Bảng 4. 11 Kết quả đánh giá xếp loại CCVC các năm 2015-2017
2 Phó giám đốc TT
(3) Trưởng phòng chuyên môn; (4) Phó Trưởng phòng chuyên môn;
- Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệ (5 vị trí): (1) Quản trị hệ thống phần cứng;
(2) Ứng dụng và phát triển phần mềm;
(3) Đào tạo và chuyển giao công nghệ;
(4) Hỗ trợ và ứng cứu sự cố;
(5) Tư vấn các dự án liên quan CNTT, viễn thông.
- Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (6 vị trí): (1) Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương;
(2) Kế toán;
(3) Thủ quỹ;
(4) Văn thư;
(5) Hành chính văn phòng;
(6) Lái xe (HĐ 68).
3.1.4. Đặc điểm về CCVC ngành thông tin và truyền thông
Đặc điểm về CCVC ngành thông tin và truyền thông
Trong mỗi lĩnh vực, mỗi ngành đều có những đặc điểm riêng biệt, trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cũng vậy, với nhiều ngành nghề mới hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua như: công nghệ thông tin, viễn thông, internet, báo điện tử….thì nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này có những đặc điểm cơ bản như:
Thứ nhất, CCVC trong ngành thông tin và truyền thông (từ người kỹ sư, cử nhân CNTT đến những người ứng dụng thông tin và truyền thông trong chuyên môn) đều là những người được qua qua đào, thậm chí cần có sự đào tạo chuyên sâu. Trường hợp có một số người không qua đào tạo, bằng sự mày mò, sáng tạo vẫn làm việc và có kết quả tích cực trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là rất hiếm.
Thứ hai, CCVC trong ngành thông tin và truyền thông thường phải đầu tư hàm lượng chất xám cao, đặc biệt là lĩnh vực CNTT.
Thứ ba, một số lĩnh vực thông tin và truyền thông như báo chí, xuất bản là rất nhạy cảm, đòi hỏi CCVC phải có sự hiểu biết sâu rộng, nhạy bén, chắc chắn.
Về nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh, bao gồm những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị chuyên môn về thông tin và truyền thông như: Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan báo chí, phòng Văn hóa thông tin thuộc UBND cấp huyện, Đài phát thanh từ cấp huyện đến cấp xã, các phòng/đơn vị sự nghiệp về thông tin và truyền thông trong tỉnh…Ngoài ra còn có lực lượng cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin (các Sở, ban, ngành có 01 biên chế, UBND cấp huyện có 02 biên chế là cán bộ chuyên trách CNTT). Hầu hết CCVC thông tin và truyền thông trong các cơ quan Nhà nước là cán bộ trẻ, được đào tạo đúng chuyên ngành về thông tin và truyền thông như: công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tin học, công nghệ thông tin, toán tin ứng dụng, báo chí,…
3.1.5. Kết quả hoạt động của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh
Có thể nói, trong những năm qua ngành Thông tin và Truyền thông đã quyết tâm phấn đấu đẩy mạnh phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng, hoàn thành các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, vị thế ngành thông tin truyền thông được khẳng định và nâng cao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của tỉnh.
Công tác quản lý nhà nước về báo chí xuất bản, phát thanh truyền hình được quan tâm và ngày càng được hoàn thiện, góp phần đưa hoạt động của báo chí xuất bản trong tỉnh đi vào nền nếp, bảo đảm đúng định hướng chính trị, đúng tôn chỉ mục đích và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thông tin trên báo chí, góp phần ổn định và tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội. Chỉ đạo, phối hợp tốt trong
công tác thông tin tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong từng giai đoạn; hệ thống phát thanh truyền hình từ tỉnh đến cơ sở khẳng định là tiếng nói quan trọng của Đảng bộ, chính quyền các cấp và của nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông tiếp tục được tăng cường và mang lại hiệu quả rõ rệt,hiện trên địa bàn tỉnh có 8 doanh nghiệp bưu chính và 8 doanh nghiệp viễn thông, internet đang hoạt động, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích trong mọi mặt đời sống của người dân. Ước đến hết năm 2017: tổng doanh thu BCVT đạt gần 2000 tỷ đồng. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân trong tỉnh và công tác phòng, chống lụt, bão đảm bảo thông suốt, kịp thời.
