Ngƣời kết nối nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 77 - 119)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.6. Ngƣời kết nối nguồn lực

Đây là một vai trò quan trọng của nhân viên CTXH với tư cách là một người trung gian kết nối nạn nhân với các nguồn lực cần thiết. Nguồn lực này có thể là các cá nhân, tổ chức, ban ngành, đoàn thể có liên quan đến vấn đề

cần giải quyết của thân chủ; hoặc cũng có thể là các dịch vụ sẵn có trong cộng đồng. Một nạn nhân bị bạo lực gia đình có thể có nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau như hỗ trợ về mặt tâm lý, pháp lý, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, vay vốn... Bởi vậy, để đảm bảo được vai trò này, nhân viên CTXH huyện Vụ Bản nắm rõ các dịch vụ, lựa chọn phù hợp với thân chủ của mình và trực tiếp giúp họ tiếp cận các dịch vụ.

Khi hỗ trợ nạn nhân sử dụng các dịch vụ, nhân viên CTXH có thể trao đổi với những người cung cấp dịch vụ về hoàn cảnh của nạn nhân để họ có cách tiếp cận phù hợp, tránh làm tổn thương thân chủ.

Sơ đồ 3.1: Mô hình các nguồn lực hỗ trợ thân chủ bị bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản

Chú giải:

Hỗ trợ :

Tiếp cận dịch vụ :

Nhân viên CTXH cùng các cấp Hội trong huyện Vụ Bản đã khai thác nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong và ngoài nước hỗ trợ cho các gia đình phụ nữ khó khăn, như: Vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các dự án của các tổ chức phi chính phủ, Quỹ

Nhà tham vấn Hồ trợ tâm lý Nhân viên CTXH Trƣờng dạy nghề nghề may, đan

Bênh viện ĐK huyện Vụ Bản

Khám sức khỏe tổng thể

Chính quyền, HLHPN, Ban ngành đoàn thể, công an địa phƣơng, nhà tạm lánh,

Hỗ trợ phụ nữ nghèo, công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ; tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng truyền thông, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng và nhân rộng các mô hình CLB gia đình hạnh phúc, CLB phòng chống bạo lực gia đình tại các địa phương, xây dựng mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng; phấn đấu thực hiện “Mỗi cơ sở Hội xếp loại xuất sắc xây dựng thêm được ít nhất 01 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”; phát huy lực lượng hội viên, cộng tác viên nòng cốt và nhân dân trong việc phát hiện các hành vi bạo lực gia đình tại cộng đồng, kịp thời tư vấn, giải quyết mâu thuẫn, bạo lực gia đình; trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình…

Nhiều nạn nhân bị bạo lực bị ảnh hưởng rất nặng nề về thể chất, sức khỏe, tâm lý tình cảm nếu không được chữa trị sẽ gây nên những hậu quả xấu. Nhân viên CTXH cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua các đối tác cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Họ kết nối những cơ sở cung cấp các dịch vụ y tế miễn phí để các nạn nhân bị bạo lực được khám và điều trị bệnh, thậm chí tìm kiếm các trung tâm giám định y tế để giám định về tỷ lệ thương tật cho họ. Như đã đề cập ở trên, hầu hết các nạn nhân bị bạo lực đều bị xâm hại, xâm phạm về quyền và lợi ích. Vì vậy, đội ngũ nhân viên làm CTXH giúp nạn nhân tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng phụ nữ bị bạo lực thông qua các văn phòng trợ giúp pháp lý, các văn phòng luật sư và cơ quan tư pháp. Đồng thời, tìm kiếm các nguồn lực, xin kinh phí học nghề tại các đối tác đào tạo nghề, hỗ trợ cá nhân và tham vấn nghề nghiệp định kỳ trong thời gian học nghề, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp và chuẩn bị hành trang, sẵn sàng làm việc sau khi hỗ trợ. Chia sẻ của chị T: “Tôi bị chồng gây bạo lực về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục, gia

