4.2.1. Yếu tố khách quan
Những phát triển mạnh mẽ về khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại mà ở trong tất cả các lĩnh vực khác với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông, toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội và và thách thức to lớn. Trước hết, toàn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới phục vụ cho sự phát triển của kinh tế- xã hội của đất nước. Việc chuyển giao các dây chuyền công nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam như: công nghệ sản xuất thiết bị thông tin di động và các sản phẩm viễn thông (Samsung Việt Nam), công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần đưa các ngành này từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới.
Sự phát triển mạnh như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới đòi hỏi Việt Nam nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng phải ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, chức năng, nhiệm của của Sở Thông tin và Truyền thông cũng phải điều chỉnh tương ứng với đòi hỏi đó. Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC tại Sở cũng phải được đổi mới, hoàn thiện.
Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ cho những người làm công nghệ thông tin để thu hút, khuyến khích đội ngũ CCVC làm việc. Tình trạng nhiều CCVC có trình độ CNTT cao, nhưng sau khi vào làm việc một thời gian đã xin ra ngoài gây ra tình trạng chảy máu chất xám.
Hệ thống pháp luật về CCVC hiện nay đã tương đối đầy đủ nhưng chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng tới chất lượng công chức, viên chức nhà nước của tỉnh.
4.2.2. Yếu tố chủ quan
Công tác quản lý chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước chưa được quan tâm một cách đúng mức, điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CCVC của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.
4.2.2.1. Công tác tuyển dụng công chức, viên chức
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh căn cứ theo biên chế được sở Nội vụ giao, hàng năm Sở tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ và xây dựng đề án vị trí việc làm cho từng năm. Trong 3 năm 2015-2017, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức 1 đợt tuyển dụng cán bộ, công chức bằng hình thức thu hút nhân tài; xét tuyển đổi với viên chức. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh tuyển dụng được 02 công chức theo chế độ thu hút nhân tài; xét tuyển được 01 viên chức vào làm việc tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông.
Dù vậy công tác tuyển dụng vẫn còn chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn đến chất lượng một số CCVC còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác.
4.2.2.2. Công tác sử dụng công chức, viên chức
Tại sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh, qua khảo sát thực trạng hiện nay cho thấy, việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ở một số phòng ban, đơn vị sự nghiệp có tỷ lệ phù hợp với tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên còn một số cán bộ chưa được bố trí đúng với năng lực vị trí công tác.
Đến nay sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng quy trình sử dụng nhân sự theo đề án vị trí việc làm nhưng chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. Công tác quy hoạch, đào tạo phát triển và sử dụng đội ngũ cán bộ chất lượng cao chưa được quan tâm thường xuyên.
4.2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức
Trong những năm qua lãnh đạo sở cũng rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức nhưng so với yêu cầu thực tế công tác đào tạo vẫn còn một số hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là:
- Việc đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự gắn với sử dụng và đôi lúc còn tràn lan, nên còn tình trạng CCVC phải học qua nhiều khóa đào tạo, tốn nhiều thời gian nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc.
- Công chức, viên chức được cử đi đào tạo còn mang tính hình thức, chạy theo bằng cấp. Do đó, đa số công chức, viên chức sở Thông tin và Truyền thông được đào tạo xong nhưng vẫn không đáp ứng được vị trí công việc.
- Một bộ phận công chức, viên chức chưa có ý thức tự giác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; mặt khác, chưa có cơ chế chính sách để ràng buộc công chức, viên chức phải tự học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nội dung chương trình bồi dưỡng còn nhiều trùng lặp; còn mang nặng tính khái quát, chung chung, chưa đạt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng loại công chức, viên chức; còn mang nặng lý thuyết, thiếu đúc kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn; chưa chú trọng đào tạo kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ. Đặc biệt các lớp ngắn hạn, thời gian tổ chức hai đến ba ngày, nội dung tương đối nhiều, lớn tuổi, khả năng tiếp nhận của công chức, viên chức thì có hạn.
