Nhóm nguyên nhân từ cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 49 - 50)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.2. Nguyên nhân của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản

2.2.3. Nhóm nguyên nhân từ cá nhân

Qua các việc phân tích tài liệu, các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy nhiều phụ nữ của huyện Vụ Bản, Nam Định là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình trên cương vị người vợ và người mẹ đã không có một phản kháng gì ngoài việc chịu đựng những trận đòn. Họ không giám đấu tranh với chồng lại càng không dám chủ động trong việc ly hôn thì họ sẽ bị mất của cải, danh dự và cả con cái. Họ có thể chịu đựng sự hành hạ ngược đãi đánh đập dã man nhất kể cả cái chết. Mặc dù bị đánh đập song nhìn chung những người vợ thường không muốn phá vỡ gia đình vì họ không chịu nổi cảnh con cái bị ly tán hoặc sống xa mình.

Thứ nhất, do người phụ nữ bị lệ thuộc về kinh tế:

Có rất nhiều lý do khiến người phụ nữ phải chấp nhận tình trạng bạo lực trong gia đình, trong đó phụ nữ bị lệ thuộc kinh tế khiến người phụ nữ phải chịu đựng tình trạng bạo lực trong thời gian dài. Nhiều chị em trong huyện nghĩ mình chỉ ở nhà làm ruộng và nội trợ cho gia đình, không kiếm được tiền về nên tự ty và nghĩ phải dựa vào những đồng tiền của chồng kiếm được. Hơn thế nữa, người vợ còn thiếu tin tưởng vào khả năng của bản thân, lo ngại không có tiền bạc hoặc không đủ tiền để chăm sóc con cái, họ còn có quan niệm rằng việc chồng bạo lực đối với vợ là việc riêng tư của gia đình nên đã không tìm sự can thiệp từ bên ngoài.

Thứ hai, do nhận thức sai lầm của nạn nhân:

Bản thân người phụ nữ trong huyện cũng có quan niệm sai lầm về bạo lực gia đình, coi rượu chè, cờ bạc, xa đoạ, sự căng thẳng của chồng là quyền

của chồng, phụ nữ thì phải chấp nhận cam chịu hoặc những lỗi lầm của người vợ là nguyên nhân gây bạo lực. Nhiều chị hy vọng người chồng gây bạo lực sẽ thay đổi, nhất là đang trong giai đoạn hối lỗi, phụ nữ đã chấp nhận và tha thứ. Chính sự chấp nhận, chịu đựng của người vợ đã làm cho chu kỳ bạo lực tiếp diễn và lặp lại.

Các chị em trong huyện cho rằng mặc dù bị chồng đánh đập nhưng các chị em vẫn chấp nhận và cho rằng tuy chồng gây ra bạo lực nhưng thực chất anh có những phẩm chất tốt nên anh có thể thay đổi. Thực tế cho thấy một số thủ phạm gây ra bạo lực gia đình có thể là người trụ cột của gia đình, công dân chịu khó, tốt bụng nhưng anh ta vẫn đánh nạn nhân. Đôi khi nạn nhân bị lầm do những tính tốt này và cho rằng có thể không thật sự đã xẩy ra.

Thứ ba, do nạn nhân chịu đựng, cam chịu:

Mặc dù bị bạo lực, không phải tất cả nạn nhân đều tìm đến ly hôn. Số lượng nạn nhân âm thầm chịu đựng sống trong cảnh bị bạo lực khá lớn. Sự im lặng của họ do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng của tư trưởng truyền thống về vai trò, trách nhiệm của người phụ nữ, nhiều phụ nữ nghĩ rằng cần phải nhẫn nhục chịu đựng để giữ danh dự cho gia đình và không muốn nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài. Nhiều chị chịu đựng do không muốn bố mẹ, gia đình suy nghĩ, mất thể diện với hàng xóm, nhiều chị vì lo cho con cái nên cam chịu các trận đòn của chồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)