Vai trò tham vấn, tƣ vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 53 - 57)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.1. Vai trò tham vấn, tƣ vấn

Tham vấn, tư vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kỹ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và thân chủ (là người có khó khăn trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.

Tham vấn, tư vấn là mối quan hệ, một quá trình nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ.

Tham vấn, tư vấn là một quá trình trợ giúp dựa trên các kỹ năng, trong đó nhân viên công tác xã hội tham vấn dành thời gian, sự quan tâm và sử dụng các kỹ năng một cách rõ ràng và có mục đích để giúp đỡ thân chủ khai thác tình huống, xác định và triển khai những giải pháp khả thi để thực hiện việc tham vấn đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình là người phụ nữ xem xét mức độ hợp tác của thân chủ để thân chủ tích cực tham gia giải quyết vấn đề của mình đang gặp phải một cách tích cực.

Với vai trò là người thực thi chính cách của Đảng và Nhà nước, đại diện bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Trong những năm qua, nhân viên CTXH huyện phối hợp cùng hội LHPN tỉnh Nam Định cũng như Uỷ ban nhân dân huyện Vụ Bản và các cấp đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, với ngành Tư pháp, Công an trong công tác tuyên truyền, tham vấn, tư vấn cho các nạn nhân của các vụ bạo lực gia

đình. Tuy nhiên, các nạn nhân bị bạo lực thì lại không nhìn nhận hành vi bạo lực là vi phạm pháp luật, chỉ khi bị đánh đập tàn nhẫn không còn chịu đựng nổi thì họ mới tìm đến các đoàn thể, cơ quan chức năng để nhờ giải quyết, bởi họ không muốn đem vụ việc ra giải quyết theo pháp luật. Bản thân họ “Cắn răng chịu đau”, nhẫn nhục chịu đựng để duy trì cuộc sống gia đình, vì tương lai của con cái, vì giữ thể diện với làng xóm. Thái độ đó của nạn nhân đã vô tình gây trở ngại cho việc phát hiện, xác định mức độ thiệt hại của bạo lực cũng như sự can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng.

Vai trò trợ giúp của nhân viên công tác xã hội huyện Vụ Bản đã tư vấn trợ giúp nạn nhân là người phụ nữ bị bạo lực được thể hiện cụ thể như sau:

Khi nhân viên CTXH được báo cáo có bạo lực gia đình xảy ra tại địa

phương, nhân viên CTXH phối hợp với hội LHPN kịp thời có mặt tại nơi xảy ra bạo lực, thông báo với tổ hòa giải và chính quyền, công an tại địa bàn dân cư để kịp thời trợ giúp bảo vệ nạn nhân: “Tôi thường xuyên bị chồng bạo lực

thể chất, tinh thần và tình dục, kinh tế, chồng tôi vốn là người nghiện rượu, không chịu làm ăn, có tính cờ bạc, thêm vào đó lại đi cặp bồ công khai, anh thường xuyên đòi vợ đưa tiền, nếu tôi không đưa là anh đánh chửi, trong bữa ăn anh đã chửi, ném bát, ném đũa, đấm, đá, tát tới tấp vào mặt tôị, tôi chạy ra cổng để tránh đòn, anh đuổi theo túm tóc lôi trên đường hàng km khiến tôi chảy nhiều máu và đau đớn hết sức chịu đựng, tôi cảm thấy tủi nhục nên đã nghĩ tới cái chết, rất may có cán bộ công tác xã hội trợ giúp nên tôi đã vượt qua được sự tủi nhục tiếp tục sống để nuôi các con” (Chị Trần Thị T, 44 tuổi, xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản)

Nhân viên CTXH đã gặp trực tiếp thân chủ lắng nghe và tìm hiểu

nguyên nhân, hậu quả phụ nữ bị bạo lực đang gặp phải, bằng tâm huyết và nhiệm vụ, kỹ năng của mình nhân viên CTXH đã lắng nghe, chia sẻ và động viên thân chủ, tư vấn cho thân chủ bình tĩnh và sẽ cùng thân chủ giải quyết

vấn đề khó khăn đang gặp phải. Nhân viên CTXH đã tư vấn cho nạn nhân về luật hôn nhân và gia đình; luật bình đẳng giới; luật phòng, chống bạo lực gia đình; các chính sách của Đảng và Nhà nước…Qua việc tư vấn, tâm lý của nạn nhân đã trở lại ổn định và nhìn nhận được vấn đề của mình đang gặp phải, cố gắng vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống vì hạnh phúc của gia đình và vì tương lai của các con. Bên cạnh đó nhân viên CTXH tư vấn cho người gây ra bạo lực (chồng chị T) rằng: việc hành hạ, bạo lực đối với vợ là việc làm trái với đạo nghĩa và nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp luật.

