Vai trò hoà giải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 61 - 71)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.3. Vai trò hoà giải

Hoà giải giúp thân chủ giải quyết những tranh luận, xung đột tầm cỡ vĩ mô, trung mô hay liên quan tới hệ thống vĩ mô. Ở mức độ vĩ mô, người hoà giải giúp những tiểu hệ thống khác nhau trong cộng đồng hay một cộng đồng và vài hệ thống khác, tạo sự khác biệt. Ở mức độ vi mô và trung mô, người hoà giải giúp đỡ ở những lĩnh vực ly hôn. Nhân viên công tác xã hội duy trì sự trung lập và ủng hộ đảng phái trong cuộc tranh luận. (Zastrov and Kist- Ashman,1997).

Hiện nay tại các xã và thị trấn của huyện Vụ Bản đều có hệ thống hoà giải: Ban hoà giải phường, xã, tổ hoà giải thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư,

những thành viên của ban hoà giải thường từ chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân…

Tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định các Ban và tổ hoà giải này giải quyết tất cả những tranh chấp, bất đồng trong cộng đồng, trong đó có việc hoà giải mâu thuẫn về bạo lực gia đình. Nhân viên công tác xã hội trong ban hoà giải là người có trách nhiệm, có uy tín trong cộng đồng nên tiếng nói có trọng lượng. Trong quá trình trợ giúp, can thiệp, hoà giải mâu thuẫn, xung đột đặc biệt là bạo lực của người chồng gây ra đối với người phụ nữ, nhân viên CTXH tư vấn cho người phụ nữ bị bạo lực gia đình, bên cạch đó đưa ra những lời tư vấn tích cực về cách ứng xử, xử lý các mâu thuẫn trong gia đình đối với người gây ra bạo lực, tư vấn cho thân chủ về pháp luật, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, các chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp nạn nhân và những người gây ra bạo lực trong gia đình đối với người phụ nữ hiểu rõ hơn về hệ thống trợ giúp.

Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong tổ hoà giải về việc can thiệp và bảo vệ các gia đình và công dân đặc biệt là đối với nạn nhân là người phụ nữ, chỉ ra những địa chỉ cần thiết và kết nối các nguồn lực mà nạn nhân có thể đến nhờ trợ giúp, chăm sóc như người thân, hàng xóm, bệnh viện, các nhà tạm lánh, các tổ chức trong và ngoài nước. Chia sẻ của chị S về vấn đề hoà giải tại địa phương: “Chồng tôi là người gia trưởng và nghiện

rượu, anh thường đánh đập và chửi mắng tôi là không kiếm ra nhiều tiền, ban đêm tôi đang ngủ anh dựng dậy để chửi bố mẹ vợ, ông bà của vợ. Tuy tôi bị bệnh tim nhưng đã nhiều lần bị chồng lấy gậy đánh ngất, tôi đau đớn về thể xác và suy sụp về tinh thần, vì vậy tôi đã báo với chính quyền làm đơn ly hôn

để doạ chồng, gia đình tôi được chính quyền hoà giải và đã ổn thoả” (Chị

Nhân viên Công tác xã hội nắm bắt được sự việc, tổ hoà giải phối hợp với trưởng thôn, chi hội phụ nữ, trưởng ban công tác mặt trận, bí thư chi bộ khu dân cư đến gia đình tìm hiểu sự việc xảy ra giữa hai vợ chồng để thực hiện việc hoà giải.

Tổ hoà giải gặp trực tiếp nạn nhân, lắng nghe, tôn trọng, thấu hiểu, thấu cảm nạn nhân. Nắm được tình hình của nạn nhân, nhân viên CTXH tiến hành hòa giải mâu thuẫn, sử dụng kỹ năng, phương pháp tiếp cận với nạn nhân và người gây ra bạo lực, sử dụng các biện pháp hòa giải. Nắm rõ được nguyên nhân sự việc, tổ hoà giải chọn thời điểm thích hợp gặp gỡ nạn nhân và người gây ra bạo lực để tiến hành hoà giải. Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá, tổ hoà giải đã giải thích cho nạn nhân và người gây ra bạo lực thấy rõ Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định “Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”.