4.2.2.4. Quy hoạch công chức, viên chức
Trong những năm qua Sở Thông tin và Truyền thông hằng năm thường xuyên thực hiện công tác quy hoạch cán bộ ở tất cả các cấp theo hướng dẫn của Tỉnh ủy và UBND tỉnh theo đó, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện về phẩm chất chính trị; về năng lực; về hiểu biết; về tuổi đời; về trình độ đào tạo…
Giai đoạn 2015-2017 đã có 04 công chức, 01 viên chức được quy hoạch trưởng phòng và tương đương. 10 công chức và 01 viên chức quy hoạch phó phòng và tương đương
Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các chức danh vẫn còn có những hạn chế nhất định: Quy hoạch đa số là con lãnh đạo trong sở, hoặc lãnh đạo các đơn vị khác, chưa công khai, thiếu tầm nhìn, chưa căn cứ vào chất lượng và sự cần thiết của vị trí công việc. Chất lượng công tác quy hoạch tại các đơn vị, phòng Trung tâm còn nể nang, không đồng đều về trình độ đào tạo và cơ cấu cán bộ trong quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cũng được rà soát, tiến hành thường xuyên, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ trong tình hình mới. Trong 3 năm qua, đã tiến hành bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại cho 01 Lãnh đạo Trung tâm; 02 Trưởng phòng sở. Nhìn chung công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cơ bản xuất phát từ nguồn quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo đúng hướng dẫn của Ban tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ.
4.3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH BẮC NINH
4.3.1. Định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh
Định hướng phát triển nâng cao chất lượng CCVC
- Hoàn thiện nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh phải hướng vào khắc phục các hạn chế của công tác quản lý nguồn lực.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC của Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh phải đảm bảo đáp ứng những vấn đề đặt ra về sự phát triển khoa học kỹ thuật trong tình hình mới.
- Hoàn thiện quản lý nhân lực tại Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh phải mang tính hệ thống và đồng bộ về các nội dung của công tác này. Từ xây dựng cơ chế chính sách và kế hoạch hóa nhân lực, tổ chức thực hiện cơ chế chính sách và kế hoạch hóa nhân lực, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện cơ chế chính sách và kế hoạch hóa nhân lực.
Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Tạo ra đội ngũ CCVC có chất lượng đủ về số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp, trình độ chuyên môn cao, thành thạo kỹ năng, có phẩm chất đạo đức tốt, năng động sáng tạo... đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong tình hình mới.
Mục tiêu cụ thể
Xây dựng đội ngũ CCVC có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH
Đội ngũ công chức, viên chức phải đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn. Phấn đấu đến năm 2025, đối với công chức, viên chức nhà nước, 1,6% có trình độ Tiến sĩ, 40% có trình độ chuyên môn thạc sĩ, 100% có trình độ đại học, 20% có trình độ cao cấp chính trị, 90% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
- Phát triển mạnh dịch vụ bưu chính điện tử; triển khai tự động hóa trong cung cấp dịch vụ (tự động hóa cấp tỉnh); xây dựng mạng truyền dẫn quang, đảm bảo đến năm 2020 100% số xã tổ chức được hội nghị truyền hình trực tuyến qua mạng; mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới viễn thông.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị cơ quan nhà nước cấp Sở, ngành, huyện/thị, thành phố. Hoàn thiện hạ tầng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đến các đơn vị cấp xã/phường, thị trấn, xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia; đầu tư xây dựng 1 - 2 trung tâm đào tạo công nghệ thông tin tỉnh. Phát triển thương mại điện tử trên toàn tỉnh, hoàn thiện triển khai cổng thông tin điện tử tại 80% phường trên địa bàn tỉnh vào năm 2020.
4.3.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh
Trong nội dung của Luận văn này, căn cứ vào kết quả phân tích, thực trạng và nhu cầu thực tế, tác giả đề xuất một số giải pháp mang tính cấp bách mà Sở Thông tin và Truyền thông đang rất cần để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.
4.3.2.1. Hoàn thiện đề án vị trí việc làm
Mục tiêu: Do đề án vị trí việc làm xây dựng từ năm 2014, đến nay không còn phù hợp với thay đổi mới về chức năng nhiệm vụ, vì vậy cần xây dựng lại đề án vị trí việc làm. Đề án phải xây dựng, quy định rõ khung năng lực, xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, bậc trong các cơ quan, đơn vị tổ chức. Trên cơ sở đó xây dựng định mức biên chế của cơ quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Gắn với tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đề án vị trí việc làm sẽ góp phần nâng cao nhận thức và nhận rõ tầm quan trọng của Đề án vị trí việc làm đối với Lãnh đạo Sở cũng như toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong Sở.
