Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
2.2. Nguyên nhân của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản
2.2.1. Nhóm nguyên nhân từ phía xã hội
Thứ nhất, do tư tưởng gia trưởng
Một nguyên nhân quan trọng từ tư tưởng đề cao nam giới và coi thường phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã thấm vào các tầng lớp xã hội, tuỳ theo mức độ khác nhau. Tưởng tưởng gia trưởng đã dung dưỡng tính cách – thái độ hung bạo của nam giới người gây ra bạo lực. Nếu như trong xã hội phong kiến, tư tưởng gia trường thường thể hiện dưới hình thức bạo lực tinh thần thì ngày nay tư tưởng gia trưởng dường như lại thể hiện ở dạng bạo lực thể chất, những tư tưởng gia trưởng trọng nam khinh nữ không chỉ ở nam giới mà còn có cả phụ
chồng và em gái chồng hắt hủi, coi thường và ép bằng được đẻ được con trai mới thôi. Nhiều chị em tự ty, mặc cảm về thân phận, cam chịu trước nam giới, bên cạnh đó thiếu hiểu biết về quyền bình đẳng nam và nữ và thiếu kiến thức về pháp luật của người phụ nữ cũng chính là nguyên nhân cho nạn bạo lực nảy sinh:
“Chồng tôi là người gia trưởng, chúng tôi lấy nhau được 12 năm nhưng anh thường xuyên chửi mắng và giao mọi việc nhà là của vợ, mọi việc trong nhà do anh quyết định, tôi không được tham gia, tôi sinh 3 người con nhưng đều là nữ, chồng và gia bên chồng thường nói tôi là người không biết đẻ, chồng tôi và gia đình luôn mắng chửi đánh đập, tôi nghĩ phận là vợ nên phải chấp thuận chồng, mình không có quyền cãi chồng, tôi luôn âm thầm chịu đựng không giám tâm sự và kể với bố mẹ, sợ bố mẹ đau lòng, và cũng sợ ảnh
hưởng đến tâm lý các con” (Chị Vũ Thị M, 35 tuổi, xã Hiển Khánh, huyện
Vụ Bản).
Thứ hai, do văn hóa - xã hội, phong tục tập quán
Quan niệm của một số nam giới tại nhiều xã của huyện Vụ Bản, việc chồng đánh vợ được coi như là việc bình thường, là một phương pháp giáo dục không thể thiếu được để gia đình tốt đẹp hơn theo cách nghĩ “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”. Câu thành ngữ từ xa xưa có xuất xứ từ hệ tư tưởng nho giáo tưởng chừng đã lạc hậu mà vẫn trở thành lí do để nhiều người đàn ông đánh vợ ngay cả trong những ngày đầu của hôn nhân với mục đích chỉ tỏ rõ quyền uy của mình. Phần lớn những người gây ra bạo lực trong gia đình đối với người phụ nữ trong huyện đều không muốn những người xung quanh can thiệp. Họ đóng kín cửa để đánh vợ, có người còn vặn radio, tivi thật to để át tiếng khóc của nạn nhân, khi có người thân, hàng xóm đến can ngăn lập tức họ chửi bới thậm chí khống chế đe dọa.
Một số phụ nữ trong huyện đã rơi vào tình trạng nhiều tuổi mà chưa có gia đình, nhiều người có nhu cầu xây dựng gia đình lại không kịp tìm hiểu người bạn đời trước khi kết hôn. Vì khi ở độ tuổi đã muộn màng, họ kết hôn
để thoát khỏi sức ép của gia đình, hàng xóm những người xung quanh, kết hôn vì gia đình và xã hội mong muốn họ như thế, đây chính là tiền đề cho những xung đột gia đình sau này mà người phụ nữ phải chịu hậu quả. Quan
niệm trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng của đàn ông trong
huyện đã trở thành khuôn mẫu khuyến khích nạn bạo lực như ngoại tình tồn
tại và có xu hướng phát triển: “Vợ chồng tôi kết hôn với nhau do hai gia đình
mai mối, sau vài tháng chung sống với nhau, anh đã đi cặp bồ nhưng khi về nhà lại gây bạo lực với tôi, anh đã dùng những lời nói dạy vợ là phải biết phép tắc, phụ nữ không được tham gia và tự quyết bất cứ việc gì trong gia đình, chồng có cặp bồ thì vợ cũng phải chấp nhận, chị phản đối, ngay lập tức anh đóng cửa đánh, đấm, chửu bới, lăng mạ thậm tệ, anh còn bật đài to để át tiếng khóc của chị, khi hàng xóm đến can ngăn anh chửi lại hàng xóm, cho rằng việc đánh vợ là việc riêng, là việc dạy vợ” (Chị Nguyễn Thị T, 42 tuổi,
xã Tân Thành, huyện Vụ Bản).
