Vai trò trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 71 - 74)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.4. Vai trò trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý được hiểu là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Trợ giúp pháp lý là một phần quan trọng trong chính sách của nhà nước ta nhằm tăng cường hệ thống tư pháp, các quyền dân chủ và một hệ thống tư pháp phục vụ nhân dân. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí là thực hiện một hoạt động tiến bộ, có tính nhân đạo nhân văn cao cả vì con người và nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con người đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhờ được trợ giúp pháp lý miễn phí mà những người nghèo, những đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận, sử dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt trợ giúp pháp lý đã trở thành chỗ dựa của người nghèo, nhóm người yếu thế trong xã hội, nạn nhân bị bạo lực gia đình trong các vướng mắc, tranh chấp pháp lý.

Sự bất bình đẳng giới kéo dài và nền văn hóa mà ở đó đàn ông giữ quyền thống trị xã hội đã chấp nhận, dung túng, thậm chí là hợp lý hóa tình trạng bạo lực gia đình và duy trì sự im lặng trước tình trạng đó. Đa số các vụ việc đều không được báo cáo và không bị phát hiện. Nhiều nạn nhân không báo cáo về tình trạng bạo lực mà họ đang chịu đựng do xấu hổ, e ngại hoặc sợ hãi. Những vụ cưỡng dâm thường khó có thể phát hiện ra và nếu có thì chỉ

một vài vụ được báo với cơ quan chức năng. Sự im lặng của nạn nhân bạo lực gia đình gây khó khăn đáng kể cho việc phát hiện và xử lý hành vi bạo lực.

Khi tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài, trước hết nạn nhân tìm đến các nguồn hỗ trợ không chính thức như thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè. Khi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền như công an, người đứng đầu cộng đồng dân cư, chủ tịch xã, thành viên Hội phụ nữ, nhân viên y tế hoặc chính nhân viên CTXH ở địa phương phát hiện ra vụ việc bạo lực gia đình thì tình trạng đã trở nên nghiêm trọng và cần phải được xử lý nghiêm khắc.

Để nâng cao năng lực của người thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc xác định và bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân bạo lực gia đình, các tổ chức đoàn thể, chính quyền, Hội LHPN, nhân viên CTXH tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã thực hiện sự trợ giúp như sau:

Song song với việc tư vấn pháp luật, nhân viên CTXH đã tổ chức truyền thông kiến thức về luật pháp theo từng lĩnh vực cho hàng nghìn lượt phụ nữ. Ngay khi Luật Phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành (1/7/2008), Phòng LĐ TB&XH phối hợp cùng Hội LHPN tổ chức truyền thông những nội dung cơ bản của Luật cho phụ nữ nhằm giúp chị em hiểu được các hành vi bạo lực gia đình; các hành vi bị nghiêm cấm; các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình v.v. . Chia sẻ với chị M khi được phỏng vấn về vấn đề trợ giúp pháp lý tai địa phương: “Chồng tôi là

người nghiện rượu, cờ bạc, vũ phu, anh thường xuyên đánh đập tôi vô cớ, có những lúc anh dùng dây điện quấn vào cửa sắt, rồi dí điện để vợ đi làm về mở cửa cho điện giật, may mà tôi phát hiện kịp thời đã báo với cán bộ thôn, xóm, hội phụ nữ, chính quyền địa phương, nhân viên CTXH can thiệp, trợ giúp cho tôi kịp thời nên không ảnh hưởng tới tính mạng” (Chị Nguyễn Thị Tuyết M,

Qua hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ tại huyện Vụ Bản, nhân viên CTXH cũng đã nhận và chuyển nhiều kiến nghị, đề xuất của cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tới Đảng, Nhà nước, Hội phụ nữ các cấp phối hợp giải quyết. Bên cạnh đó, còn phối hợp chặt chẽ với ngành Tư pháp các cấp tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về pháp luật cho nhân dân, trong đó có phụ nữ, đặc biệt là các luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, các văn bản mới được ban hành nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng của đội ngũ cộng tác viên làm về trợ giúp pháp lý. Nhân viên CTXH đã tham mưu với lãnh đạo Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức về luật pháp, chính sách, đặc biệt là các văn bản mới được ban hành; hướng dẫn cộng tác viên và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật đặt tại UBND các xã và thị trần huyện Vụ Bản một cách hiệu quả. Hiện nay tủ sách đang quản lý, lưu trữ 1593 đầu sách với 351 loại sách về luật pháp, chính sách, về nghiệp vụ công tác Hội và một số loại sách tham khảo phục vụ cho quá trình trợ giúp pháp lý.

Việc trợ giúp pháp lý cho người phụ nữ bị bạo lực gia đình chúng ta cần xác định đó là trách nhiệm của các cấp các ngành và là trách nhiệm xã hội của những người đang công tác trong ngành pháp luật, nó mang tính nhân văn cao cả chứ không phải trợ giúp pháp lý mang tính bố thí ban ơn.

Việc trợ giúp pháp lý còn gặp nhiều khó khăn do trình độ năng lực đội ngũ trợ giúp còn hạn chế, số lượng ít, kinh phí hạn hẹp.... Cụ thể tại huyện Vụ Bản việc trợ giúp pháp lý gặp một số khó khăn như:

Thủ tục để được trợ giúp pháp lý còn phức tạp: Họ phải làm đơn, phải chứng minh mình thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý, các giấy tờ kèm theo đơn thường là bản sao.

riêng khi làm việc với mỗi loại đối tượng. Vì vậy, đạt hiệu quả chưa cao như mong muốn.

Khả năng giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý của một số tổ chức tham gia trợ giúp còn hạn chế, giải quyết nửa chừng, thường không theo đến cùng các vụ việc.

Nhiều tổ chức và người tham trợ giúp pháp lý chưa tạo được môi trường thân thiện với người được trợ giúp pháp lý miễn phí.

Để trợ giúp pháp lý có hiệu quả rất cần xây dựng và pháp triển văn hóa trợ giúp pháp lý cho cộng đồng nói chung và nhóm người yếu thế nói riêng, văn hóa trợ giúp pháp lý sẽ góp phần quan trọng tạo nên sự thân thiện và xóa đi rào cản giữa người thực hiện trợ giúp pháp lý với người được trợ giúp pháp lý miễn phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)