Tổ hoà giải phân tích bản thân người gây ra bạo lực cần phải xem lại thái độ và hành vi của mình đã đúng hay chưa, dù đi đâu, làm gì bao giờ cũng phải xác định gia đình chính là tổ ấm nên cần phải biết trân trọng, bảo vệ và vun đắp để vợ chồng con cái luôn được yêu thương, luôn được yên vui, hạnh phúc.

Còn về phía nạn nhân tổ hoà giải đã động viên chia sẻ với chị, các chị em hãy nghĩ tới tình nghĩa vợ chồng, đến tương lai của con cái mà tha thứ cho chồng, dùng những lời khuyên nhủ chồng làm tròn trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình, các chị phải biết kiềm chế nóng giận, tìm cơ hội vui vẻ, thuận lợi nhất để góp ý với chồng. Tổ hoà giải chỉ ra cho người gây ra bạo lực những sai lầm gây ra bạo lực với vợ, tổ hoà giải khuyên nhủ vợ chồng cần suy nghĩ về hạnh phúc gia đình của mình vì con cái đang cần sự

chăm sóc của những người làm cha, làm mẹ hãy sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, tư vấn cho nạn nhân nếu có thể hàn gắn được thử xem, xét lại việc có nên rút đơn rút đơn ly hôn để vun đắp, xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no, không có bạo lực.

Tổ hoà giải tôn trọng quyền tự quyết của nạn nhân, giúp nạn nhân giải quyết được vấn đề của mình đang gặp phải sớm vượt qua khó khăn tự tin ổn định cuộc sống. Nhiều gia đình trong huyện đã được tổ hoà giải can thiệp trợ giúp kịp thời nên đã giúp cho người phụ nữ giảm đuợc hậu quả do chồng gây ra, giúp người gây ra bạo lực hiểu được hành vi đánh vợ là một một việc làm sai trái, từ đó đã hàn gắn được hạnh phúc gia đình.

Không phải ngẫu nhiên, hòa giải cơ sở là biện pháp, pháp lý đầu tiên được Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định khi xử lý một vụ việc bạo lực gia đình. Là một dân tộc vốn coi trọng truyền thống nhân văn, đặt “Cái tình” lên trên “Cái lý”, nên trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống ở Việt Nam, biện pháp hòa giải ở cơ sở là một hoạt động được chú trọng để giải quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, trong công tác trợ giúp những người phụ nữ bị bạo lực giảm được hậu quả bạo lực gây ra và giúp cho nạn nhân phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản, việc hòa giải là phương thức được sử dụng nhiều nhất. Có trên 80% các vụ việc bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản được xử lý bằng biện pháp hòa giải.

Tuy nhiên, biện pháp hòa giải trong công tác phòng, chống bạo lực gia

đình đang ẩn chứa nhiều hạn chế. Chia sẻ của chị H khi được hỏi về vấn đề

thường xuyên uống rượu và hành hạ tôi, các anh chị trong tổ hòa giải cũng khuyên tôi cố nín nhịn để xây dựng hạnh phúc gia đình, vì con cái mà hy sinh, bản thân tôi cũng thấy nếu không vì con cái thì tôi bỏ anh từ lâu” (Chị Đoàn

Thi H, 50 tuổi, xã Minh Thuận, Huyện Vụ Bản). Lời tâm sự của những người phụ nữ được hưởng dịch vụ hỗ trợ có lẽ phần nào phản ánh quan điểm hòa giải các vụ việc bạo lực gia đình.

