Vai trò biện hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 74 - 77)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.5. Vai trò biện hộ

Đây là một vai trò quan trọng của nhân viên CTXH huyện Vụ Bản với tư cách là một người đại diện cho tiếng nói của nạn nhân để bảo vệ cho lợi ích hợp pháp của nạn nhân.

Đối với những người phụ nữ bị bạo lực gia đình quá sức chịu đựng hoặc là nạn nhân bị buôn bán đã bi xâm phạm nhiều quyền và lợi ích, thì trong quá trình hỗ trợ, nhân viên CTXH trực tiếp làm việc với các cơ quan chức năng như công an, Hội phụ nữ, tòa án…. Để biện hộ, bênh vực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Biện hộ pháp lý cho phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình trong các vụ ly hôn.

Nhân viên CTXH hướng tới mục đích cuối cùng là gia ấm vào êm, hạnh phúc. Đầu tiên sẽ ưu tiên biện pháp hoài giải, tuy nhiên không phải hòa giải nào cũng thành công và sau hòa giải gia đình tốt hơn mà có thể tình trạng vẫn tiếp diễn, thân chủ vẫn bị bạo lực gia đình. Nếu tiếp diễn người đau khổ và chịu nhiều tổn thương nhất chính là phụ nữ, nạn nhân chính trong các vụ

bạo lực gia đình, thậm chí có thể nặng hơn dẫn đến tử vọng với những ông chồng quá tàn ác: “Chồng tôi là người nghiện hút ma tuý, tuy đã nhiều lần đi

cai nghiện nhưng vẫn tái nghiện, anh thường xuyên đánh đập tôi một cách tàn ác, tôi không chịu đựng nổi nên đã phải về nhà mẹ đẻ, nhưng gia đình chồng không cho nuôi con, tôi cảm thấy rất buồn và thương con, tôi đã đề nghị ly hôn” (Chị Nguyễn Thị B, 34 tuổi, xã Minh Tân, huyện Vụ Bản). Trong những

trường hợp không thể cứu vãn này thì nhân viên CTXH cần tính đến phương án ly hôn để giải thoát cho nạn nhân, tất nhiên phải dựa trên yêu cầu, nguyện vọng của nạn nhân.

Để giải quyết yêu cầu ly hôn của phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình, người thực hiện biện hộ, đại diện, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ nhân viên CTXH đã thực hiện công việc sau:

Gặp gỡ, tiếp xúc ban đầu giữa người biện hộ (nhân viên CTXH) và người được biện hộ (thân chủ) để nhằm tìm hiểu yêu cầu trợ giúp pháp lý, đưa ra lời tư vấn, hướng giải quyết vụ việc để họ lựa chọn. Đây là bước quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc bạo lực gia đình. Nếu bị những quan điểm truyền thống về bạo lực gia đình tác động, nhân viên CTXH có thể phân tích cho thân chủ thấy xem nhẹ bạo lực gia đình cũng như hậu quả của nó. Trong quá trình phỏng vấn, tiếp xúc ban đầu với nạn nhân, trên cơ sở các tình tiết khách quan của vụ việc cũng như quy định của pháp luật có liên quan, người biện hộ quyết định những phương án giải quyết sau đây:

Phương án một, Các tình tiết của vụ việc đủ dấu hiệu để cấu thành tội

phạm hoặc hành vi hành chính, nhân viên CTXH cần trao đổi và phân tích để nạn nhân đồng ý chuyển vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Nhân viên CTXH nên khuyến khích thân chủ trình báo với cơ quan công an về tình trạng bạo lực gia đình để chuyển vụ việc sang cơ quan công an hoặc người có thẩm quyền ở cấp xã.

Phương án hai, Các thông tin thu được cho thấy thân chủ có khả năng

tiếp tục bị bạo lực trong tương lai, nhân viên CTXH cần thảo luận với nạn nhân xem có cần thiết phải áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc hay không. Nếu thân chủ đồng ý, nhân viên CTXH tư vấn cho thân chủ làm đơn đề nghị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc.

