Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 33 - 37)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên - lịch sử của địa bàn nghiên cứu

Huyện Vụ Bản nằm ở phía Tây tỉnh Nam Định, vùng phía Nam đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Mảnh đất được hình thành bởi phù sa bào mòn trong quá trình biển lùi thuộc kỷ hô lô xen (từ bảy ngàn năm về trước) và phù sa Sông Hồng, Sông Đáy bồi đắp. Trải qua mấy nhìn năm biến thiên của đất nước, huyện Vụ Bản cũng đổi thay nhiều về tên gọi và cương vực.

Vụ Bản nằm giữa Sông Đào và Sông sắt chạy dài theo hướng Nam, Bắc tiếp giáp với huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định; Phía Đông tiếp giáp với huyện Nam Trực ngăn cách bởi Sông Đào; phía Nam tiếp giáp với huyện Ý Yên, phía Tây bắc giáp với huyện Bình Lục và Tây Nam giáp với huyện Ý Yên đều ngăn cách bởi dòng sông Ba Sát. Điểm cực bắc của huyện là làng Hướng Nghĩa xã Minh Thuận và điểm cực Nam là làng Cồn Dâu xã Vĩnh Hào, cách nhau chừng 15 km. Điểm cực Đông là làng Thi Liệu xã Đại Thắng, và điểm cực Tây là Trại Dầu xã Tân Khánh cách nhau khoảng 10km. Huyện Vụ Bản nằm gọn trong đồng bằng châu thổ Sông Hồng, nhưng địa hình Vụ Bản không hoàn toàn bằng phẳng. Dọc phía tây huyện có dãy núi đất cao từ 45 đến 74m, chạy từ Bắc xuống Nam có sáu ngọn núi liên tiếp: núi Ngăm, núi An Thái, núi Báng, núi Lê, núi Gôi và núi Hổ. Điều kiện tự nhiên có núi có sông giữa đồng bằng đã tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình.

Về lịch sử, huyện Vụ Bản đất thiên bản lục kỳ với lịch sử phát triển từ lâu đời, nơi đậm dấu ấn văn hóa văn minh cuả vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, là một trong những cửa ngõ quan trọng của thành phố Nam Định. Nơi đây từ ngàn đời, mồ hôi máu xương của người dân đã quyện hòa trong đất viết nên bản hùng ca bất diệt trong quá trình tạo dựng và giữ gìn quê hương, đất nước. Là một trong những cái nôi sinh ngụ của người Việt Cổ, cùng với sự lựa chọn của lịch sử, khí thiêng sông núi đã hình thành và hun đúc nên truyền thống quý báu của người dân nơi đây: cần cù, dũng cảm trong lao động sản xuất, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thủy chung tình nghĩa trong đời sống…truyền thống đó như sợi chỉ đỏ nối liền quá khứ với hiện tại tạo nên sức sống, bồi đắp trí tuệ, khí phách của người dân Vụ Bản. Đặc biệt từ khi Đảng bộ ra đời lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập tự do xây dựng chủ nghĩa xã hội truyền thống đó lại được nhân lên gấp bội.

Là vùng quê văn hiến và truyền thống yêu nước thiết tha, trong bão táp cách mạng những năm đầu thế kỷ XX, vừa chống thực dân thống trị hà khắc, vừa chống tay sai bạo lực cường quyền, nhiều thanh niên trí thức tiến bộ Vụ Bản mang trong mình dòng máu bất khuất của cha ông đã sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - LêNin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những đồng chí của Người truyền bá về trong nước, biết kết hợp lòng yêu nước sâu sắc với tư tưởng cách mạng vô sản sớm tập hợp và rèn luyện trong tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và trở thành những hạt giống đỏ gieo mầm cách mạng trên quê hương khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Trong những năm kháng chiến chống thực dân pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ và nhân dân Vụ Bản luôn trung dũng kiên cường chiến đấu hy sinh xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương mình. Hòa bình trở lại nhân dân Vụ Bản hân hoan phấn khởi ra sức xây dựng cuộc sống mới chế độ mới xã hội chủ nghĩa [2, tr.5].

1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

Quá trình xây dựng cuộc sống mới là một cuộc cách mạng có tính chất cải biến xã hội sâu sắc, là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa mặc dù có những gian truân, Vụ Bản đã hoàn thành tốt việc cải cách xã hội chủ nghĩa ở nông thôn và thúc đẩy sản xuất phát triển. Nông thôn đã có những thay đổi kỳ diệu trên các lĩnh vực chính đặc biệt là kinh tế - xã hội. Từ mảnh đất “Tứ cùng” Vụ Bản đã “hóa thân” trong từng chặng đường phát triển. Năng động, sáng tạo, nhạy bén, kịp thời chuyển đổi theo đường lối đổi mới của Đảng, những thập kỷ cuối thế kỷ XX nhân dân Vụ Bản đã chứng tỏ sự chuyển đổi nhanh nhạy và vững chắc của mình. Từng bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp từng bước phát huy năng lực sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nhờ đó Vụ Bản đã có sự bứt phá trong nền kinh tế, từ nền kinh tế mang tính thuần nông là cơ bản

đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, từ năm 1990 trở lại đây, Vụ Bản đã đạt được những thành tích khả quan, năng suất lúa hàng năm đạt mức đỉnh cao, kinh tế phồn thịnh đời sống nhân dân ngày một ấm no, sung túc… Đây cũng chính là tiền đề cơ bản để nhân dân vững vàng bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh văn minh. Mặc dù không ít những khó khăn, thiếu sót, nhưng những thành quả mà nhân dân huyện Vụ Bản đạt được trong những năm qua, những năm thực hiện sự đổi mới là vô cùng to lớn, bộ mặt nông thôn ngày càng thắm tươi màu sắc, Vụ Bản đã đổi thay không còn là một trong “tứ cùng” (bốn huyện nghèo) của tỉnh như xưa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền Vụ Bản đã vươn lên làm chủ về mọi mặt để trở thành một trong những huyện giàu mạnh. Có thể thấy Huyện Vụ Bản là một huyện có nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh, mặc dù những yếu tố vật chất tạo điền kiện cho sự phát triển phần lớn vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương, nhưng cũng góp phần dần đưa Vụ Bản thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và rút ngắn khoảng cách với các huyện phát triển, tạo lập các yếu tố cơ bản làm tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo. [2, tr.14]

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ở Vụ Bản mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và trình độ phát triển không đều. Vì vậy còn nhiều hủ tục lạc hậu đặc biệt là tư tưởng phân biệt nam nữ.

Vì vậy, mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những cuộc cách mạng to lớn thì người dân Vụ Bản, nhất là phụ nữ ở ở một số xã vẫn chịu thiệt thòi về nhiều mặt, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội và trong gia đình.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

TẠI HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)