Ngoài ra, chính những thành viên trong tổ hòa giải cũng chia sẻ:

“Chúng tôi hoà giải dựa trên quan điểm vì hạnh phúc gia đình mỗi người nhịn đi một tý. Phân tích cho chồng, phân tích cho vợ. Thường là khuyên vợ phải nhịn chồng, phải khéo léo, không làm chồng mất mặt… Phụ nữ có trách nhiệm chăm sóc, vun vén cho chồng con” (Chị L, 35 tuổi, chi hội trưởng hội

phụ nữ xã, Minh Tân, huyện Vụ Bản). Quan điểm hòa giải này vô hình chung đẩy người phụ nữ phải chấp nhận, phải cam chịu tình trạng bạo lực để bảo toàn sự toàn vẹn gia đình và bảo vệ trẻ em cho dù mức độ các vụ bạo lực như thế nào chăng nữa, cho dù biện pháp hòa giải diễn ra nhiều lần. Cách cung cấp dịch vụ pháp lý này đang vi phạm nguyên tắc “Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên” được quy định trong điều 12, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong đa số các trường hợp chồng bạo lực vợ, cách thức hoà giải hiện nay tại huyện Vụ Bản do chính hội liên hiệp phụ nữ thực hiện thường chưa hiệu quả và còn có thể gây nguy hiểm cho người phụ nữ. Việc hòa giải thường là giải quyết vấn đề dựa trên nguyên tắc “Trọng tình cảm”, thấu tình đạt lý, dựa trên phương diện tình cảm, nghiêng về tình”. Như vậy, với các quan niệm hiện nay trong can thiệp bạo lực gia đình thì lợi ích của chính người phụ nữ chưa được đặt ưu tiên một cách trực tiếp.

Một vấn đề nữa là quy trình hòa giải thường không được tuân thủ nghiêm ngặt. Hầu hết các cán bộ không ghi biên bản về tiến trình, nội dung

hoạt động can thiệp trường hợp bạo lực giới chưa được rõ ràng, có thể gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ sau này của vụ việc bạo lực gia đình.

Người làm công tác hòa giải cơ sở đối với các vụ việc bạo lực gia đình không chỉ bao gồm các ban ngành chức năng tại địa phương, còn có thêm một thành phần quan trọng, đó là gia đình, dòng họ. Họ là những người nhiệt huyết với công tác xã hội, nhưng chưa được đào tạo chuyên nghiệp, chủ yếu do dân tín nhiệm bầu ra, giải quyết công việc dựa vào kinh nghiệm sống. Bởi vậy, những khó khăn thường được nhắc đến trong hoạt động hòa giải cơ sở là thiếu kỹ năng (Hòa giải, tư vấn và truyền thông), người tham gia hòa giải chưa nắm vững nội dung của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, cán bộ hòa giải phải kiêm nhiệm và hoạt động tự nguyện không có lương…

Giải quyết các vụ bạo lực gia đình là một vấn đề khó và nhạy cảm, vì đây là vấn đề của các thành viên trong gia đình, những người vốn có mối quan hệ huyết thống hoặc gắn bó kéo dài, phức tạp. Trong bối cảnh của một xã hội còn mang nặng tư tưởng Nho giáo như ở Việt Nam, bản thân những người làm công tác hỗ trợ pháp lý ở tuyến cơ sở còn mang nhiều định kiến giới, chưa đủ nhạy cảm giới để xử lý, giải quyết vụ việc hoặc đánh giá để chuyển tuyến. Họ cũng cần được cung cấp các kỹ năng và các công cụ để hỗ trợ cho công việc, để tránh những hạn chế như đã nói ở trên. Việc nâng cao quyền năng cho phụ nữ, giúp phụ nữ tiếp cận được với những dịch vụ pháp lý đúng và đầy đủ thì cần phải bắt đầu từ những “Lũy tre làng”, bắt đầu từ những người cung cấp dịch vụ tại cơ sở - cấp thôn/xã.