Phương án ba, Các tình tiết vụ việc cho thấy tình trạng bạo lực gia đình

là nghiêm trọng, đời sống vợ chồng không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, nhân viên CTXH tư vấn cho nạn nhân tiến hành các thủ tục ly hôn theo quy định tại điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Nhân viên CTXH tư vấn cho nạn nhân chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm có đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nạn nhân. Trong phiên tòa xét xử nhân viên CTXH liệt kê những sự việc chứng tỏ người chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ vợ như chỉ biết bổn phận của mình, bỏ mặc người vợ muốn sống ra sao thì sống. Nhân viên CTXH cần bảo đảm rằng phần cơ sở pháp lý để tòa án có thể ra quyết định cho ly hôn ngay dựa trên những luận điểm biện hộ lý giải sự nguy hiểm nạn nhân có thể gặp phải do việc chậm trễ, trì hoàn gây ra. Trong trường hợp người phụ nữ muốn giành quyền nuôi dạy con, nhân viên CTXH cần đưa ra lý lẽ, luận điểm chứng tỏ rằng quyền lợi của đứa trẻ chỉ được bảo đảm tốt nhất khi ở cùng với mẹ, người không có hành vi bạo lực.

Sau khi thân chủ nộp đơn tố cáo, nhân viên CTXH có mặt trong các buổi cơ quan điều tra thẩm vấn, lấy lời khai của nạn nhân để bảo đảm rằng nạn nhân không bị chất vấn bởi những câu hỏi có tính công kích, buộc tội, chẳng hạn như chế nhạo thân chủ hoặc đổ lỗi cho thân chủ về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu. Nếu thời điểm thân chủ trình báo về vụ việc có chậm trễ so với thời điểm diễn ra bạo lực gia đình, nhân viên CTXH bảo đảm không có những suy đoán về lý do của việc chậm trễ này và điều này cũng không ảnh

hưởng đến việc đánh giá lời khai của thân chủ. Là người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, nhân viên CTXH bảo đảm rằng điều tra viên sẽ lưu ý rằng việc chậm trễ đó thường xảy ra đối với vụ việc bạo lực gia đình. Thân chủ có thể sợ sự kỳ thị, sợ bị bẽ mặt hoặc không tin tưởng, sợ bị trả thù, lo lắng vì sự phụ thuộc về tài chính vào người gây bạo lực, mất niềm tin hoặc thiếu hiểu biết về hệ thống tư pháp hình sự, nhân viên CTXH tư vấn nhằm thay đổi cách nghĩ này của thân chủ và giúp họ tự tin hơn trong giải quyết vấn đề.

Với tư cách là người biện hộ, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, nhân viên CTXH xem xét bản cáo trạng có tính đến các nhu cầu thiết yếu và tôn trọng nạn nhân cũng như đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn trong việc thu thập chứng cứ. Nếu không, nhân viên CTXH có thể đề nghị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trả hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát để xác minh lại chứng cứ. Trong phiên tòa việc nhắc để Hội đồng xét xử và kiểm sát viên nhớ rằng thân chủ thường không xử sự giống như nạn nhân trong hầu hết các vụ án hình sưu khác. Nạn nhân thường muốn có được sự công bằng, vụ việc của họ được làm rõ và những tổn thất được bồi thường. Trong khi một số phụ nữ bị bạo lực muốn có được những điều này thì nhiều thân chủ bị bạo lực gia dình lại không nghĩ thế. Thân chủ bị bạo lực gia đình có thể mời công an đến nhà để chấm dứt tình trạng bạo lực nhưng không hề muốn chồng họ bị bắt giữ hoặc phải chịu hình phạt. Họ chỉ muốn người chồng ra khỏi nhà hôm đó để chấm dứt tình trạng khủng hoàng hiện tại. Nhân viên CTXH cần giúp chủ tọa, thẩm phán và kiểm sát viên hiểu được điều này để tránh tạo mối quan hệ đối lập với nạn nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)