Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở thông tin và truyền thông tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng cán bộ, và các vấn đề liên quan được thu thập tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh và một số sở trong tỉnh, sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh khác, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trong luận văn này tác giả sử dụng các dữ liệu và thông tin, số liệu thứ cấp. Các dữ liệu thứ cấp này được thu thập từ các văn bản quản lý nhà nước có liên quan, các công trình nghiên cứu, các báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh.

Dữ liệu thứ cấp sử dụng từ nhiều nguồn cung cấp, cần phải sắp xếp các loại dữ liệu này một cách có hệ thống để việc nghiên cứu được dễ dàng hơn.

Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp được sắp xếp như sau:

- Bước thứ nhất xác định dữ liệu cần cho nghiên cứu đề tài. Bước này tuy đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa quyết định cho quá trình nghiên cứu. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự lựa chọn cẩn thận, chỉ chọn những thông tin cần thiết.

- Bước thứ hai xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong (xác định rõ về chủng loại và nguồn cung cấp).

- Bước thứ ba tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp: Trong quá trình tiến hành thu thập thông tin, các loại dữ liệu thứ cấp cần phải được sao chụp hoặc chép tay. Tất cả các dữ liệu được thu thập được tóm lược hoặc đưa và bằng để tiện việc sử dụng.

- Bước thứ tư tiến hành nghiên cứu chi tiết dữ liệu thứ cấp, bao gồm xác định giá trị của dữ liệu, xem lại mục tiêu nghiên cứu, đánh giá vấn đề nghiên cứu thông qua xử lý, sử dụng dữ liệu. Bước nghiên cứu giá trị dữ liệu nhằm xem xét độ chính xác của các dữ liệu thu thập, bởi vì có những dữ liệu xuất phát từ những cuộc nghiên cứu với mục tiêu khác với mục tiêu nghiên cứu.

- Hình thành các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ các nguồn tư liệu gốc.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp này liên quan đến việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ người được nghiên cứu thông qua khảo sát, điều tra (sử dụng câu hỏi và phỏng vấn) theo bảng hỏi được thiết kế sẵn. Trong phạm vi đề tài này, tác giả nghiên cứu sử dụng 1 bảng câu hỏi đánh giá chất lượng đội ngũ CCVC như sau:

a) Điều tra công chức, viên chức với số phiếu phát ra: 62 phiếu

- Điều tra công chức của Sở: 30 phiểu + Lãnh đạo sở: 3 phiếu

+ Trưởng phòng và phó phòng: 12 + Chuyên viên: 15

- Điều tra tại Trung tâm Công nghệ thông tin + Lãnh đạo Trung tâm: 2 phiểu

+ Viên chức: 30

- Nội dung câu hỏi gồm 2 phần: Thông tin cá nhân và nội dung tự đánh giá theo các tiêu chí: kiến thức về chính trị, chuyên môn, các kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng mềm, ý thức kỷ luật…

b) Điều tra, khảo sát ý kiến của người dân khi đến làm việc tại Sở Thông tin và Truyền thông

- Số phiếu phát ra là 50 phiếu

- Nội dung điều tra: Đánh giá đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở qua:

+ Tiến độ và kết quả giải quyết công việc + Năng lực, trình độ chuyên môn

+ Tinh thần, tác phong khi giao tiếp làm việc với người dân

3.2.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phỏng vấn lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của sở để tìm hiểu về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức hiện nay.

Phương pháp được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến của các chuyên gia để đánh giá nội dung của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này bao gồm một số

bước cơ bản như : Lập danh sách những chuyên gia được hỏi ý kiến, xây dựng bảng câu hỏi, tổng hợp ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bảng tổng hợp kết quả đánh giá; tổng hợp các ý kiến đánh giá lần hai, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét và đánh giá chung về việc nâng cao năng lực của đội ngũ công chức, viên chức,giúp cho kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, toàn diện và hệ thống.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Dùng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với yêu cầu nghiên cứu.

- Xử lý và tính toán số liệu theo phần mềm EXCEL trên máy tính.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong quá trình làm việc.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề…. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở thông tin và truyền thông tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)