Để khắc phục những khó khăn trở ngại mà các cơ quan, tổ chức đang thực hiện viêc hòa giải được tốt hơn, nhân viên CTXH phổ biến và hỗ trợ đắc lực phối hợp với các cơ quan và các chi hội phụ nữ thôn thực hiện hòa giải cần có các yêu cầu sau:

Hoạt động hoà giải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không áp đặt, bắt buộc các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải.

Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp.

Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng.

Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải.

Hòa giải phải tiến hành theo trình tự và được thực hiện một cách khoa học, bài bản theo đúng chuyên môn được đào tạo.

Nhân viên CTXH khi thực hiện hòa giải cơ sở tại huyện vụ Bản, đã thực hiện hòa giải theo các bước, trình tự như sau:

Một là, trước khi hoà giải:

Nhân viên CTXH lựa chọn người tiến hành hoà giải, lựa chọn thời gian, địa điểm tiến hành hoà giải, được diễn ra nhiều lần trong suốt quá trình thực hiện hoà giải, phù hợp với nguyện vọng của các bên tranh chấp.

Hai là, trong khi hoà giải:

Nhân viên CTXH thực hiện các nguyên tắc, phương pháp hoà giải, chú ý đề cao điều hay, lẽ phải.

Tìm hiểu tâm lý, tính cách của người phụ nữ là nạn nhân bị bạo lực gia đình, tính chất vụ việc để áp dụng phương pháp hoà giải phù hợp, tránh vội vàng, nôn nóng hoặc làm tổn hại đến danh dự, tự ái cá nhân của các bên.

Gặp gỡ người chồng và gia đình chồng và nạn nhân bị bạo lưc gia đình (phụ nữ), tạo ra không khí thân mật, cởi mở và chân thành, nhân viên CTXH không áp đặt ý đối với các bên, đặc biệt là không áp đặt thân chủ.

Tìm hiểu rõ bản chất vụ việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, lắng nghe ý kiến của các bên và người có liên quan, nhân viên CTXH phân tích, chỉ ra những hành vi phù hợp pháp luật, hành vi sai trái của mỗi bên và chỉ ra những hậu quả pháp lý mà các bên có thể phải chịu nếu tiếp tục tranh chấp và có những hành vi sai trái.

Nhân viên CTXH kiên trì giải thích, thuyết phục, cảm hoá các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp, dẹp bỏ mâu thuẫn và hướng dẫn họ ứng xử phù hợp với pháp luật.

Trong quá trình hoà giải, nhân viên CTXH, hội trưởng hội phụ nữ phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc hoà giải hoặc có ảnh hưởng đến các bên tranh chấp.

Nhân viên CTXH hoà giải bằng miệng, dùng lời lẽ thuyết phục các bên, giúp họ đạt được thoả thuận, không đòi hỏi các bên làm đơn kiện, không lập biên bản. Trường hợp được các bên đồng ý thì lập biên bản hoà giải.

Ba là, sau khi hoà giải:

Nhân viên CTXH tiếp tục quan tâm động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện và thuyết phục các bên tự nguyện thực hiện thỏa thuận, trên tinh thần hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, xoá bỏ mặc cảm và bỏ qua những thiếu sót của nhau;

Trường hợp hòa giải không thành, nhân viên CTXH giải thích, hướng dẫn các bên tranh chấp xử sự phù hợp với pháp luật, làm thủ tục cần thiết đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Nhân viên CTXH ghi chép nội dung tranh chấp và nội dung hoà giải vào sổ công tác về hoà giải để phục vụ cho việc thống kê báo cáo, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại.

Kỹ năng hoà giải là khả năng của hoà giải viên vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để giải thích, hướng dẫn, thuyết phục, cảm hoá các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn,

nhằm xoá bỏ bất đồng và đạt được thoả thuận giải quyết tranh chấp phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

Để hòa giải trở thành công cụ đắc lực cho nhân viên CTXH trong việc trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình, nhân viên CTXH trao dồi các kiến thức, kinh nghiệm làm việc qua nhiều lần hòa giải và hơn thế nữa đó chính là kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)