Nội dung giải pháp: Đề án vi trí việc làm phải:
- Xác định khung vị trí việc làm cần thiết: Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành; Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động; Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ phục vụ.
- Mô tả công việc của từng vị trí việc làm: Liệt kê các công việc chính, cơ bản của một chức danh hoặc chức vụ; Các nhiệm vụ khác (phối hợp, đột xuất, tham gia, khảo sát, nắm tình hình thực tế cơ sở); Mô tả công việc theo nội dung, quy trình, thủ tục, thời gian xử lý, sản phẩm đầu ra hay kết quả công việc thực hiện theo vị trí việc làm; Điều kiện làm việc; Kết quả chung sản phẩm phải đạt được theo vị trí việc làm trong ngày, tháng, năm
- Khung năng lực của từng vị trí việc làm: Khung năng lực của từng vị trí việc làm được xây dựng căn cứ trên cơ sở yêu cầu thực hiện công việc, được phản ánh trên bản mô tả công việc tương ứng, gồm các năng lực và kỹ năng cần có để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Xác định biên chế và số lượng người làm việc của sở. - Xác định cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp.
Biểu mẫu đề án vị trí việc làm đối với công chức STT Tên vị trí việc làm Trình độ chuyên môn Ngạch Lý luận chính trị Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Nhiệm vụ cụ thể Yêu cầu năng lực Sản phẩm đầu ra Kết quả trong năm Số lượng biên chế Ghi chú 1 Giám đốc sở 2 Phó Giám đốc sở 3 Chánh văn phòng Sở 4 Trưởng phòng Sở 5 Chánh thanh tra Sở 6 Phó trưởng phòng Sở 7 Chuyên viên phòng CNTT 8 Chuyên viên phòng Bưu chính -VT- Internet 9 Chuyên viên phòng Kế hoạch-tài chính 10 Chuyên viên phòng Thông tin-Báo chí-Xuất bản
11 Chuyên viên phòng thanh tra
12 Chuyên viên văn phòng
13 Công tác phục vụ
Biểu mẫu đề án vị trí việc làm với viên chức STT Tên vị trí việc làm Trình độ chuyên môn Chức danh lãnh đạo quản lý (nếu có) Chức danh nghề nghiệp tương ứng Hạng của chức danh nghề nghiệp Lý luận chính trị Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Nhiệm vụ cụ thể Yêu cầu năng lực Sản phẩm đầu ra Kết quả trong năm Số lượng biên chế Ghi chú
1 Giám đốc Trung tâm
2 Phó giám đốc TT 3 Trưởng phòng TT 4 Phó trưởng phòng TT 5 Viên chức phòng quản trị hệ thống 6 Viên chức phòng phần mềm
7 Viên chức phòng Đào tạo
8 Viên chức phòng Tư vấn 9 Viên chức văn phòng 10 Viên chức phòng truyền thông 11 Công tác phục vụ download by : skknchat@gmail.com
4.3.2.2. Hoàn thiện công tác bố trí, sử dụng công chức, viên chức
Mục tiêu: Thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bố trí CCVC theo vị trí việc làm một cách khoa học, hợp lý sẽ đảm bảo đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng hoạt động của Sở.
Nội dung giải pháp:
Đối với công chức:
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị (Giám đốc Sở) trong việc bố trí và sử dụng đội ngũ CC tại đơn vị mình. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sẽ được đánh giá qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đơn vị cũng như của công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý. - Nâng cao chất lượng các khâu của công tác cán bộ, công chức trọng tâm là công tác đánh giá và bổ nhiệm cán bộ, công chức; lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo năng lực cán bộ, công chức; thực hiện bổ nhiệm một số chức danh lãnh đạo cấp phòng không phải người địa phương; thí điểm thi tuyển một số vị trí cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng của sở. Đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng.
- Khi thực hiện điều động, luân chuyển, biệt phái phải căn cứ vào nhu cầu công tác của cơ quan, đơn vị và trình độ, năng lực của công chức. Bên cạnh các