3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1.1. Số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng cán bộ, và các vấn đề liên quan được thu thập tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh và một số sở trong tỉnh, sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh khác, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong luận văn này tác giả sử dụng các dữ liệu và thông tin, số liệu thứ cấp. Các dữ liệu thứ cấp này được thu thập từ các văn bản quản lý nhà nước có liên quan, các công trình nghiên cứu, các báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh.
Dữ liệu thứ cấp sử dụng từ nhiều nguồn cung cấp, cần phải sắp xếp các loại dữ liệu này một cách có hệ thống để việc nghiên cứu được dễ dàng hơn.
Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp được sắp xếp như sau:
- Bước thứ nhất xác định dữ liệu cần cho nghiên cứu đề tài. Bước này tuy đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa quyết định cho quá trình nghiên cứu. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự lựa chọn cẩn thận, chỉ chọn những thông tin cần thiết.
- Bước thứ hai xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong (xác định rõ về chủng loại và nguồn cung cấp).
- Bước thứ ba tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp: Trong quá trình tiến hành thu thập thông tin, các loại dữ liệu thứ cấp cần phải được sao chụp hoặc chép tay. Tất cả các dữ liệu được thu thập được tóm lược hoặc đưa và bằng để tiện việc sử dụng.
- Bước thứ tư tiến hành nghiên cứu chi tiết dữ liệu thứ cấp, bao gồm xác định giá trị của dữ liệu, xem lại mục tiêu nghiên cứu, đánh giá vấn đề nghiên cứu thông qua xử lý, sử dụng dữ liệu. Bước nghiên cứu giá trị dữ liệu nhằm xem xét độ chính xác của các dữ liệu thu thập, bởi vì có những dữ liệu xuất phát từ những cuộc nghiên cứu với mục tiêu khác với mục tiêu nghiên cứu.
- Hình thành các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ các nguồn tư liệu gốc.
3.2.1.2. Số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp này liên quan đến việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ người được nghiên cứu thông qua khảo sát, điều tra (sử dụng câu hỏi và phỏng vấn) theo bảng hỏi được thiết kế sẵn. Trong phạm vi đề tài này, tác giả nghiên cứu sử dụng 1 bảng câu hỏi đánh giá chất lượng đội ngũ CCVC như sau:
a) Điều tra công chức, viên chức với số phiếu phát ra: 62 phiếu
- Điều tra công chức của Sở: 30 phiểu + Lãnh đạo sở: 3 phiếu
+ Trưởng phòng và phó phòng: 12 + Chuyên viên: 15
- Điều tra tại Trung tâm Công nghệ thông tin + Lãnh đạo Trung tâm: 2 phiểu
+ Viên chức: 30
- Nội dung câu hỏi gồm 2 phần: Thông tin cá nhân và nội dung tự đánh giá theo các tiêu chí: kiến thức về chính trị, chuyên môn, các kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng mềm, ý thức kỷ luật…
b) Điều tra, khảo sát ý kiến của người dân khi đến làm việc tại Sở Thông tin và Truyền thông
- Số phiếu phát ra là 50 phiếu
- Nội dung điều tra: Đánh giá đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở qua:
+ Tiến độ và kết quả giải quyết công việc + Năng lực, trình độ chuyên môn
+ Tinh thần, tác phong khi giao tiếp làm việc với người dân
3.2.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phỏng vấn lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của sở để tìm hiểu về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức hiện nay.
Phương pháp được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến của các chuyên gia để đánh giá nội dung của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này bao gồm một số
bước cơ bản như : Lập danh sách những chuyên gia được hỏi ý kiến, xây dựng bảng câu hỏi, tổng hợp ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bảng tổng hợp kết quả đánh giá; tổng hợp các ý kiến đánh giá lần hai, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét và đánh giá chung về việc nâng cao năng lực của đội ngũ công chức, viên chức,giúp cho kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, toàn diện và hệ thống.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Dùng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với yêu cầu nghiên cứu.
- Xử lý và tính toán số liệu theo phần mềm EXCEL trên máy tính.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong quá trình làm việc.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề…. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh trong thời gian tới.
3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá tổng quan về chất lượng đội ngũ CCVC, các chỉ tiêu để đánh giá năng lực của lãnh đạo, công chức, viên chức chúng ta áp dụng một số chỉ tiêu sau:
Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng - Số lượng công chức, viên chức
- Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng
-Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: tỷ lệ trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp;
- Trình độ lý luận chính trị: tỷ lệ trình độ cao cấp, trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị.
- Trình độ ngoại ngữ và tin học ở bậc đại học và chứng chỉ; Nhóm tiêu chí khác
- Sức khỏe: Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng để hoàn thành công việc, để có thể làm việc với áp lực cao.
- Kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho công việc (kỹ năng xử lý công việc, công tác tham mưu, soạn thảo văn bản xây dựng báo cáo, giao tiếp…). Đây là những “kỹ năng mềm” phục vụ cho công việc và phát huy năng lực bản thân cho đội ngũ công chức, viên chức trong từng vai trò của mình.
Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
- Cơ cấu CCVC chia theo giới tính, độ tuổi, trình độ lý luận chính trị… - Tỷ lệ CCVC được học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên viên…
- Tỷ lệ kết quả đánh giá, xếp loại hằng năm của cán bộ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ theo sự đánh giá từ trên xuống (đánh giá của cán bộ cấp trên), đánh giá ngang (đánh của tổ chức và tự đánh giá) và đánh giá từ dưới lên (chịu sự đánh giá của người dân).
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH BẮC NINH. CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH BẮC NINH.
Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở có hai bộ phận cấu thành. Bộ phận thứ nhất là công chức nhà nước, chịu sự điều tiết về mặt lao động bởi các qui định của Pháp lệnh công chức. Công chức của Sở là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào ngạch chuyên viên, hành chính.
Bộ phận thứ hai là viên chức thực thi các công việc chuyên môn, nghiệp vụ, chịu sự quản lý, điều tiết bởi qui định của Luật viên chức.
4.1.1. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức
Hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông được giao chỉ tiêu biên chế và định mức quĩ lương tương ứng. Trên cơ sở định mức biên chế đó nên số lượng nhân lực của Sở tương đổi ổn định qua các năm. Sự tăng, giảm nhân sự chủ yếu là do bổ sung thiếu hụt tự nhiên hoặc điều chuyển từ các đơn vị trong nội bộ, thuyên chuyển công tác. Mặc dù nhu cầu bổ sung thêm nhân lực là thực tế, xuất phát từ sự gia tăng các nghiệp vụ mới và yêu cầu của công tác. Do số lượng nhân lực của Sở có biến động không đáng kể qua các năm, nên việc bố trí cơ cấu đội ngũ nhân lực có vai trò rất quan trọng, vì cơ cấu hợp lý về chất lượng và số lượng của đội ngũ sẽ tạo ra sức mạnh cho tổ chức.
Đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh được hình thành từ nhiều nguồn: chia tách, luân chuyển, điều động và tuyển dụng mới... Nhìn chung,đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh có số lượng không lớn.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh có 6 phòng, và 01 trung tâm, đơn vị trực thuộc được UBND tỉnh giao chỉ tiêu biên chế và cấp phát quỹ tiền lương.
- Tổng biên chế quản lý hành chính và sự nghiệp của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh hiện tại được UBND tỉnh giao: 70 người, trong đó:
+ Đơn vị sự nghiệp: 40 người;
- Hiện tại thực tế Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh đang sử dụng 62 người, trong đó:
+ Đơn vị quản lý hành chính: 30 người; + Đơn vị sự nghiệp: 32 người.
Qua số liệu Bảng 4.1 thể hiện số lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh theo các phòng, đơn vị từ năm 2015 đến năm 2017. Kết quả cho thấy số công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tương đối ổn định, hàng năm có tăng nhưng không nhiều do chịu sự tác động của việc chuyển công tác, tuyển dụng mới. Năm 2017, số lượng công chức, viên chức ở các phòng ban, đơn vị sự nghiệp giữ nguyên so với năm 2016, so với năm 2015 tăng 02 người.
Bảng 4. 1. Số lượng công chức viên chức Sở Thông tin và Truyền thông từ năm 2015-2017 tỉnh Bắc Ninh
Đơn vị tính: Người 2015 2016 2017 So sánh (%) Số lượn g Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2016/2015 2017/2016 Công chức 29 48,3 30 48,3 30 48,3 103,4 100 Viên chức 31 51,7 32 51,7 32 51,7 103,2 100 Tổng số 60 100 62 100 62 100 103,3 100
Nguồn văn phòng STT&TT
- Cơ cấu CCVC trong các phòng ban
- Qua bảng 4.2 ta thấy1 tổng số CCCV của Sở Thông tin và Truyền thông tại thời điểm năm 2017 là 62 người, trong đó:
+ Lãnh đạo Sở: 03 công chức
+ Văn phòng Sở: 05 công chức, (01 viên chức được biệt phái công tác từ Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông)
+ Phòng Công nghệ thông tin: 05 công chức (ngoài ra có 01 viên chức được biệt phái công tác từ Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông).