Công nghiệp CNTT từng bước khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, những năm qua Bắc Ninh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT, điện tử trên thế giới như: Samsung, Microsoft, Canon, Foxconn… Các dự án sau khi đi vào hoạt động đã mang lại sự phát triển vượt bậc cho công nghiệp nói chung và công nghiệp CNTT điện tử của tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Việc ứng dụng CNTT điện tử cũng được các cơ quan, ban, ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai mạnh mẽ thông qua nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn. Qua đó, góp phần quan trọng đưa Bắc Ninh nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước về chỉ số sẵn phát triển và ứng dụng CNTT.
Công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, đã từng bước tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa đầu tư hạ tầng CNTT với triển khai hệ thống phần mềm ứng dụng. Mạng truyền số liệu chuyên dùng bằng cáp quang được triển khai tới 100% các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các xã trên toàn tỉnh; cấp trên 7.000 tài khoản thư điện tử. Triển khai phầm mềm quản lý văn bản điều hành cho 28 cơ quan, đơn vị; Hệ thống một cửa liên thông hiện đại triển khai tới 05 Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, 08 huyện, thị xã, thành phố và 58 UBND cấp xã. Việc ứng dụng hiệu quả các phầm mềm dùng chung đã góp phần tích cực đối với công tác CCHC, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ của bộ máy hành chính các cấp. Chỉ số VN ICT Index tỉnh Bắc Ninh liên tục nằm trong top 10 của cả nước.
Với những kết quả đã đạt được, Sở Thông tin và Truyền thông đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba; 07 lần được nhận Cờ thi đua, Bằng khen của UBND tỉnh và Bộ TT&TT; 02 cá nhân được Chủ tịch nước tặng
Huân chương lao động hạng Ba; 05 tập thể và cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 05 tập thể và cá nhân được Bộ trưởng Bộ TT&TT tặng Bằng khen; 08 tập thể và 30 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1.1. Số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng cán bộ, và các vấn đề liên quan được thu thập tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh và một số sở trong tỉnh, sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh khác, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong luận văn này tác giả sử dụng các dữ liệu và thông tin, số liệu thứ cấp. Các dữ liệu thứ cấp này được thu thập từ các văn bản quản lý nhà nước có liên quan, các công trình nghiên cứu, các báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh.
Dữ liệu thứ cấp sử dụng từ nhiều nguồn cung cấp, cần phải sắp xếp các loại dữ liệu này một cách có hệ thống để việc nghiên cứu được dễ dàng hơn.
Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp được sắp xếp như sau:
- Bước thứ nhất xác định dữ liệu cần cho nghiên cứu đề tài. Bước này tuy đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa quyết định cho quá trình nghiên cứu. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự lựa chọn cẩn thận, chỉ chọn những thông tin cần thiết.
- Bước thứ hai xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong (xác định rõ về chủng loại và nguồn cung cấp).
- Bước thứ ba tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp: Trong quá trình tiến hành thu thập thông tin, các loại dữ liệu thứ cấp cần phải được sao chụp hoặc chép tay. Tất cả các dữ liệu được thu thập được tóm lược hoặc đưa và bằng để tiện việc sử dụng.
- Bước thứ tư tiến hành nghiên cứu chi tiết dữ liệu thứ cấp, bao gồm xác định giá trị của dữ liệu, xem lại mục tiêu nghiên cứu, đánh giá vấn đề nghiên cứu thông qua xử lý, sử dụng dữ liệu. Bước nghiên cứu giá trị dữ liệu nhằm xem xét độ chính xác của các dữ liệu thu thập, bởi vì có những dữ liệu xuất phát từ những cuộc nghiên cứu với mục tiêu khác với mục tiêu nghiên cứu.
- Hình thành các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ các nguồn tư liệu gốc.