đình tôi đông con, chồng không có công ăn việc việc làm, kinh tế khó khăn lại cộng thêm chồng là người nghiện ruợu, anh đánh đập tôi với những trận

đòn đau, có hôm trời rét chồng tôi vừa đánh vừa lôi kéo dìm tôi xuống ngòi nước gần nhà, thân thể bị thâm tím, có lúc nguy hiểm đến tính mạng, nhưng rất may mắn tôi được các cán bộ chính quyền, nhân viên công tác xã hội đã trợ giúp cho tôi, nên tôi đã vượt lên khó khăn để sống, bên cạnh đó chồng tôi cũng đã nhận thức được việc gây ra bạo lực đối với tôi là việc làm không đúng, anh hứa sẽ không bao giờ gây ra bạo lực với tôi nữa, nhờ sự can thiệp của cán bộ, nhân viên CTXH đã trợ giúp kết nối với các nguồn lực trong xã hội nên gia đình tôi đã có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn”

(Chị Vũ Thị T, 47 tuổi, xã Tân Thành, huyện Vụ Bản).

Song song với các hoạt động trên, nhóm phụ nữ bị bạo lực được trang bị các kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm và phỏng vấn, tiếp cận với nhà tuyển dụng. Chính đội ngũ nhân viên CTXH phối hợp với các tổ chức, cơ quan đơn vị giới thiệu việc làm, tổ chức nhân đạo từ thiện để tạo việc làm cho nạn nhân. Một trong những vấn đề rất khó khăn và nhiều thách thức đối với các nạn nhân đó là vấn đề tái hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên xã hội sẽ tiến hành lập kế hoạch tái hòa nhập, tiến hành liệu pháp nhóm và hướng dẫn kĩ năng sống; tích cực hướng dẫn họ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí; cung cấp kinh phí hỗ trợ và theo dõi tái hòa nhập.

Luật phòng, chống bạo lực ra đời (Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007) nhưng phần lớn người dân vẫn chưa coi bạo lực trong gia đình là vấn đề xã hội. Mọi người chưa nhìn nhận được nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình đối với phụ nữ là do bất bình đẳng giới cũng như sự phổ biến của vấn đề này, những khó khăn này đang cản trở việc truyền đạt thông tin đến với người dân một cách đúng và đủ. Mọi công việc từ truyền thông đến giải quyết các trường hợp cụ thể, hỗ trợ nạn nhân vẫn còn gặp khó khăn ở cộng đồng.

Chính vì thế nhân viên công tác xã hội của huyện Vụ Bản là người đóng vai trò trung gian kết nối phổ biến các chính sách, quy định pháp luật với người phụ nữ bị bạo lực gia đình và người chồng gây ra bạo lực tại huyện Vụ Bản, để cho họ hiểu và thực hiện.

Nhân viên Công tác xã hội cũng là người kết nối phụ nữ bị bạo lực gia đình với những chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, tới những chính sách trợ giúp khẩn cấp. Nhân viên công tác xã hội còn đóng vai trò là người kết nối phụ nữ bị bạo lực với tổ hoà giải của thôn, xóm, chính quyền địa phương, công an, luật sư, toà án…. những tổ chức xã hội, để trợ giúp cho họ một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất giúp họ tạm thời tạm lánh khi bạo lực xảy ra.

Nhân viên xã hội định hướng cho các thân chủ tiếp cận đến các dịch vụ xã hội hiện có hoặc hướng đến xây dựng các dịch vụ xã hội cho các thân chủ được gọi là người môi giới hay người kết nối nguồn lực. Nhân viên công tác xã hội dựa vào nhu cầu của thân chủ và tìm các nguồn lực hỗ trợ phù hợp và kết nối họ với các nguồn lực đó giúp cho những người phụ nữ bị bạo lực gia đình trong huyện Vụ Bản có được cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu của tôi cho thấy, bạo lực trong gia gia đình đối với phụ nữ tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đang gia tăng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người phụ nữ và ảnh hưởng chung của toàn xã hội. Bạo lực gia đình đối với người phụ nữ không chỉ làm tổn thương tới thể chất, tinh thần, tình dục của người phụ nữ mà còn tổn thương nặng nề đến sức khỏe mọi mặt của các thành viên trong gia đình, và những thành viên trẻ thơ vô tội lại có thể trở thành nạn nhân trực tiếp trở thành tội phạm.

Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh tương đối chi tiết về hậu của bạo lực gia đình đối với đời sống của người phụ nữ huyện Vụ Bản thông qua những hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội. Họ đã phải chịu đựng rất nhiều dạng bạo lực khác nhau, cả về thể chất, tinh thần, kinh tế và tình dục, bạo lực gia đình đối với người phụ nữ trong huyện ở mọi tấng lớp xã hội, mọi độ tuổi và trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình khác nhau.

Sự hiểu biết của phụ nữ về quyền của họ và con cái đựợc bảo vệ khỏi bạo lực gia đình còn hạn chế, mặc dù bạo lực đối với phụ nữ bị coi là hành vi vi phạm pháp và được quy định trong luật hình sự nhưng người phụ nữ không coi bạo lực của người chồng gây ra cho bản thân mình là vi vi phạm pháp luật. Chỉ khi bị đánh đập tàn nhẫn hết sức chịu đựng thì họ mới tìm đến cơ quan chức năng như chính quyền, công an, hội liên hiệp phụ nữ, trung tâm tư vấn, ... nhờ sự trợ giúp.

Bạo lực tại huyện Vụ Bản chỉ được báo cáo với chính quyền các cấp khi tình hình trở nên nghiêm trọng. Với quan niệm là việc riêng của mỗi gia đình, sự tham gia của xã hội và chính quyền để bảo vệ người phụ nữ còn mờ nhạt và không có sự theo dõi tiếp theo để có thể có sự hỗ trợ của xã hội. Trong khung cảnh đó, nhân viên công tác xã hội trợ giúp cho người phụ nữ đã giúp giảm

được hậu quả cho người phụ nữ bị bạo lực và đã giúp đỡ nạn nhân phòng, chống bạo lực gia đình, là một chỗ dựa tinh thần rất quan trọng đối với họ. Đến với nhân viên công tác xã hội, nạn nhân có được sự tôn trọng, chia sẻ, thấu hiểu, thấu cảm, chấp nhận họ để trợ giúp cho họ có thể giải quyết được vấn đề của mình đang gặp khó khăn và khuyến khích họ giải quyết được vấn đề của mình từ đó tự tin vươn lên để có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Kết quả nghiên cứu tại huyện Vụ Bản cũng cho thấy sự cấp bách phải phá vỡ sự im lặng, nâng cao nhận thức của nạn nhân và người dân trong huyện Vụ Bản và thực hiện những hành động cần thiết hơn nữa của cán bộ thôn, cán bộ xóm, chính quyền địa phương, hội liên hiệp phụ nữ, các ban ngành đoàn thể…, những cán bộ này đóng vai trò như một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trợ giúp nạn nhân một cách kịp thời và hiệu quả nhất.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy vai trò trợ giúp của nhân viên công tác xã hội trợ giúp nạn nhân bị bạo lực đã giảm được hậu quả bị bạo lực, hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và tác động của bạo lực, đảm bảo an toàn cho nạn nhân bị bạo lực và con cái của họ. Cung cấp các thông tin, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nạn nhân bị bạo lực để họ có thể tự thoát khỏi tình trạng bạo lực, giúp họ phòng, chống được bạo lực gia đình, giúp người gây bạo lực hiểu hành vi của họ là trái pháp luật; đồng thời giáo dục răn đe để họ thay đổi hành vi và chấp hành pháp luật. Tạo sự thay đổi của xã hội trước vấn đề của bạo lực gia đình.

KHUYẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu của tôi thu được, với mong muốn góp phần thực hiện có hiệu quả, thiết thực trong vai trò trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản, tôi có những khuyến nghị sau đây:

Thú nhất; Đối với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tại huyện

Vụ Bản, các chị em cần chia sẻ tình trạng bị bạo lực với người thân, bác sĩ, hay tìm đến các nhà làm công tác xã hội để tìm sự trợ giúp, các phòng tư vấn, các trung tâm tư vấn, đường dây nóng, các địa chỉ tin cậy, các tổ hoà giải, các ban ngành, đoàn thể, chính quyền, cán bộ thôn ,xóm, công an, các nhóm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực.

Thứ hai; Nâng quyền cho phụ nữ trong huyện Vụ Bản nhằm giải quyết

vấn đề bạo lực trong cuộc sống gia đình của họ, thông qua đào tạo kỹ năng sống, đào tạo việc làm cho các chị em và các hỗ trợ về tài chính và pháp lý cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thứ ba; Lồng ghép bạo lực trên cơ sở giới và hệ thống giáo dục nhằm

thay đổi nhận thức của người dân trong huyện Vụ Bản về bình đẳng giới, bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực gia đình đối với người phụ nữ. Nâng cao năng lực hệ thống chính quyền, tư pháp và công an nhằm thực hiện các chính sách và pháp luật có liên quan đến bạo lực phụ nữ.

Thứ tư; Nhân viên công tác xã hội thường xuyên truyền thông và tích

cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao các kiến thức về pháp luật, về quyền của phụ nữ, về sức khoẻ sinh sản và quyền bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, các chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân toàn huyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh của xã, thông qua các hoạt động trên cơ sở cộng đồng như các cuộc họp, thảo luận

nhóm chủ đích và sự phân phát các sách nhỏ, tờ rơi. Việc nâng cao nhận thức này, các thông điệp về bạo lực gia đình đối với phụ nữ nên được lồng ghép với chương trình đang phát triển về nâng cao nhận thức công cộng về các vấn đề pháp lý.

Thứ năm; Cần mở rộng các tổ can thiệp hoà giải tại các xã, thị trấn,

thôn, xóm… Cần có đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp để kịp thời hỗ trợ và trợ giúp phụ nữ bị bạo lực, cần mở rộng và thành lập các câu lạc bộ sinh hoạt theo chuyên đề, các phòng tư vấn, trung tâm tư vấn, đường dây nóng, các địa chỉ tin cậy trong huyện.

Thứ sáu; Trong công tác tham vấn, tư vấn về bạo lực gia đình, nhân

viên công tác xã hội cần có sự giải thích thấu đáo hơn nữa rằng phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một vấn nạn xã hội, là một hành động đáng lên án, là vi phạm pháp luật chứ không phải là chuyện trong gia đình. Nhẫn nhịn, chịu đựng không phải là cách để gia đình hạnh phúc, để có đựợc hạnh phúc, cần có sự chia sẻ, động viên giữa hai vợ chồng và sự hỗ trợ của người thân và cộng đồng xã hội.

Thứ bảy; Đảng và Nhà nước cần phải có một hệ thống pháp lý nghiêm

minh và đồng bộ hơn nữa về việc bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình và có biện pháp mạnh hơn nữa để răn đe người gây ra bạo lực.

Thứ tám; Nâng cao trách nhiệm, vai trò của cán bộ cấp cơ sở, cán bộ

phụ trách chuyên môn và có mối quan hệ mật thiết, trực tiếp với nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình đối với người phụ nữ như nhân viên công tác xã hội, chính quyền, cán bộ tư pháp, cảnh sát, hội phụ nữ, cán bộ y tế, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, tổ hoà giải thôn, xóm….để họ có khả năng nắm bắt, trợ giúp can thiệp và xử lý bạo lực gia đình đối với phụ nữ một cách hiệu quả nhất và kịp thời nhất.

Thứ chín; Để trợ giúp vấn đề của phụ nữ bị bạo lực gia đình một cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 77 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)