Bảng 4. 2. Số lượng CCVC các phòng ban trong những năm 2015-2017 Đơn vị tính: Người Các phòng, bộ phận, đơn vị 2015 2016 2017 So sánh 2015-2017 CC VC Tổng CC VC Tổng CC VC Tổng +/- % 1. Lãnh đạo Sở 3 3 3 3 3 3 0 0 2. Văn phòng sở 5 1 6 5 1 6 5 1 6 0 0
3. Phòng Bưu chính,viễn thông 5 5 6 6 6 6 1 20
4. Phòng Thông tin - Báo chí xuất bản 4 2 6 4 1 5 4 1 5 0 0
5. Phòng Công nghệ thông tin 5 1 6 5 1 6 5 1 6 0 0
6. Phòng Phòng kế hoạch tài chinh 3 1 4 3 1 4 3 1 4 0 0
7. Thanh tra sở 3 3 3 3 3 3 0 0
8. Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông 1 26 27 1 28 29 1 28 29 1 3.22
Tổng số 29 31 60 30 32 62 30 32 62 2 3.33
Nguồn: Văn phòng STT&TT
+ Phòng Thanh tra: 03 công chức.
+ Phòng Thông tin - Báo chí - xuất bản: 04 công chức (ngoài ra có 01 viên chức được biệt phát công tác từ Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông).
+ Phòng Bưu chính -Viễn thông : 06 công chức.
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính: 03 công chức (ngoài ra có 01 viên chức được biệt phái công tác từ Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông)
+ Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông: 01 công chức, 32 viên chức, trong 32 viên chức, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông cử 4 viên chức biệt phái công tác tại các phòng thuộc Sở.
- Cơ cấu CCVC theo giới tính
Bảng 4. 3 Cơ cấu CCVC theo giới tính 2015-2017
Đơn vị tính: Người
Năm Tổng số người Giới tính
Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%)
2015 60 41 68,33 19 31,67
2016 62 42 67,74 20 32,26
2017 62 42 67,74 20 32,26
Nguồn: Văn phòng STT&TT
Cơ cấu giới tính đội ngũ CCVC Sở Thông tin và Truyền thông được thể hiện rõ hơn trong hình sau:
Mỗi người có khả năng và cường độ làm việc khác nhau, nam giới thì cường độ làm việc, sức dẻo dai hơn so với nữ giới, ngược lại nữ giới thì lại khéo léo, nhẹ nhàng hơn trong công việc.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, cơ cấu nguồn lực theo giới tính của Sở có tỷ lệ nam cao hơn nữ, năm 2017 nam chiếm 67,74% so với 32,26% của cán bộ nữ. Do đặc thù của ngành là chuyên về kỹ thuật nên tỷ lệ cán bộ nữ như vậy là không cao và cũng không có gì khó hiểu do công việc mang tính kỹ thuật nên phù hợp với nam hơn. Phụ nữ thường hạn chế về thể lực so với nam nên khó khăn trong những công việc đòi hỏi mang tính kỹ thuật. Tỷ lệ nam cao hơn nữ là điều kiện thuận lợi cho Sở trong việc cử người đi đào tạo và phát triển nguồn lực của mình do nam không phải liên quan đến việc nghỉ do sinh con.
- Cơ cấu CCVC theo độ tuổi
Bảng 4. 4 Cơ cấu CCVC theo độ tuổi năm 2017
Đơn vị tính: Người TT Tên đơn vị Tổng số Độ tuổi Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 50 Trên 50 tuổi 1 Lãnh đạo Sở 3 - 2 1 2 Văn Phòng 5 1 4 - 3 Phòng Thanh tra 3 - 3 -
4 Phòng Công nghệ thông tin 5 - 4 1
5 Phòng Thông tin – Báo chí – Xuất bản 4 - 3 1
6 Phòng Kế hoạch tài chính 3 - 3 -
7 Phòng Bưu chính viễn thông 6 - 6 -
8 Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông 33 12 21 -
Tổng số 62 13 46 3
Tỷ lệ (%) 100,0 20,96 74,2 4,84
Cơ cấu độ tuổi đội ngũ CCVC Sở Thông tin và Truyền thông được thể hiện rõ hơn trong hình sau:
5%
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu độ tuổi năm 2017
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, độ tuổi của Sở Thông tin và Truyền thông chủ yếu là cán bộ từ 31-50 chiếm 74,1% thuận lợi cho công tác phát triển, số lao động dưới 30 chiếm 20,96%, còn lại là trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ là 4,48%. Độ tuổi trẻ với đặc điểm nổi bật là ham học hỏi, dễ tiếp thu, tiếp cận những cái mới mà ngày nay công nghệ thay đổi theo từng ngày. Do vậy Sở nên có chương trình, kế hoạch đào tạo và có chiến lược phát triển nhằm nâng cao chất lượng CCVC để hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng về lâu dài.
Số CCVC có độ tuổi từ 31 đến dưới 50 là 46 người, độ tuổi này khả năng tiếp thu nhanh những cái mới, công nghệ mới. Họ đã được đào tạo bài bản và có