Nhóm nguyên nhân từ phía gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 47 - 49)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.2. Nguyên nhân của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản

2.2.2. Nhóm nguyên nhân từ phía gia đình

Thứ nhất, do gia đình có kinh tế khó khăn:

Trong nhiều gia đình trong huyện có kinh tế khó khăn, đã cắt bỏ phần lớn những cơ sở vật chất cần thiết cho việc duy trì hạnh phúc của gia đình, những khó khăn trắc trở trong việc kiếm tiền, sự vất vả mệt nhọc đè nặng lên cuộc sống hàng ngày, sự bực dọc thường xuyên vì đói kém và những thua thiệt trong làm ăn đã khiến cho các mối quan hệ trong gia đình căng thẳng.

Đó là miếng đất ươm sẵn những mầm độc của bạo lực gia đình. Sự căng thẳng thường xuyên trong gia đình đã gây sức ép nặng nề làm nhiều đôi vợ chồng không thể yên tâm sản xuất. Hơn nữa nhiều ông chồng vũ phu khi nói lên thì đập phá đồ đạc làm người phụ nữ trong gia đình phải lo làm sao có tiền để mua sắm lại hoặc chẳng còn gì để dùng nữa.

Bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra tại huyện Vụ Bản là ở những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con cái, những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả kiếm sống thường có nhiều căng thẳng. Những người đàn ông là trụ cột trong gia đình không có việc làm ổn định thì bầu không khí nặng nề bao trùm lên ngôi nhà, từ đó những căng thẳng, ức chế, áp lực và cuối cùng là những cuộc bạo lực của người chồng gây ra cho vợ: “Gia đình tôi có

5 con gái, kinh tế vốn đã nghèo, lại đông con, việc làm đồng áng của gia đình đã không đủ để lo cho con cái, con chị đều phải bỏ học ở lớp 7, 8. Chính vì khó khăn chồng chị thường chửi mắng vợ là không kiếm ra tiền, thậm chí còn đánh đập” (Bùi Thị P, 47 tuổi, xã Quang Trung, huyện Vụ Bản).

Thứ hai, do khủng hoảng các mối quan hệ trong gia đình:

Hiện nay, trước sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế xã hội, nhiều gia đình tại huyện Vụ Bản đang có những đấu hiệu của sự khủng hoảng, nhiều giá trị truyền thống về gia đình đã bị thay đổi. Các mối quan hệ giữa các mối quan hệ ruột thịt trong nhiều gia đình không còn bền chặt như trước, cha mẹ bận rộn kiếm sống không quan tâm, chăm sóc giáo dục con cái, bên cạnh đó một số gia đình do người đàn ông ghen tuông mù quáng, nghi oan vợ có nhân tình và cho rằng con không phải là con của mình nên đã không chăm sóc, yêu thương con. Cùng với những thay đổi trong giá trị gia đình truyền thống, những nhân tố gắn kết các thành viên trong gia đình như niềm yêu thương, sự tin cậy lẫn nhau cũng không còn chặt chẽ đã làm cho các mâu thuẫn gia đình bùng nổ, điều đó đã làm nảy sinh những sung đột gay gắt trong mối quan hệ

vợ chồng, khi sự chung thuỷ của người chồng và người vợ không được xem như một giá trị tôn trọng nữa thì những sự dò xét, nghi kỵ, ghen tuông cũng dễ dàng làm thổi bùng lên ngọn lửa của bạo lực gia đình đối với người phụ nữ và đã để lại những hậu quả rất đáng tiếc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)