Lý thuyết Hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 29 - 30)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.2. Lý thuyết Hệ thống

Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành thể thống nhất.

Thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX do nhà sinh học Ludvig VonBertalanffy khởi xướng. Thuyết hệ thống bao quát mọi lĩnh vực (tin học, sinh học, kinh tế, xã hội học), một hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau và mỗi biến động trong một yếu tố nào đó đều tác động lên những yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ thống. Một hệ thống có thể bao gồm nhiều hệ thống, đồng thời là một bộ phận của một đại hệ thống. Có những hệ thống khép kín, không trao đổi với hệ thống xung quanh.

Trong một hệ thống có tiểu hệ thống, là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Coi đó là những hình thức nhỏ hơn trong hệ thống lớn. Các tiểu hệ thống được phân biệt với nhau bởi các ranh giới, là bộ phận của hệ thống lớn,

con người là một tiểu hệ thống, gia đình là hệ thống trung mô, xã hội là hệ thống vĩ mô.

Một cá nhân được coi là một hệ thống vi mô. Hệ thống vi mô có 3 tiểu hệ thống: hệ thống tâm lý, hệ thống sinh học và hệ thống hành vi. Các tiểu hệ thống của con người chịu sự tác động của cả hệ thống gia đình, hệ thống xã hội.

Vai trò của hệ thống được xác định theo 3 cách đó là vai trò của tiểu hệ thống trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với cộng đồng trong xã hội. Như vậy mỗi cá nhân trong tiểu hệ thống của mình sẽ bộc lộ vai trò nào đó ở một môi truờng nào đó mà cá nhân đó gặp phải.

Trong nghiên cứu, thuyết hệ thống được sử dụng để đưa ra mối quan hệ tương tác giữa người phụ nữ bị bạo lực gia đình và vai trò nhân viên công tác xã hội trong quá trình trợ giúp thân chủ, từ đó đánh giá mối liên hệ nào cần phải cải thiện, trợ giúp thân chủ vượt qua khỏi những khó khăn đang gặp phải [ 22, tr. 61].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)