đó bản thân người phụ nữ không muốn sinh con nữa, điều đó được thể hiện rõ ở nhu cầu sinh cho bằng được đứa con trai. Vì lẽ đó, nhiều người phụ nữ phải sinh nhiều lần, có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh sản, cũng như tính mạng của người phụ nữ.

Bạo lực tình dục là một vấn đề hết sức nhạy cảm, là một vấn đề sâu kín và khó có thể nói ra nên nhiều chị em được phỏng vấn đã bỏ qua không trả lời, một số các chị em phụ nữ của huyện cho rằng là vợ thì mình phải có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu của chồng, đây là vấn đề hết sức tế nhị, riêng tư nên họ không dám nói, chỉ đến khi được phỏng vấn hoặc vấn đề đã trở nên hết sức nghiêm

trọng không thể chịu đựng nổi thì họ mới dám thổ lộ, có chị đã bị viêm loét bộ phận sinh dục, hoặc viêm cổ tử cung, có chị bị chồng trói lại để hãm hiếp, có chị bị chồng bắt xem phim sex và phải làm theo đúng như trong phim.

Bên cạnh đó nạn nhân còn bị cưỡng ép để thực hành các kiểu tình dục mà mình không mong muốn, không những bị cưỡng ép quan hệ tình dục mà người chồng còn thực hiện những hành động bạo dâm khi giao hợp như đánh đập, cào cấu khiến người vợ đau đớn thì anh ta mới được thỏa mãn hành động bạo dâm của mình.

Nhu cầu tình dục là vấn đề cần quan tâm và cần hiểu biết, con người được sinh ra với một khả năng hưởng thụ những cảm xúc tình dục nhưng không phải khả năng ấy đến một cách máy móc. Sự hòa hợp và thỏa mãn trong quan hệ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)