Đối với chính quyền địa phương, nhân viên CTXH đóng vai trò tham mưu, tư vấn cho chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 03 ngày khi có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình.

Trong một số vụ việc đưa ra pháp luật xử lý ly hôn, nhân viên CTXH tư vấn chị em viết đơn gửi đến nơi thẩm quyền giải quyết.

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình. Thời gian qua, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Vụ Bản cùng phòng LĐ TB&XH đã triển khai và đa dạng hoá các hoạt động tư vấn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Luật bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và Gia đình…

Hàng năm, Hội LHPN huyện Vụ Bản đã phối hợp với Phòng LĐ TB & XH tổ chức được trên 72 cuộc tư vấn tại 17 xã và 01 thị trấn, mỗi quý truyền thông tư vấn một lần, mỗi lần tư vấn có khoảng trên 100 chị em phụ nữ tham gia. Các cuộc tư vấn tập trung về các kiến thức về giới và Luật Bình đẳng giới tại cơ sở, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, các chính sách của Đảng và Nhà nước cho trên 8.640 lượt phụ nữ tham gia. Tại

mỗi điểm tư vấn đã diễn ra các buổi giao lưu, trả lời kiến thức về Luật hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình và các tiểu phẩm, hoạt cảnh được xây dựng dựa trên những tình huống thực tiễn về cuộc sống của gia đình, xã hội. Mỗi đơn vị tham gia công tác tư vấn hơn 20 diễn viên là hội viên phụ nữ, đoàn viên thanh niên, hội viên hội nông dân… Riêng tháng 6/2012 theo thống kê của Hội LHPN huyện Vụ Bản với 5 buổi tư vấn đã thu hút trên 1.000 người tham gia, trong đó phụ nữ và trẻ em chiếm 70%. Trước khi chưa được tư vấn, có khảng 38% người dân hiểu được các hành vi bạo lực gia đình. Sau cuộc tư vấn, nhận thức của cộng đồng đã có nhiều thay đổi, hơn 70% người dân hiểu và nhận thức đúng về bình đẳng giới và các hành vi bạo lực gia đình, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, cách góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư.

Chia sẻ những thành tích vui mừng này bà Nguyễn Thị Y, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Vụ Bản cho biết: “Tư vấn có vai trò quan trọng, qua hoạt động

đó đã cung cấp thông tin đảm bảo được tính chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực, không làm ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới, thể hiện sự đồng tình của người dân; đảm bảo được nội dung, hình thức và mục tiêu. Đặc biệt đóng góp tính cực trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng nông thôn mới”.

Bên cạnh đó Nhân viên công tác xã hội tư vấn các chị em đến với

những địa chỉ tin cậy, các câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, các chính sách của Đảng và Nhà nước, ngân hàng cho vay vốn của các xã, thị trấn cho các chị em bị bạo lực trong huyện Vụ Bản. Điều này đã góp phần tích cực giảm hậu quả cho nạn nhân, giúp nạn nhân phòng, chống bạo lực gia đình một cách tốt nhất và trong công tác tư vấn giúp nâng cao nhận thức của người dân về hành vi bạo lực gia đình.

Năm 2013, 100% xã, thị trấn của huyện đều thành lập được địa chỉ tin cậy tại xã do cán bộ hội LHPN đảm nhận nhiệm vụ. Các địa chỉ tin cậy thường xuyên tuyên truyền, tư vấn nâng cao ý thức, chủ động báo cáo vụ việc với các tổ chức xã hội của nạn nhân bạo lực gia đình là phụ nữ. Nhờ đó, chính quyền cùng hội, đoàn thể đã kịp thời vào cuộc hòa giải, giúp đỡ. Cùng với đó, 18 câu lạc bộ phòng - chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện đã hoạt động hiệu quả góp phần nâng cao nhận thức của người dân về Luật hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình...

Theo điều tra của hội phụ nữ, năm 2013, toàn huyện có khoảng 100 vụ bạo lực gia đình và rơi vào các gia đình có chồng nghiện rượu, sinh con một bề. Chính vì vậy, tại các buổi truyền thông, tư vấn huyện, hội đã định hướng nội dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề bức xúc đó. Bà Nguyễn Thị Y, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Vụ Bản chia sẻ thêm: “Thời gian qua, nhờ sự vào

cuộc tích cực của các cấp, chính quyền và sự phối hợp tích cực của các hội, đoàn thể trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn tham vấn nên nhận thức của người dân đã có sự chuyển biến tích cực góp phần thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Theo đó, các gia đình phấn đấu 5 không: Không đói nghèo; không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con thứ 3 trở lên; không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học. Nội dung "3 sạch" là: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”

Cuộc vận động này nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)