3.2.1.2. Số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp này liên quan đến việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ người được nghiên cứu thông qua khảo sát, điều tra (sử dụng câu hỏi và phỏng vấn) theo bảng hỏi được thiết kế sẵn. Trong phạm vi đề tài này, tác giả nghiên cứu sử dụng 1 bảng câu hỏi đánh giá chất lượng đội ngũ CCVC như sau:
a) Điều tra công chức, viên chức với số phiếu phát ra: 62 phiếu
- Điều tra công chức của Sở: 30 phiểu + Lãnh đạo sở: 3 phiếu
+ Trưởng phòng và phó phòng: 12 + Chuyên viên: 15
- Điều tra tại Trung tâm Công nghệ thông tin + Lãnh đạo Trung tâm: 2 phiểu
+ Viên chức: 30
- Nội dung câu hỏi gồm 2 phần: Thông tin cá nhân và nội dung tự đánh giá theo các tiêu chí: kiến thức về chính trị, chuyên môn, các kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng mềm, ý thức kỷ luật…
b) Điều tra, khảo sát ý kiến của người dân khi đến làm việc tại Sở Thông tin và Truyền thông
- Số phiếu phát ra là 50 phiếu
- Nội dung điều tra: Đánh giá đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở qua:
+ Tiến độ và kết quả giải quyết công việc + Năng lực, trình độ chuyên môn
+ Tinh thần, tác phong khi giao tiếp làm việc với người dân
3.2.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phỏng vấn lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của sở để tìm hiểu về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức hiện nay.
Phương pháp được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến của các chuyên gia để đánh giá nội dung của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này bao gồm một số
bước cơ bản như : Lập danh sách những chuyên gia được hỏi ý kiến, xây dựng bảng câu hỏi, tổng hợp ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bảng tổng hợp kết quả đánh giá; tổng hợp các ý kiến đánh giá lần hai, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét và đánh giá chung về việc nâng cao năng lực của đội ngũ công chức, viên chức,giúp cho kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, toàn diện và hệ thống.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Dùng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với yêu cầu nghiên cứu.
- Xử lý và tính toán số liệu theo phần mềm EXCEL trên máy tính.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong quá trình làm việc.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề…. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh trong thời gian tới.
3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá tổng quan về chất lượng đội ngũ CCVC, các chỉ tiêu để đánh giá năng lực của lãnh đạo, công chức, viên chức chúng ta áp dụng một số chỉ tiêu sau:
Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng - Số lượng công chức, viên chức
- Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng
-Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: tỷ lệ trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp;
- Trình độ lý luận chính trị: tỷ lệ trình độ cao cấp, trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị.
- Trình độ ngoại ngữ và tin học ở bậc đại học và chứng chỉ; Nhóm tiêu chí khác
- Sức khỏe: Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng để hoàn thành công việc, để có thể làm việc với áp lực cao.
- Kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho công việc (kỹ năng xử lý công việc, công tác tham mưu, soạn thảo văn bản xây dựng báo cáo, giao tiếp…). Đây là những “kỹ năng mềm” phục vụ cho công việc và phát huy năng lực bản thân cho đội ngũ công chức, viên chức trong từng vai trò của mình.
Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
- Cơ cấu CCVC chia theo giới tính, độ tuổi, trình độ lý luận chính trị… - Tỷ lệ CCVC được học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên viên…
- Tỷ lệ kết quả đánh giá, xếp loại hằng năm của cán bộ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ theo sự đánh giá từ trên xuống (đánh giá của cán bộ cấp trên), đánh giá ngang (đánh của tổ chức và tự đánh giá) và đánh giá từ dưới lên (chịu sự đánh giá của người dân).
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH BẮC NINH. CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH BẮC NINH.
Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở có hai bộ phận cấu thành. Bộ phận thứ nhất là công chức nhà nước, chịu sự điều tiết về mặt lao động bởi các qui định của Pháp lệnh công chức. Công chức của Sở là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào ngạch chuyên viên, hành chính.
Bộ phận thứ hai là viên chức thực thi các công việc chuyên môn, nghiệp vụ, chịu sự quản lý, điều tiết bởi qui định của Luật viên chức.
4.1.1. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức
Hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông được giao chỉ tiêu biên chế và định mức quĩ lương tương ứng. Trên cơ sở định mức biên chế đó nên số lượng nhân lực của Sở tương đổi ổn định qua các năm. Sự tăng, giảm nhân sự chủ yếu là do bổ sung thiếu hụt tự nhiên hoặc điều chuyển từ các đơn vị trong nội bộ, thuyên chuyển công tác. Mặc dù nhu cầu bổ sung thêm nhân lực là thực tế, xuất phát từ sự gia tăng các nghiệp vụ mới và yêu cầu của công tác. Do số lượng nhân lực của Sở có biến động không đáng kể qua các năm, nên việc bố trí cơ cấu đội ngũ nhân lực có vai trò rất quan trọng, vì cơ cấu hợp lý về chất lượng và số lượng của đội ngũ sẽ tạo ra sức mạnh cho tổ chức.
Đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc