Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.4. Lý thuyết vai trò, vị thế xã hội
Mỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác nhau. Lý thuyết vị trí vai trò xã hội cho rằng mỗi một cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội, nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác. Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và những quyền hạn kèm theo. Vị thế chính là bất kỳ vị trí ổn định nào trong một hệ thống xã hội với những kỳ vọng quyền hạn và nghĩa vụ đặc thù. Các quyền và nghĩa vụ này thường tương ứng với nhau. Phạm vi quyền và nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của các xã hội, của các nền văn hoá thậm chí của các nhóm xã hội nhỏ. Nhưng khi xem xét vị trí với nhứng quyền và nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã hội của cá nhân, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt trong thứ bậc khác biệt trong thứ bậc xã hội và thay đổi theo từng xã hội, từng khu vực.
Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là vị thế đơn lẻ, vị thế tổng quát hoặc có thể chia theo cách khác là: vị thế có sẵn - được gán cho, vị thế đạt được, một số vị thế vừa mang tính có sẵn, vừa mang tính đạt được.
Vai trò xã hội cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội, vì luôn biến đổi trong các xã hội khác nhau, qua các nhóm xã hội khác nhau. Tương ứng với từng vị thế sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội. Các nhà xã hội học cho rằng “hành vi con người thay đổi khác nhau tuỳ theo bối cảnh và gắn liền với vị trí xã hội của người hành động”, rằng “hành vi phần nào đựơc tạo ra bởi những mong đợi của người hành động và những người khác. Như vậy, vai trò xã hội là sự tập hợp hành vi, thái độ và sự thực hiện của cá nhân có vị thế đó.
Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi được xác định căn cứ vào chuẩn mực xã hội. Trong các xã hội khác nhau thì chuẩn mực này cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một vị thế xã hội, nhưng trong các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi được xã hội trông đợi cũng khác nhau và các vai trò xã hội cũng khác nhau.
Theo thuyết này, trong công tác xã hội, việc tìm hiểu những nhận thức cũng như hành động của cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng phụ thuộc nhiều vào chính vị trí mà họ được thừa nhận trong gia đình và xã hội. Nếu như họ được coi trọng, được có tiếng nói của mình, được bình đẳng như mọi người trong gia đình và ngoài xã hội thì họ sẽ làm tốt hơn vai trò của mình, đáp ứng được nhiều hơn những mong đợi của mọi người và ngược lại [ 43, tr.48].