Cũng do văn hóa và truyền thống lạc hậu tại huyện Vụ Bản nên người phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn bạn đời. Vì với nam giới họ thường cho rằng, trong mối quan hệ nam nữ hoặc hôn nhân thì đàn ông phải giữ vai trò chủ động, còn người phụ nữ ngoan hiền thì luôn ở vị trí bị động.
Thứ ba, Do quá trình đô thị hoá trong thời kỳ phát triển
Sự phát triển kinh tế xã hội trong huyện Vụ Bản là sự bùng nổ số các quán Karaoke và massage, nhiều quán trong đó là những nhà chứa trá hình hay quán bia ôm mà nữ tiếp viên là gái mại dâm. Nghiên cứu các trường hợp bạo lực của huyện Vụ Bản, tôi nhận thấy rằng bạo lực gia đình đối với phụ nữ như là kết quả của quá trình đô thị hoá và sự quá độ sang nền kinh tế thị trường.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ thể hiện ở việc chồng đi quan hệ với gái mại dâm, về nhà lây bệnh sang cho vợ, các văn hoá phẩm đồi truỵ cũng trở nên dễ tiếp cận hơn và đàn ông về nhà có đòi hỏi tình dục nhiều hơn đối
với vợ dẫn đến việc cưỡng ép làm tình trong hôn nhân khiến cho người phụ nữ tổn thương nặng nề.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tệ nạn xã hội trong huyện Vụ Bản như nạn cờ bạc, mại dâm, nghiện hút ma túy…. Thực tế nghiên cứu cho thấy, nhiều vụ việc phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện có liên quan đến các tệ nạn xã hội này. Tác giả nghiên cứu phỏng vấn nhiều trường hợp vì quá ham mê các tệ nạn trên mà người chồng nhẫn tâm hắt hủi vợ con. Khi thì nịnh vợ để vợ cho tiền, nhưng nhiều lúc dùng cả vũ lực, chửi mắng hành hạ vợ, thậm chí họ không từ một thủ đoạn nào để lấy hết tiền của vợ.
Nạn nghiện rượu là những nguyên nhân hàng đầu và nguy hiểm nhất, phần lớn là những vụ đánh người gây thương tích là do hung thủ say xỉn hoặc ở trong trạng thái lơ mơ. Hầu hết các gia đình có chồng nghiện rượu ở huyện Vụ Bản đều có kinh tế gia đình rất khó khăn, mọi việc kiếm tiền đều do người vợ. Nhiều người chồng trong huyện khi say rượu đã đánh đập hành hạ vợ con
vô cùng tàn ác: “Chồng tôi là người luôn nghiện cờ bạc, thường đi bia ôm,
đèn mờ và hay say xỉn, anh thường xuyên bắt vợ phải đưa tiền để anh đi ăn chơi xa đoạ, khi chị không đưa tiền anh đã đánh chị rất nhiều lần. Những lần chồng chị uống rượu say anh đã đấm đá, tát và dùng gậy đánh vào người, vào đầu chị, thậm chí dùng dao để đe doạ chị, những trận đòn đau khiến chị phải
nhiều lần nhập viện, chị đau đớn cả về thể xác và tinh thần”. (Chị Nguyễn
Thị B, 35 tuôỉ xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản).